Ma trận nhân tố xoay của thang đo lãnh đạo mới về chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của các thành phần lãnh đạo mới về chất tới sự tín nhiệm và gắn kết cảm xúc của nhân viên (Trang 70 - 75)

tuyến tính của các nhân tố với các biến quan sát. Căn cứ vào các bảng thống kê tại Phụ lục 7 đã cho thấy:

Thứ nhất: Hệ số KMO (Kaiser-Meyer- Olkin) = 0.939> 0.5 và mức ý nghĩa kiểm định Bartlett’s ≤ 0.05 (Bảng 1 - Phụ lục 7) như vậy các biến số quan sát trong nghiên cứu này phù hợp với phương pháp trích nhân tố.

Thứ hai: Giá trị riêng của nhân tố thứ tư đạt 1.042 > 1, như vậy đảm bảo có bốn nhân tố được trích (Bảng 2 – Phụ lục 7).

Thứ ba, tổng phương sai trích của bốn nhân tố đạt 60.116% đảm bảo lớn hơn 50% (Bảng 2 – Phụ lục 7).

Bảng 4.11: Ma trận nhân tố xoay của thang đo lãnh đạo mới về chất Nhân tố Nhân tố 1 2 3 4 IA3 0.724 0.032 0.110 -0.026 IA1 0.578 0.277 0.165 -0.081 IA2 0.543 0.129 0.193 0.133 IM3 0.277 0.732 0.056 0.031 IB4 -0.127 0.730 0.380 0.019 IM1 0.450 0.686 -0.084 0.037 IM4 -0.055 0.665 0.254 -0.051 IB1 -0.068 0.635 0.284 -0.021 IM2 0.274 0.591 0.117 0.078 IS2 0.136 0.019 0.727 0.037 IS4 0.041 0.037 0.712 -0.177 IB3 -0.037 -0.051 0.704 0.189 IS1 -0.029 0.085 0.684 0.049 IB2 0.205 0.153 0.639 0.205 IS3 0.071 0.044 0.578 0.003 IC3 -0.087 0.022 -0.024 0.729 IC4 0.119 -0.046 -0.057 0.694 IC1 0.433 0.041 0.161 0.653 IC2 -0.096 -0.037 0.004 0.618 Nguồn: Bảng 25 Phụ lục 6

Như vậy, thang đo lãnh đạo mới về chất sau khi đánh giá bao gồm bốn nhân tố:

Nhân tố 1 (ký hiệu F1):

Bao gồm: IA1, IA2, IA3. Nhân tố này vẫn giữ nguyên ba biến quan sát như ban đầu, khơng có biến nào được thêm vào cũng như không thấy xuất hiện nên ý nghĩa chính của ba biến quan sát cấu thành nên nhân tố 1 vẫn đảm bảo được đặc tính hấp dẫn bằng phẩm chất. Vì vậy, nhân tố F1 vẫn được đặt tên là “Hấp dẫn bằng phẩm chất”.

Nhân tố 2 (Ký hiệu F2):

Bao gồm: IM1, IM2, IM3, IM4, IB1 và IB4. Như vậy, nhân tố này đã có sự kết hợp của cả bốn biến trong thành phần “Truyền cảm hứng” và hai biến trong thành phần “Hấp dẫn bằng hành vi”. Hai item IB1 và IB4 mang ý nghĩa lãnh đạo hấp dẫn bằng hành vi có phần liên quan đến việc truyền cảm hứng đến nhân viên. Căn cứ vào ý nghĩa của từng item cấu thành nên nhân tố 2, nhân tố này được đặt tên là “Truyền cảm hứng bằng hành vi”.

Nhân tố 3 (Ký hiệu F3):

Bao gồm: IS1, IS2, IS3, IS4, IB2 và IB3. Như vậy, nhân tố này đã có sự kết hợp của cả bốn biến trong thành phần “Kích thích trí tuệ” và hai biến cịn lại trong thành phần “Hấp dẫn bằng hành vi”. Hai item IB2 và IB3 mang ý nghĩa lãnh đạo hấp dẫn bằng hành vi có phần liên quan đến việc kích thích trí tuệ của nhân viên. Căn cứ vào ý nghĩa của từng item cấu thành nên nhân tố 3, nhân tố này được đặt tên là “Kích thích trí tuệ bằng hành vi”.

