Xây dựng đội ngũ nhân viên có trình độ, năng lực và đạo đức nghề nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 61)

7. Kết cấu của đề tài

3.1. Đối với ngân hàng thƣơng mại Việt Nam

3.1.7. Xây dựng đội ngũ nhân viên có trình độ, năng lực và đạo đức nghề nghiệp

Phát triển nguồn nhân lực bao giờ cũng là mục tiêu hàng đầu của mọi tổ chức, DN. Việc phát triển đội ngũ nhân viên quản lý nói chung và QTRRTK nói riêng là cần thiết đối với bất kỳ NHTM nào. Chính bộ phận này sẽ tham mƣu đắc lực cho cấp lãnh đạo ngân hàng trong việc đƣa ra các quyết định đúng đắn kịp thời nhằm ngăn chặn, khắc phục những rủi ro phát sinh và hƣớng hoạt động kinh doanh đến những thành công mới.

Do vậy, NHTM cần có kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, sử dụng nhân viên một cách khoa học, minh bạch và bình đẳng. Đặt nhân viên vào những vị trí phù hợp khả năng của họ là một khâu quan trọng trong cơng tác cán bộ , nhằm đảm bảo rằng chính đội ngũ cán bộ nhân viên này sẽ là những ngƣời góp phần vào thành cơng chung của ngân hàng. Một nhà lãnh đạo có kinh nghiệm ln hiểu rằng, biết rõ về sự phù hợp của mỗi

cá nhân cho từng vị trí cơng tác là cơ sở của mọi nỗ lực trong hiện tại và tƣơng lai. Sự thiếu quan tâm hay thiếu hiểu biết về việc này có thể khiến ngân hàng tốn kém cả về thời gian và tiền bạc trong quá trình hoạt động. Các ngân hàng cũng nên xây dựng văn hóa doanh nghiệp cho ngân hàng mình. Một khi mơi trƣờng làm việc năng động, chuyên nghiệp, thân thiện cởi mở và có bản sắc văn hóa riêng thì sẽ là một động lực thúc đẩy nhân viên nhiệt tình làm việc, cống hiến, sáng tạo và luôn trung thành đối với ngôi nhà thứ hai của mình.

3.1.8. Nâng cao cơng tác quảng bá hình ảnh, thƣơng hiệu ngân hàng

Ở Việt Nam, có khơng ít doanh nghiệp có nội lực rất tốt, song cách thể hiện ra bên ngoài lại khơng đƣợc chun nghiệp. Có những sản phẩm - dịch vụ rất tốt, nhƣng lại không đƣợc ngƣời tiêu dùng đánh giá đúng mức. Chính vì thế, NHTM nên chú trọng công tác đổi mới hình ảnh thƣơng hiệu, tạo dấu ấn và lòng tin đối với khách hàng. Đồng thời ngân hàng nên tham gia các cuộc thi về thƣơng hiệu doanh nghiệp nhằm mang đến cho khách hàng các thơng tin hữu ích về dịch vụ của ngân hàng. Bên cạnh đó, NHTM nên có các hoạt động truyền thông thông tin cho ngƣời gửi tiền, trong trƣờng hợp ngân hàng bị ảnh hƣởng bởi các tin đồn thất thiệt có thể gây hại cho hoạt động kinh doanh của mình, các ngân hàng cần có biện pháp truyền thơng nhằm lấy lại uy tín và niềm tin đối với khách hàng.

3.1.9. Xây dựng cơ chế chuyển vốn nội bộ hợp lý

Trong thời gian qua, các NHTM Việt Nam đã không ngừng mở rộng mạng lƣới kinh doanh. Đây là một lợi thế rất đáng kể so với các ngân hàng nƣớc ngoài khi mở chi nhánh tại Việt Nam. Tuy nhiên, ngồi việc tính tốn chi phí - lợi nhuận mang lại khi mở chi nhánh, phòng giao dịch, các ngân hàng phải tính đến việc ln chuyển các dịng vốn giữa các chi nhánh, phòng giao dịch với hội sở chính nhƣ thế nào để đảm bảo thanh khoản cho cả hệ thống với chi phí thấp nhất. Muốn làm đƣợc điều này, cần có một nền tảng cơng nghệ (hệ thống ngân hàng cốt lõi - core banking) hiện đại. Do vậy,

khơng cịn cách nào khác là các ngân hàng cần phải đầu tƣ nhiều hơn vào công nghệ thơng tin; tất nhiên, khơng dễ dàng gì để thực hiện đƣợc trong khi quy mơ vốn tự có của các NHTM còn nhỏ nhƣ hiện nay. Tuy nhiên, trong mọi tình huống, việc luân chuyển vốn nội bộ phải gắn với hiệu quả kinh doanh của từng chi nhánh, từng phòng giao dịch và vốn đƣợc tập trung về hội sở chính. Có nhƣ vậy mới dự báo, đo lƣờng đƣợc nhu cầu thanh khoản một cách chính xác và từ đó có chiến lƣợc quản trị rủi ro thanh khoản phù hợp.

