Minh:
Chính thức là thành viên WTO vào tháng 11/2006, Việt Nam tiếp nhận các cơ hội mới. Việc tham gia vào q trình tồn cầu hóa về thương mại - đầu tư khơng chỉ giúp Việt Nam mở cửa đối với thị trường bên ngoài mà cũng tạo dựng một mơi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng, thơng thống, minh bạch hơn đối với thị trường nội địa… Sự phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam từ khi gia nhập WTO đến nay đã trải qua hai giai đoạn chính:
(1) Giai đoạn từ năm 2006 - 2010: nâng mức vốn pháp định và tăng cường các quy chế điều tiết; các NHTMCP nông thôn được chuyển đổi lên thành NHTMCP đô thị; một số ngân hàng mới được thành lập, xuất hiện loại hình ngân hàng 100% vốn nước ngồi. Việc có q nhiều ngân hàng khơng phải là điều xấu, vấn đề chính là các ngân hàng hoạt động khơng hiệu quả trong đó “nợ xấu” là thách thức lớn nhất đối với hệ thống các NHTM. (Nguồn: QĐ 112/QĐ-TTg năm 2006)
(2) Giai đoạn từ năm 2011 -2015: giai đoạn tái cơ cấu hệ thống ngân hàng lần thứ 3 của Việt Nam. Thành cơng nổi bật của q trình tái cơ cấu là đảm bảo được tính thanh khoản hệ thống, không để xảy ra đổ vỡ, tạo sự ổn định trong ngành ngân hàng. Đó là cơ sở để ổn định hệ thống tài chính, kinh tế vĩ mơ. (Nguồn: QĐ 254/QĐ-TTg năm 2012)
Ngân hàng Nhà nước đã kiểm sốt được các ngân hàng yếu kém; bảo tồn được tài sản cho Nhà nước và người gửi tiền, đẩy lùi nguy cơ đổ vỡ hệ thống. 8 trong số 9 ngân hàng yếu kém cần phải cơ cấu lại sau khi được Chính phủ phê duyệt đề án đang
thực hiện đúng phương án được thơng qua. Đến nay, tình hình hoạt động của 8 ngân hàng này đã được cải thiện đáng kể so với trước khi tái cơ cấu. Ngân hàng Nhà nước cũng tiến hành các giải pháp cơ cấu lại các ngân hàng thương mại, ngân hàng nước ngồi và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Nhờ vậy, số lượng các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi được thu gọn, nhất là với tổ chức yếu kém. Đến nay, tồn hệ thống đã giảm 7 tổ chức tín dụng, 2 chi nhánh ngân hàng liên doanh, 4 chi nhánh ngân hàng nước ngồi, 5 quỹ tín dụng nhân dân thơng qua sáp nhập, hợp nhất, thu hồi giấy phép, chuyển đổi hình thức hoạt động.
(Nguồn: An Thơ, 2015. “Xử lý dứt điểm ngân hàng yếu kém, kể cả cho phá sản”.<http://vneconomy.vn/tai-chinh/xu-ly-dut-diem-ngan-hang-yeu-kem-ke-ca- cho-pha-san-20150108114416581.htm>. [Ngày truy cập: 15 tháng 01 năm 2015])
Tính đến 31/12/2014, hệ thống các NHTM Việt Nam có 01 NHTM nhà nước, 37 NHTM cổ phần, 05 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 04 ngân hàng liên doanh, 02 ngân hàng chính sách, 1 ngân hàng hợp tác xã, 46 chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Ngồi ra cịn có các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, bao gồm 17 cơng ty tài chính, 11 cơng ty cho th tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác. (Nguồn: Hệ thống các Tổ chức tín dụng, 2014. <http://www.sbv.gov.vn/ htctctd/nh/nhtm/nhtmcp>. [Ngày truy cập: 15 tháng 01 năm 2015])
Giai đoạn từ năm 2011 đến nay: Đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế cũng như khẳng định vị thế, các ngân hàng liên tục gia tăng mạnh cả về tổng tài sản và vốn chủ sở hữu. Cơ cấu và giá trị vốn điều lệ của hệ thống ngân hàng thương mại cũng tăng lên đáng kể. Hầu hết các ngân hàng đều đạt được mức vốn pháp định là 3.000 tỷ theo quy định của ngân hàng Nhà nước. Trong đó, một số ngân hàng cịn có số vốn điều lệ khá cao như: Vietinbank, Agribank, Vietcombank, BIDV, Techcombank,… Theo công bố của Ngân hàng nhà nước, tổng tài sản của toàn hệ thống ngân hàng đến 31/12/2014 là 6.515 nghìn tỷ đồng, tăng 13,2% so với cuối năm 2013. Trong đó, tổng tài sản của khối NHTM Nhà nước bao gồm cả Vietinbank, Vietcombank là 2.876,17 nghìn tỷ đồng, tăng 14,82% so với cuối năm 2013. Tổng tài sản khối NHTM cổ phần gần 2.781 nghìn tỷ đồng, tăng 13,1%. Vốn tự có và vốn