Nhân tố 4 (Ký hiệu F4):

Bao gồm: IC1, IC2, IC3, IC4. Nhân tố này vẫn giữ nguyên bốn biến quan sát như ban đầu, khơng có biến nào được thêm vào cũng như không thấy xuất hiện nên ý nghĩa chính của bốn biến quan sát cấu thành nên nhân tố 4 vẫn đảm bảo được đặc tính quan tâm đến từng cá nhân. Vì vậy, nhân tố F4 vẫn được đặt tên là “Quan tâm đến từng cá nhân”.

Bảng ma trận nhân tố xoay 4.12 cho kết quả hai nhân tố của thang đo sự tín nhiệm được trích như sau:

Bảng 4.12: Ma trận nhân tố xoay của thang đo sự tín nhiệm Nhân tố 1 2 AT2 0.774 0.208 AT1 0.737 0.189 CT3 0.727 0.049 AT4 0.698 0.205 AT3 0.608 0.432 CT2 0.085 0.836 CT5 0.153 0.753 CT1 0.044 0.716 CT4 0.022 0.628 Nguồn: Bảng 26 Phụ lục 6

Như vậy, thang đo sự tín nhiệm sau khi đánh giá bao gồm hai nhân tố:

Nhân tố 1 (ký hiệu Y1.1):

Bao gồm: AT1, AT2, AT3, AT4 và CT3. Như vậy, nhân tố này đã có sự kết hợp của cả bốn biến trong thành phần “Tín nhiệm từ cảm xúc” và một biến trong thành phần “Tín nhiệm từ nhận thức”. Item CT3 mang ý nghĩa lãnh đạo được tín nhiệm có phần xuất phát từ cảm xúc của nhân viên. Căn cứ vào ý nghĩa của từng item cấu thành nên nhân tố 1 của thang đo này, nhân tố này vẫn được đặt tên là “Tín nhiệm từ cảm xúc”.

Nhân tố 2 (Ký hiệu Y1.2):

Bao gồm: CT1, CT2, CT4 và CT5. Mặc dù trong nhân tố này không xuất hiện biến quan sát CT3, tuy nhiên, ý nghĩa chính của bốn biến quan sát cấu thành nên nhân tố 2 của thang đo này vẫn đảm bảo được tín nhiệm từ nhận thức. Vì vậy, nhân tố này vẫn được đặt tên là “Tín nhiệm từ nhận thức”.

Sau khi có các nhân tố mới, kết quả Cronbach alpha trên từng nhân tố và kết quả là các nhân tố mới này đều đảm bảo độ tin cậy cũng như là không loại thêm biến rác nào ra khỏi nhân tố. Kết quả Cronbach alpha cho kết quả tại Phụ lục 7.

4.4. Mơ hình nghiên cứu điều chỉnh

Căn cứ vào mơ hình nghiên cứu lý thuyết tại Chương 3 và kết quả phân tích nhân tố khám phá tại mục 4.3, Mơ hình nghiên cứu được điều chỉnh lại như sau:

Hình 4.1: Mơ hình nghiên cứu điều chỉnh Các giả thuyết nghiên cứu điều chỉnh:

Do mơ hình đã được điều chỉnh nên các giả thuyết nghiên cứu mới được phát biểu như sau:

H1: Hấp dẫn bằng phẩm chất có mối tương quan dương với tín nhiệm từ cảm xúc; H2: Truyền cảm hứng bằng hành vi có mối tương quan dương với tín nhiệm từ cảm xúc; H3: Kích thích trí tuệ bằng hành vi có mối tương quan dương với tín nhiệm từ cảm xúc; H4: Quan tâm đến từng cá nhân có mối tương quan dương với tín nhiệm từ cảm xúc; H5: Hấp dẫn bằng phẩm chất có mối tương quan dương với tín nhiệm từ nhận thức; H6: Truyền cảm hứng bằng hành vi có mối tương quan dương với tín nhiệm từ nhận thức; H7: Kích thích trí tuệ bằng hành vi có mối tương quan dương với tín nhiệm từ nhận thức; H8: Quan tâm đến từng cá nhân có mối tương quan dương với tín nhiệm từ nhận thức; H9: Hấp dẫn bằng phẩm chất có mối tương quan dương với gắn kết cảm xúc;