Cơ chế chuyển vốn nội bộ cần phải tính đên sự khác biệt vê điều kiện kinh tế - xã hội ở địa bàn từng chi nhánh, phịng giao dịch hoạt động. Một chính sách giống nhau đối với mọi điểm giao địch có thể dẫn đến mất thị phần khơng đáng có. Chẳng hạn lãi suất huy động tiền gửi ở địa bàn đều giống nhau có thể làm giảm lƣợng tiền gửi có mức độ cạnh tranh cao hoặc có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Một chính sách phân biệt hóa phù hợp có thể góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro thanh khoản.

3.1.10. Thực hiện liên kết hệ thống

Trong hệ thống ngân hàng, nếu một hay hai ngân hàng rủi ro có thể lây sang ngay các ngân hàng khác. Bản thân một ngân thƣơng mại không chống đỡ đƣợc rủi ro hệ thống, do đó cần tính đến tính đồng đều trong quản trị thanh khoản. Do vậy, hệ thống ngân hàng thƣơng mại thời gian này cần tập trung vào xây dựng chiến lƣợc quản trị thanh khoản trong NHTM; tập trung nâng cao chất lƣợng hoạt động kinh doanh; liên kết thống nhất giữa các NHTM để đảm bảo an toàn thanh tốn, tạo mơi trƣờng cạnh tranh lành mạnh...

3.2. Một số kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nƣớc

3.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm đảm bảo tính hiệu quả trong cơng tác

Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Cho nên, việc hoàn thiện hệ thống hành lang pháp lý nói chung và hệ thống hành lang pháp luật về hoạt động ngân hàng nói riêng là cần thiết và cấp bách. Trong thời gian tới, cần tập trung vào triến khai xây dựng Luật ngân hàng Nhà nƣớc, Luật các tố chức tín dụng và Luật bảo hiếm tiền gửi; rà soát, sửa đối hệ thống văn bản pháp quy trong lĩnh vực ngân hàng đảm bảo phù hợp với cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO.

Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm xây dựng hệ thống NHTM lành mạnh, minh bạch và vận hành theo cơ chế thị trƣờng có kiểm sốt của Chính phủ. Muốn vậy, cần quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng loại hình ngân hàng: NHTM, Ngân hàng đầu tƣ, Ngân hàng chính sách, Ngân hàng phát triến đế tránh những đặc điểm riêng có của các loại hình ngân hàng này trở thành lợi thế cạnh tranh không công bằng với các loại hình ngân hàng khác.

Trong dự thảo Luật bảo hiểm tiền gửi, cần nghiên cửu nâng mức bảo hiểm tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng. Bởi lẽ, việc nâng tiền gửi đƣợc bảo hiểm làm cho khách hàng tại các ngân hàng yên tâm hơn, tránh tình trạng rút tiền ồ ạt. Điều này giúp NHTM ổn định đƣợc nguồn tiền gửi, nhất là khi xảy ra tình trạng căng thẳng thanh khoản.

3.2.2. Cơ cấu lại hệ thống ngân hàng thƣơng mại

Việc các NHTM tại Việt Nam chƣa thế phá sản cũng là một phẩn nguyên nhân khiến cho một số NHTM đã tăng trƣởng bằng mọi giá, mà khơng để ý đến các rủi ro có thể xảy ra ảnh hƣởng đến hoạt động của mình, gây những biến động khơng đáng có trên thị trƣờng những năm gần đây. Bởi khơng ít ngân hàng cho rằng: Nếu hoạt động

yếu kém hay mất khả năng thanh khoản và đứng trƣớc khả năng đố vỡ thì NHNN sẽ ra tay can thiệp. Tâm lý ỷ lại đã khiến một số ngân hàng có hiệu quả hoạt động kinh doanh yếu kém cũng khơng có kế hoạch nâng tầm, mà chỉ mong đợi bằng cách này hay cách khác NHNN sẽ ra tay can thiệp. Đây thật sự là điều khơng có lợi cho nền kinh tế và khiến cho các NHTM khơng có động lực để phát triển.