điều lệ của toàn hệ thống ngân hàng tăng ở mức thấp, lần lượt là 6,34% và 2,75% (tương đương 497 tỷ đồng và 436 tỷ đồng). Ngoại trừ nhóm Ngân hàng thương mại Nhà nước, các tổ chức khác trong hệ thống đều có mức tăng vốn tự có cao hơn mức trung bình hệ thống. Thống kê tình hình tăng trưởng tổng tài sản, vốn tự có, vốn điều lệ ngân hàng giai đoạn 2011 – 2014 như sau:
Bảng 2.1: Tổng tài sản toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2011-2014
Đvt: nghìn tỷ đồng
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Trị giá % tăng trưởng Trị giá % tăng trưởng Trị giá % tăng trưởng Trị giá % tăng trưởng Tổng tài sản 4.959 - 5.085 2,54% 5.756 13,18% 6.515 13,2% Vốn tự có 390 - 425 8,97% 466 9,61% 497 6,34% Vốn điều lệ 353 - 392 11,24% 424 8,12% 436 2,75%
(Nguồn: Tác giả tổng hợp. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
<http://www.sbv.gov.vn/thongke/hdongcuahthongtctd/tkechitieucoban.jspx>. [Ngày truy cập: 16 tháng 01 năm 2015])
Biểu đồ 2.1: Tổng tài sản toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2011-2014 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Tài sản Vốn tự có Vốn điều lệ
Cho đến nay, hệ thống NHTM đã có mạng lưới bao phủ đến tất cả các tỉnh thành, vùng miền trong cả nước, qua đó càng đáp ứng nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Hệ thống ngân hàng phát triển khắp cả nước nhưng tập trung nhiều trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, ngồi các ngân hàng có xuất phát từ ngân hàng nhà nước đặt hội sở tại khu vực Hà Nội thì các NHTMCP tư nhân đều chọn Hồ Chí Minh là nơi đặt hội sở chính càng chứng minh sự năng động của khu vực này. Theo đó, các NHTMCP có trụ sở chính trên địa bàn gồm 14 ngân hàng Sacombank, Eximbank, Nam A Bank, ABBank, ACB, OCB, DongABank, VietCapitalBank, Saigonbank, HDBank, SCB và NCB. Các dãy phố ngân hàng xuất hiện ngày càng nhiều với các biển hiệu nổi bật xuất hiện xen lẫn nhau phát triển nhanh chóng. Mạng lưới giao dịch của các NHTM phân phối gần các khu dân cư, khu sản xuất tạo điều kiện cho huy động vốn và cấp tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh . Ước tính: trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 8 triệu dân nhưng có 14 hội sở, 9 sở giao dịch, 160 chi nhánh và gần cả ngàn phòng giao dịch. Nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 984.451 tỷ đồng tại thời điểm 28/02/2015, tăng 2,1% so với cuối năm 2014. Sự tăng trưởng huy động vốn từ tổ chức kinh tế và dân cư khả quan cho thấy niềm tin vào hệ thống ngân hàng đang ngày càng được củng cố và ngân hàng vẫn là kênh huy động vốn quan trọng nhất trong nền kinh tế.
Chính áp lực cạnh tranh địi hỏi các NHTMCP trên địa bàn TPHCM cần quyết tâm cao bằng hành động và giải pháp cụ thể để nâng cao năng lực tài chính, khả năng cạnh tranh bằng việc xử lý hiệu quả nợ xấu, tăng trưởng tín dụng hiệu quả để kích thích phát triển kinh doanh, phát triển dịch vụ và hạn chế nợ xấu phát sinh. Cần chủ động cơ cấu lại hoạt động, nâng cao năng lực, chất lượng hiệu quả hoạt động, đổi mới và nâng cao trình độ quản lý, quản trị kinh doanh của mình để có thể ổn định và phát triển bền vững.