Trong giai đoạn những năm 2001-2004 là giai đoạn khó khăn của ngành ngân hàng thế giới: suy giảm kinh tế thế giới, áp lực cạnh tranh gay gắt trên thị trường trong nuớc và quốc tế, giá cả trên thị trường cũng không ổn định, chiến tranh tại Irac… Tất cả những yếu tố trên đã tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của các hệ thống ngân hàng trên thế giới. ANZ Bank cũng không tránh khỏi ảnh hưởng xấu của tình hình trên.
Cũng trong giai đoạn này, sự sụt giảm của lãi suất thế giới dưới tác động của Cục dự trữ liên bang Mỹ với trên 11 lần cắt giảm lãi suất nhằm ngăn chặn đà suy thoái của nền kinh tế đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động huy động vốn của ANZ Bank nói riêng và hệ thống ngân hàng thế giới nói chung. Điều này khiến ANZ Bank phải điều chỉnh giảm huy động lãi suất ngoại tệ. Trong bối cảnh tỷ giá đôla Mỹ so với đồng đôla Australia tương đối ổn định, ANZ đã nhận định rằng giảm lãi suất tất yếu
sẽ kéo theo giảm nguồn vốn huy động ngoại tệ. Trong khi đó, cạnh tranh trên thị trường ngân hàng Australia nói riêng và thị trường thế giới nói chung lại hết sức gay gắt, khiến cho chênh lệch lãi suất đầu vào, đầu ra bị thu hẹp. Để đối phó với những khó khăn này, ANZ đã đẩy mạnh việc đa dạng hóa các loại hình huy động vốn cũng như phát triển, bổ sung nhiều tiện ích đi kèm cho khách hàng gửi tiền. Việc điều chỉnh lãi suất tiền gửi đơla Mỹ của ANZ Bank hồn tồn phụ thuộc vào diễn biến cung cầu ngoại tệ trên thị trường trên cơ sở đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh cũng như duy trì được lợi nhuận của ngân hàng.
Không chỉ trên hoạt động huy động vốn, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trên thế giới rất mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực hoạt động khác. Nhận thấy những thế mạnh của các ngân hàng khác về quy mơ hoạt động tồn cầu, về vốn, công nghệ thông tin, các sản phẩm dịch vụ tài chính đa dạng … đã và đang chứng tỏ sẽ là đối thủ cạnh tranh của ANZ trong hiện tại và tương lai. Để đối phó với những khó khăn, thách thức trên, ANZ đã đề ra chiến lược kinh doanh tức thì, điển hình là chiến lược tái cơ cấu ANZ Bank đến năm 2010 và được thực hiện ngay khi chiến lược được thông qua. Ngồi ra, ANZ cũng khơng ngừng nghiên cứu đưa ra các sản phẩm dịch vụ mới.
Vị thế vững chắc của ANZ như hiện nay là minh chứng cho những nỗ lực trên. Qua đó cho thấy, trong giai đoạn kinh tế khó khăn và cạnh tranh mạnh mẽ, ngân hàng nào có chiến lược đúng đắn, biết tận dụng cơ hội và biết cách đối phó với những thách thức sẽ thắng cuộc.
Hiện nay, các ngân hàng nước ta cũng đang đứng trước những khó khăn bao gồm những ảnh hưởng từ nền kinh tế khó khăn của Việt Nam và thế giới cũng như áp lực cạnh tranh trong ngành ngân hàng. Để đứng vững và ngày càng phát triển, gia tăng thị phần huy động vốn địi hỏi các ngân hàng phải khơng ngừng nghiên cứu, nhận ra những hạn chế cũng như lợi thế cạnh tranh của ngân hàng mình, cơ cấu lại ngân hàng theo hướng hồn thiện hơn nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Đồng thời, ln tìm hiểu và tiên đốn trước về các nhu cầu thị trường để phát triển sản phẩm dịch vụ ngày càng đa dạng và hiệu quả, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
Các ngân hàng cũng cần học cách thích nghi và thay đổi linh hoạt với mọi sự biến động của thị trường.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chiến lược bán lẻ đang và sẽ tiếp tục là mục tiêu phát triển của các ngân hàng tại Việt Nam, đặc biệt là các NHTMCP, với phân khúc khách hàng cá nhân đem lại lợi nhuận cao, chắc chắn và ít rủi ro hơn. Hiện nay, nhu cầu của các ngân hàng trong việc hiểu những gì làm cho khách hàng nhớ về mình đang trở nên nhiều hơn bao giờ hết do những thay đổi và xu hướng trong thị trường với đội ngũ khách hàng ngày càng có nhiều kiến thức hơn, có tính nghi ngờ hơn và cơ động hơn trong việc thay đổi ngân hàng phục vụ so với trước đây.
Do bản chất của sản phẩm dịch vụ do ngân hàng cung cấp là vơ hình và đơi khi phức tạp đối với người sử dụng nên các ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc nghiên cứu khách hàng so với các lĩnh vực khác.
Vì vậy, Chương 1 đã nghiên cứu tổng quan một số lý thuyết về tiền gửi tiết kiệm, về sự lựa chọn của khách hàng cá nhân cũng như các nghiên cứu trước đây về sự lựa chọn ngân hàng đã được thực hiện tại một số quốc gia trên thế giới. Sau quá trình lựa chọn, tổng hợp từ kết quả nghiên cứu trước đây của các nước trên thế giới, tác giả đã giới thiệu những yếu tố được kỳ vọng sẽ ảnh hưởng đến quyết định chọn ngân hàng để gửi tiền tiết kiệm tại các Ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và mơ hình nghiên cứu đề nghị.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI CÁC NHTMCP TRÊN ĐỊA BÀN TPHCM VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN NGÂN HÀNG ĐỂ GỬI
TIỀN TIẾT KIỆM