Việc tái cơ cấu ngân hàng là một yêu cầu cấp nhằm khắc phục những yếu kém tồn tại trong hệ thống, lành mạnh hóa tồn bộ hệ thống ngân hàng, đảm bảo hệ thống hoạt động an tồn, thơng suốt, trở thành kênh dẫn vốn đáng tin cậy và hiệu quả, giảm thiểu các rủi ro, đặc biệt là giảm rủi ro tín dụng, giảm tỷ lệ nợ xấu, tăng tính thanh khoản và tăng khả năng quản trị rủi ro của từng NHTM cũng nhƣ toàn hệ thống. Muốn vậy, cơ cấu lại hệ thống ngân hàng phải đƣợc đặt trong một chƣơng trình tổng thể với những nguyên tắc nhất quán, có những hình thức, lộ trình cơ cấu lại một cách cụ thể, khả thi, đồng thời gắn bó chặt chẽ với chƣơng trình cơ cấu lại nền kinh tế, đặc biệt là cơ cấu lại các doanh nghiệp và cơ cấu lại đầu tƣ.

3.2.3. Tăng cƣờng và nâng cao công tác giám sát từ xa hoạt động của các NHTM

Công tác giám sát từ xa hiện nay vẫn đƣợc NHNN tại các tỉnh, thành phố thực hiện. Nhƣng tính xác thực của báo cáo giám sát này để phục vụ cho công tác quản lý vĩ mô chƣa cao, chƣa phản ánh trung thực tình trạng hoạt động nói chung và tình trạng thanh khoản nói riêng của các NHTM. Để thực hiện việc này, cần nâng cao vai trò chức năng của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có cơ cấu tổ chức gồm: Vụ thanh tra các TCTD trong nƣớc; Vụ Thanh tra các TCTD nƣớc ngoài; Vụ Thanh tra hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phịng, chống tham nhũng; Vụ Giám sát ngân hàng; Vụ Chính an tồn hoạt động ngân hàng; Vụ Quản lý cấp phép các TCTD và hoạt động ngân hàng; Cục Phòng, chống rửa tiền. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có chức năng thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành và giám sát chuyên ngành về ngân hàng. Ngồi ra, cơ quan này cịn giúp

Thống đốc NHNN quản lý nhà nƣớc đối với các TCTD, tổ chức quy mô nhỏ, hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác; thực hiện phòng, chống rửa tiền theo quy định của pháp luật. Thực hiện cấp phép hoạt động, chia tách, sáp nhập các tổ chức tín dụng; thành lập và mở các chi nhánh tại Việt Nam đối với các to chức tín dụng nƣớc ngồi.

3.2.4. Khoanh vùng các NHTM yếu thanh khoản

Trên thế giới, chuyện ngân hàng phá sản không phải là điều hiếm. Còn những năm qua ở Việt Nam các ngân hàng thƣơng mại hoạt động rất êm ả vì đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc bảo bọc. Điều này vơ hình trung đã tạo nên tính ỷ lại cho các ngân hàng thƣơng mại. Vì vậy, muốn các ngân hàng mạnh lên, Ngân hàng Nhà nƣớc cũng cần giảm bớt những chuyện bảo bọc không cần thiết. Trong đó, Ngân hàng Nhà nƣớc hỗ trợ tính thanh khoản nhƣng khơng nên cho vay, Ngân hàng Nhà nƣớc cần phải khoanh vùng những ngân hàng yếu thanh khoản để có biện pháp hỗ trợ, tránh để tình trạng này lây lan qua các ngân hàng khác.

3.2.5. Đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa các ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc

Theo nhiều đánh giá của các chuyên gia, hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn còn chịu ảnh hƣởng mạnh mẽ bởi can thiệp các cơ quan chính quyền, tình trạng tài chính yếu kém, khn khổ pháp lý chƣa hồn thiện, cơng nghệ ngân hàng tụt hậu so với các nƣớc, nợ khó địi cao, mơi trƣờng kinh tế vĩ mô chƣa ổn định đã đặt hệ thống ngân hàng vào tình thế rủi ro khá cao. Vì vậy, lĩnh vực ngân hàng cần nhanh chóng hội nhập cùng với hệ thống ngân hàng khu vực và thế giới, xây dựng hệ thống ngân hàng có năng lực cạnh tranh vững mạnh đáp ứng đầy đủ yêu cầu về vốn và cung ứng sản phẩm dịch vụ cho nền kinh tế đang trong quá trình hội nhập. Việt Nam cần phải đƣa ra những cải cách hợp lý về thể chế và pháp lý, công cuộc cải cách này trong xu thế hội nhập quốc tế là quá trình phức tạp và khơng thể hồn thành trong một sớm một chiều. Tuy nhiên cái giá phải trả do cải cách chậm trễ và của việc duy trì hệ thống ngân hàng yếu kém chính là: Tăng trƣởng chậm, bỏ qua những thời cơ thuận lợi để phát triến kinh tế

và hạn chế khả năng tận dụng đƣợc lợi ích từ hội nhập tài chính quốc tế. Chính vì thế, khi các điều kiện kinh tế, xã hội thuận lợi, Chính phủ nên cổ phần hóa NHTM quốc doanh nhằm tăng vốn điều lệ, đồng thời góp phần cung cấp và đa dạng hàng hố trên thị trƣờng tài chính. Từng bƣớc xố bỏ các cơ chế bao cấp, bảo hộ đối với các NHTM Việt Nam đồng thời nới rộng dần các hạn chế dối với NH nƣớc ngồi đi đơi với củng cố, lành mạnh hố các NHTM Việt Nam chính sách hiện hành. Nhờ đó, có thể tăng khả năng cạnh tranh và nâng cao tinh thần trách nhiệm của NHTM đối với hoạt động kinh doanh của mình.