H10: Truyền cảm hứng bằng hành vi có mối tương quan dương với gắn kết cảm xúc; H11: Kích thích trí tuệ bằng hành vi có mối tương quan dương với gắn kết cảm xúc; H12: Quan tâm đến từng cá nhân có mối tương quan dương với gắn kết cảm xúc;

4.5. Phân tích hồi quy

4.5.1. Thống kê mơ tả các nhân tố trong mơ hình hồi quy

Trước khi thực hiện việc hồi quy, đề tài thực hiện việc mô tả các nhân tố trong mơ hình hồi quy để mơ tả tổng thể giá trị đạt được của từng nhân tố chính tại bảng 4.13 dưới đây.

Bảng 4.13: Thống kê mô tả các nhân tố trong mơ hình hồi quy

Biến số Ký hiệu N Min Max Mean Std. De

Hấp dẫn bằng phẩm chất F1 469 1.33 4.67 2.860 0.746 Truyền cảm hứng bằng hành vi F2 469 1.33 4.83 3.452 0.725 Kích thích trí tuệ bằng hành vi F3 469 1.50 4.67 3.444 0.698 Quan tâm đến từng cá nhân F4 469 1.25 4.75 2.879 0.791 Tín nhiệm từ cảm xúc Y1.1 469 1.20 4.80 3.304 0.758 Tín nhiệm từ nhận thức Y1.2 469 1.25 4.75 3.391 0.754 Gắn kết cảm xúc Y2 469 1.00 5.00 3.373 0.660 Nguồn: Bảng 27 Phụ lục 6

Giá trị trung bình của các nhân tố đại diện cho lãnh đạo mới về chất đã cho kết quả xoay quanh giá trị trung bình kỳ vọng (3 điểm mức độ đồng ý), nhưng các giá trị khá thấp, khơng có trường hợp nào đạt tới 3.5; trong đó cao nhất là nhân tố “Truyền cảm hứng bằng hành vi” với mức 3.452 và thấp nhất là hai nhân tố không đạt được giá trị trung bình kỳ vọng: “Hấp dẫn bằng phẩm chất” đạt mức 2.860 và “Quan tâm đến từng cá nhân” đạt mức 2.879 trên năm điểm. Điều này cho thấy tại thời điểm khảo sát, có thể bản thân người được khảo sát cảm nhận về các yếu tố thuộc về lãnh đạo mới về chất tương đối hài lòng đối với khả năng truyền cảm hứng bằng hành vi và kích thích trí tuệ bằng hành vi, nhưng chưa bằng lòng với khả năng hấp dẫn bằng phẩm chất và quan tâm đến từng cá nhân của lãnh đạo. Đứng ở góc độ quản lý, điều này rất đáng được quan tâm bởi một khi nhà lãnh đạo khơng được đánh giá tốt sẽ có những ảnh hưởng nhất định tới sự tín nhiệm và gắn kết cảm xúc của nhân viên dưới quyền.

4.5.2. Phân tích ma trận tương quan các biến số độc lập

Phân tích ma trận tương quan giữa các biến số độc lập là một bước cần thiết trước khi phân tích hồi quy. Ngồi việc cho biết mối tương quan cặp giữa các biến số, nó cũng là một chỉ báo cần thiết về hiện tượng đa cộng tuyến trong phân tích hồi quy nếu tương quan cặp của các biến số là rất cao. Kết quả phân tích tương quan được thể hiện ở bảng 4.14 như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của các thành phần lãnh đạo mới về chất tới sự tín nhiệm và gắn kết cảm xúc của nhân viên (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)