3.3.1 Giải pháp hỗ trợ từ chính phủ:
Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô: Môi trường kinh tế vĩ mơ có ảnh hưởng
rất lớn đến cơng tác huy động vốn nói chung cũng như huy động tiền gửi tiết kiệm từ khách hàng cá nhân của Ngân hàng. Nó có thể tạo ra những điều kiện thuận lợi nhưng cũng có thể gây cản trở, hạn chế công tác huy động tiền gửi tiết kiệm. ổn định môi trường kinh tế vĩ mô là thành quả của sự phối hợp nhiều chính sách như chính sách
tài khố, chính sách tiền tệ, chính sách đối ngoại…Trong đó chính sách tiền tệ có vai trị đặc biệt quan trọng đối với hoạt động của Ngân hàng.
Đối với Việt nam hiện nay, một trong những nội dung của việc ổn định mơi trường kinh tế vĩ mơ chính là việc chống lạm phát, ổn định tiền tệ. Nó là điều kiện cần thiết cho việc thực hiện các giải pháp huy động vốn có hiệu quả.Thực tế đã chứng tỏ rằng, trong thời gian qua Nhà nước và các ngành, các cấp trong đó trước hết là Ngân hàng nhà nước đã thành công trong việc tạo lập và duy trì ổn định tiền tệ. Ngân hàng nhà nước đã bước đầu sử dụng các cơng cụ của chính sách tiền tệ nhằm ổn định mơi trường kinh tế vĩ mơ một cách có hiệu quả, duy trì được tỷ lệ lạm phát hợp lý.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật về ngân hàng: Tổ chức và triển khai cơng tác
rà sốt lại toàn bộ các văn bản pháp luật hiện hành để tiến hành sửa đổi, bổ sung, xây dựng các văn bản mới cho phù hợp với thông lệ quốc tế. Vừa qua, với Luật NHNN (sửa đổi) và Luật các TCTD (sửa đổi) được Quốc hội thơng qua tháng 6 năm 2010, có thể thấy khuôn khổ thể chế và quy định đối với hoạt động của NHNN Việt Nam và hệ thống ngân hàng đã tương đối hoàn thiện.
Trong lĩnh vực Ngân hàng, hoạt động tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Do vậy mà cần sự định hướng chung của nhà nước và sự chỉ đạo sát sao, kịp thời nhằm đảm bảo ổn định thị trường tiền tệ, góp phần đem lại hiệu quả hoạt động chung cho các ngành khác. Việc nhà nước ban hành hệ thống pháp lý không chỉ tạo niềm tin đối với công chúng mà cịn với những khuyến khích của nhà nước cịn tác động trực tiếp đến việc điều chỉnh quan hệ giữa tiêu dùng và tiết kiệm, chuyển một bộ phận tiêu dùng chưa cấp thiết sang đầu tư, chuyển dần tài sản cất trữ dưới dạng vàng hoặc bất động sản sang đầu tư trực tiếp vào sản xuất kinh doanh hoặc gửi vốn vào Ngân hàng kể cả việc khai thác ở mức cao nhất tiềm lưc vốn của các doanh nghiệp. Các văn bản luật hoặc dưới luật cần được ban hành một cách có hệ thống hơn nhằm đảm bảo mọi hoạt động tài chính, tiền tệ, tín dụng đều được pháp luật hố, tạo nên một mơi trường ổn định về pháp lý và chế độ chính sách cho các Ngân hàng.
3.3.2 Giải pháp hỗ trợ từ Ngân Hàng Nhà Nước:
NHNN cần xây dựng chính sách điều hành lãi suất linh hoạt cho từng thời kỳ để tiến tới tự do hóa lãi suất: Bởi vì lãi suất là một cơng cụ quan trọng trong
chính sách tiền tệ của nhà nước nhằm điều chỉnh quan hệ cung cầu trên thị trường. Lãi suất là địn bẩy kinh tế có tác dụng kích thích người dân có tiền gửi vào Ngân hàng để hưởng lãi và qua cơng cụ lãi suất thì NHNN sẽ tác động đến lượng tiền cung ứng thông qua các NHTM từ đó làm ảnh hưởng đến lượng tiền trong lưu thông. Do vậy để thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về Tiền tệ-Tín dụng- Ngân hàng thì cùng với việc xây dựng và thực hiện đồng bộ các cơng cụ khác của chính sách tiền tệ thì cần phải chú trọng và thức hiện có hiệu quả cơng cụ lãi suất trong từng thời kỳ để nâng cao chất lượng hoạt động của mình.
Nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra, giám sát hoạt động ngân hàng:
Hiện nay NHNN mới chú trọng chức năng quản lý Nhà nước với tư cách là bộ chủ quản chứ chưa thực hiện tốt chức năng NHTƯ trong việc đảm bảo an ninh tài chính cho hệ thống ngân hàng. Nhiều hoạt động của NHNN dựa trên các qui định và thanh tra, kiểm tra theo các nguyên tắc hành chính và pháp lý, ít dựa trên các nguyên tắc thị trường như thực hiện chức năng người cho vay cuối cùng, chiết khấu và tái chiết khấu, nghiệp vụ thị trường mở để đảm bảo tính thanh khoản cho các NHTM … Theo đó, Thanh tra Ngân hàng vẫn nặng nề về xét khiếu nại tố cáo và chống tham nhũng, chưa tập trung đúng mức đến thanh tra chuyên ngành đối với hoạt động của các TCTD nên tác dụng của thanh tra còn hạn chế. Hoạt động của Thanh tra ngân hàng là nhằm góp phần bảo đảm an toàn hệ thống các TCTD, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, phục vụ việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Do đó cần đổi mới và hồn thiện hệ thống thanh tra giám sát tài chính ngân hàng:
- Tổ chức hệ thống thanh tra giám sát phải đảm bảo sự phối hợp tốt giữa giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ để phát huy tốt nhất ưu thế của mỗi công cụ giám sát, đồng thời giải quyết hài hòa quyền lợi của các bên tham gia.
phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Bên cạnh việc tiếp tục xây dựng và hoàn chỉnh những chuẩn mực kế toán, kiểm toán Việt Nam, các cơ quan giám sát tài chính hiện tại chủ động xây dựng các tiêu chí giám sát để tổng hợp trình ban hành thành hệ thống chung dưới dạng Nghị định của Chính phủ hoặc Nghị quyết của Quốc hội, tiến tới xây dựng Pháp lệnh hay Luật về giám sát tài chính.