KẾT LUẬN CHƢƠNG III

Trong Chƣơng III, tác giả đã khái qt một số giải pháp có tác động tích cực đến các nhân tố ảnh hƣởng đến rủi ro thanh khoản của các NHTM Việt Nam. Thông qua một số giải pháp hƣớng đến chính các NHTM nhƣ về chính sách tăng vốn, tăng tài sản, quản trị tài sản-nguồn vốn…bài nghiên cứu cũng có một số đề xuất đối với các cơ quan quản lý nhà nƣớc nhƣ cần hoàn thiện hệ thống pháp luật, khoanh vùng các NHTM yếu thanh khoản…để giúp tăng cƣờng sức mạnh của các NHTM nhìn từ góc độ thanh khoản, sao cho có thể hài hịa giữa yếu tố an toàn và lợi nhuận, đảm bảo một sự phát triển bền vững.

KẾT LUẬN

Trong giai đoạn hiện nay, hoạt động của các Ngân hàng Thƣơng mại Việt Nam đã có những bƣớc phát triển mạnh mẽ góp phần tích cực đẩy mạnh nền kinh tế cả nƣớc. Tuy nhiên, thực tế cũng chứng minh, hoạt động kinh doanh của các NHTM hiện nay vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, trong đó rủi ro thanh khoản đƣợc xem là một trong những rủi ro nguy hiểm nhất.

Bài nghiên cứu đã dùng Khe hở tài trợ để làm thƣớc đo đo lƣờng rủi ro thanh khoản của các NHTM Việt Nam. Thông qua kết quả ƣớc lƣợng các mơ hình với dữ liệu bảng đƣợc thu thập trong khoảng thời gian 2007-2013, tác giả nhận thấy 2 biến độc lập tác động đến rủi ro thanh khoản ngân hàng là quy mô tổng tài sản (SIZE) và tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (TLA). Theo đó, biến SIZE có tác động nghịch chiều đến rủi ro thanh khoản của các NHTM, một khi quy mô tổng tài sản tăng sẽ làm giảm rủi ro thanh khoản, ngƣợc lại, biến TLA có quan hệ cùng chiều đến rủi ro thanh khoản, càng gia tăng cho vay thì càng gia tăng rủi ro thanh khoản. Trái với những kỳ vọng ban đầu, những biến số cịn lại nhƣ ROE, ETA, GDP, INF khơng có ý nghĩa thống kê trong các mơ hình ƣớc lƣợng.

Những kết quả thu đƣợc từ bài nghiên cứu giúp tác giả có cơ sở đƣa ra một số kiến nghị đối với các NHTM và các cơ quan hữu quan trong việc quản trị rủi ro thanh khoản mơt cách có hiệu quả hơn.

Dù đã rất cố gắng nhƣng bài nghiên cứu không thể tránh khỏi những thiếu sót, trong tƣơng lai tác giả hy vọng sẽ phát triển và hồn thiện mơ hình nghiên cứu một cách sâu rộng hơn với độ tin cậy cao hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Báo cáo thƣờng niên của ABBank năm 2007-2013 2. Báo cáo thƣờng niên của ACB năm 2007-2013 3. Báo cáo thƣờng niên của Agribank năm 2007-2013 4. Báo cáo thƣờng niên của BIDV năm 2007-2013 5. Báo cáo thƣờng niên của Dongabank năm 2007-2013 6. Báo cáo thƣờng niên của Eximbank năm 2007-2013 7. Báo cáo thƣờng niên của HDbank năm 2007-2013 8. Báo cáo thƣờng niên của Kienlongbank năm 2007-2013 9. Báo cáo thƣờng niên của Oceanbank năm 2007-2013 10. Báo cáo thƣờng niên của PGbank năm 2007-2013 11. Báo cáo thƣờng niên của Sacombank năm 2007-2013 12. Báo cáo thƣờng niên của Seabank năm 2007-2013 13. Báo cáo thƣờng niên của Vietcombank năm 2007-2013 14. Báo cáo thƣờng niên của Vietinbank năm 2007-2013 15. Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam năm 2010

16. Luật Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam năm 2010.

17. Nguyễn Đăng Dờn, Quản trị ngân hàng thương mại hiện đại, Nxb Phƣơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)