2.3.1. Công cụ thu thập dữ liệu
Để đạt được mục tiêu của đề tài, một bảng câu hỏi chi tiết (chính thức) đã được chuẩn bị cho cuộc khảo sát. Bảng câu hỏi chính thức được chia thành 3 phần:
Phần 1: Người trả lời sẽ được hỏi về ngân hàng mà họ giao dịch thường xuyên nhất
Phần 2: Người trả lời sẽ được hỏi để đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn ngân hàng của họ thông qua 48 câu hỏi
được tạm chia thành 9 phần. Một thang đo Likert có biến thiên từ “Hồn tồn khơng quan trọng = 1” đến “Rất quan trọng = 5” được sử dụng để đo lường 48 yếu tố lựa chọn ngân hàng trong bảng câu hỏi.
Phần 2: Thu thập dữ liệu về nhân khẩu học của người trả lời (4 câu hỏi) Nội dung chi tiết của Bảng câu hỏi chính thức được trình bày ở Phụ lục 2.
2.3.2. Mẫu nghiên cứu và phương pháp thu thập dữ liệu
Mẫu nghiên cứu:
Mẫu của nghiên cứu này được chọn từ tất cả các học viên cao học và văn bằng 2 tại Trường đại học kinh tế Tp. HCM. Có một vài lý do tại sao mẫu được chọn như vậy. Trước tiên, thị trường học viên cao học và văn bằng 2 là một phân khúc thị trường đem lại lợi nhuận cho ngân hàng do họ là những người trẻ có học vấn, thu nhập tương đối cao và sức mua lớn.
Thứ hai, hầu hết các học viên đều có nhu cầu sử dụng tài khoản ngân hàng để
giao dịch. Thứ ba, tiềm năng thu nhập và triển vọng nghề nghiệp của họ sẽ cao hơn trong tương lai. Cuối cùng, Trường đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh là một trường có lượng học viên đơng nhất trên cả nước.
Kích thước mẫu:
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, kích thước mẫu tùy thuộc vào phương pháp sử dụng trong phân tích và kích thước mẫu phải lớn. Tuy nhiên, kích thước mẫu bao nhiêu được gọi là lớn thì chưa rõ ràng. Theo Hair & cộng sự (2006) trích trong Nguyễn Đình Thọ (2011, trang 398) cho rằng để sử dụng phân tích nhân tố khám phá (EFA), kích thước mẫu tối thiểu là 50, tốt hơn là 100 và tỉ lệ quan sát/biến đo lường tối thiểu là 5:1, nghĩa là 1 biến đo lường cần tối thiểu là 5 quan sát. Trên cở sở đó, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu với cỡ mẫu là 272.
Phương pháp thu thập dữ liệu:
Như nhiều nghiên cứu khác, dữ liệu được tập hợp thông qua phương pháp lấy mẫu thuận tiện phi xác xuất. Để đạt được 272 mẫu đề ra, tổng cộng 330 bảng câu hỏi được phân phối đến các học viên trong suốt 20 phút giải lao của lớp học. Người
nghiên cứu sẽ đọc sự chỉ dẫn trước lớp, thơng tin mục đích của nghiên cứu và khuyến khích họ tham gia nghiên cứu này.
Trong 330 bảng câu hỏi được phân phối thì có 290 bảng được thu về. Sau khi kiểm tra bảng trả lời, 18 bảng trả lời khơng đạt u bị loại đi do có ơ trống, kết quả tác giả được 272 bảng trả lời có thể sử dụng để tiến hành nhập liệu.
2.3.3. Phuơng pháp phân tích dữ liệu
Sau khi nhận lại bảng câu hỏi được phỏng vấn, các bảng câu hỏi đuợc xem xét và loại đi những bản câu hỏi khơng đạt u cầu. Sau đó, dữ liệu được mã hóa, nhập liệu và làm sạch dữ liệu bằng phần mềm SPSS phiên bản 20.
Thông qua các cơng cụ phân tích dữ liệu của phần mềm SPSS như các thống kê mô tả, bảng tần số, kiểm định độ tin cậy của các thang đo Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi qui đa biến và các phân tích khác (T-test, ANOVA,…), tác giả thực hiện các phân tích chính như sau:
Thứ nhất, tác giả sử dụng phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory
Factor Analysis) để đánh giá sơ bộ thang đo, thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu.
Thứ hai, tác giả sử dụng công cụ Cronbach’s Alpha để kiểm định độ tin cậy của thang đo. Nếu biến nào mà sự tồn tại của nó làm giảm Cronbach’s Alpha thì sẽ được loại bỏ để Cronbach’s Alpha tăng lên, các biến cịn lại giải thích rõ hơn về bản chất của khái niệm chung đó.
Thứ ba, tác giả chạy EFA và Cronbach’s Alpha để kiểm tra lại.
Thứ tư, tác giả sử dụng phân tích hồi quy đa biến cho các biến độc lập với biến
nghiên cứu tổng thể của mơ hình nghiên cứu để tìm ra mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập này như thế nào đến quyết định của khách hàng, từ đó đưa ra các đề xuất phù hợp.
Cuối cùng, tác giả sử dụng kiểm định Independent-Samples T test và kiểm định One way ANOVA, Kruskal - Wallis để xem xét ảnh hưởng của các biến định tính (giới tính, độ tuổi, thu nhập và loại hình cơng ty) đến các nhân tố.
CHƯƠNG 3
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN NGÂN HÀNG CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN
Chương này trình bày kết quả nghiên cứu của luận văn, thông tin mẫu nghiên cứu và kiểm định t và ANOVA cho các biến định tính. Kết quả nghiên cứu của đề tài trong chương 3 bao gồm (1) Đặc điểm mẫu khảo sát; (2) Phân tích nhân tố EFA lần 1; (3) Kiểm định mơ hình đo lường; (4) Phân tích nhân tố EFA lần 2; (5) Mức độ quan trọng của các yếu tố tác động, (6) Kiểm định T-test, ANOVA và Kruskal – Wallis; (7) Phân tích hồi quy. Phần mềm thống kê SPSS phiên bản 20 được sử dụng như là cơng cụ chính để thực hiện các phân tích.