Thực trạng rủi ro thanh khoản của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2007-2013

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 34 - 39)

7. Kết cấu của đề tài

2.1.2. Thực trạng rủi ro thanh khoản của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2007-2013

2007-2013

Rủi ro thanh khoản của các NHTM Việt Nam bắt đầu từ cuối năm 2007 khi tình trạng dƣ thừa thanh khoản trƣớc những năm 2007 đã tồn tại và cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới xuất hiện. Khủng hoảng thanh khoản diễn ra tại các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam do chính sách thắt chặt tiền tệ nhanh và gấp của NHNN. Chính sách tín dụng nới lỏng của NHNN (từ năm 2003 đến 2007, cung tiền tăng 25% mỗi năm trong khi giữ lãi suất và tỉ lệ dự trữ bắt buộc không đổi) đã khiến lạm phát liên tục ở mức cao, và nhảy vọt đến trên 12% vào cuối 2007. Tổng dƣ nợ giữa 2007 là gần 1000 nghìn tỉ

đồng, tăng hơn ba lần so với 2003 và nằm trong khoảng 90%-100% GDP 200711. Với lãi suất thực âm (giá vốn quá rẻ), các nhà đầu tƣ vay tiền đầu tƣ vào bất động sản (và ở quy mô nhỏ hơn, vào chứng khoán) bất chấp rủi ro tín dụng khi lãi suất tăng và khả năng suy thoái của thị trƣờng này. Các ngân hàng hƣởng lợi lớn từ cơn lốc đầu tƣ này, nên tốc độ cho vay tăng rất nhanh. Ngân hàng càng năng động thì tăng trƣởng tín dụng càng cao (70%/năm trong khối ngân hàng cổ phần, và 20%/năm trong khối ngân hàng quốc doanh trong năm 2007). Các ngân hàng không đủ động cơ để hạn chế rủi ro thất bại của dự án vay cũng nhƣ rủi ro lãi suất, đẩy rủi ro về phía ngƣời gửi tiền. Trƣớc sức ép của lạm phát và lo ngại rủi ro quá lớn từ các khoản cho vay bất động sản và cổ phiếu, từ giữa năm 2007, NHNN đã có những động thái mạnh mẽ nhằm rút tiền ra khỏi lƣu thông: điều chỉnh tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc lên gấp đôi đối với cả nội tệ, điều chỉnh các lãi suất cơ bản, tái cấp vốn và chiết khấu, phát hành 20300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc. Hệ quả tức thời của việc này là các ngân hàng, do khơng huy động kịp vốn nên phải vay nóng trên thị trƣờng liên ngân hàng để tránh mất thanh khoản, đẩy lãi suất lên rất cao. Mặc dù tiền mặt trong dân vẫn nhiều, nhƣng khi hệ thống ngân hàng thiếu tiền mặt thì tín dụng cấp cho nền kinh tế cũng bị cạn kiệt nhanh chóng. Hệ quả của khủng hoảng thanh khoản năm 2008 là trong ngắn hạn, nhiều ngân hàng phải ngừng cho vay, dẫn đến sự thiếu vốn đột ngột của doanh nghiệp, làm các dự án kinh doanh cần nhiều vốn (nhƣ bất động sản) bị đình đốn.

Tình hình thanh khoản của các NHTM đã đƣợc cải thiện nhƣng vẫn còn diễn biến phức tạp sang năm 2009, NHNN chỉ đạo các NHTM khơng đƣợc tăng trƣởng tín dụng quá 25%, đồng thời NHNN cũng thông báo kiểm soát chặt lƣợng cung tiền qua thị trƣờng mở. Chỉ đạo không đƣợc dùng vốn cho vay đầu tƣ BĐS và các hoạt động đầu tƣ tài chính cũng là một biện pháp để kiềm chế mức tăng trƣởng tín dụng. Một trong

11

những điểm đáng quan tâm trong năm 2010 là nghị định 13 quy định vốn điều lệ tối thiểu của các ngân hàng thƣơng mại phải đạt 3000 tỷ đồng. việc tăng vốn điều lệ là yêu cầu hợp lý của NHNN để đảm bảo tính an tồn cho hoạt động của ngân hàng thƣơng mại. tuy nhiên, đang trong giai đoạn các ngân hàng đang thiếu vốn cho hoạt động kinh doanh của mình thì đây là một vấn đề nan giải. Chính vì thế áp lực thanh khoản lại càng cao hơn. Đến cuối 2010 vẫn có 10 NH chƣa đáp ứng yêu cầu về vốn điều lệ tối thiểu. Nhƣng nhờ chính sách kiềm tăng trƣởng tín dụng năm 2009 mà trong trƣờng hợp xấu nhất khi các NH này khơng hồn thành đƣợc việc tăng vốn trong năm 2010, thì thanh khoản của hệ thống NH hầu nhƣ sẽ không bị ảnh hƣởng quá nhiều. Hầu hết các NH đều đáp ứng đửợc tỷ lệ CAR tối thiểu 9% tại thời điểm cuối 2010. Tính đến cuối 2010, hầu hết các NHTM đã đáp ứng đƣợc yêu cầu về hệ số CAR tối thiểu 9%12. Mặc dù hệ số an toàn vốn đảm bảo đúng theo yêu cầu nhƣng điều này vẫn chƣa phản ánh đúng tình trạng thanh khoản của hệ thống ngân hàng trong giai đoạn này.

Năm 2011 rủi ro thanh khoản trở thành mối quan ngại sâu sắc với hệ thống ngân hàng. Thị trƣờng huy động vốn từ dân cƣ và các tổ chức kinh tế sụt giảm so với các năm trƣớc. Tổng tiền gửi của các tổ chức kinh tế tại NHTM đã giảm mạnh trong năm 2011, dẫn đến giảm tốc độ luân chuyển tiền tệ của toàn nền kinh tế. Thêm vào đó, chính sách trần lãi suất huy động VND ở mức 14% đã gây ra sự suy giảm nguồn vốn huy động tiền gửi từ dân cƣ, đồng thời khuyến khích sự tích lũy dƣới các dạng tài sản khác của dân chúng. Chính vì vậy cuộc đua lãi suất giữa các NHTM những tháng cuối năm 2010 vẫn đƣợc tiếp tục trong năm 2011 với lãi suất huy động phổ biến ở mức 14- 16%. Từ những khó khăn của thị trƣờng, một số NHTM có lợi thế huy động vốn đã cho vay lại trên thị trƣờng liên ngân với mức lãi suất cao, khiến cho nguồn vốn huy động không đƣợc cho vay ra nền kinh tế mà di chuyển qua lại trong hệ thống ngân

12

hàng. Khó khăn thanh khoản tại một số ngân hàng nhỏ có khoản tiền vay từ các ngân hàng lớn, cộng với thực trạng vay nợ chằng chịt giữa các ngân hàng càng khiến cho mức độ rủi ro của cả hệ thống ngân hàng Việt Nam trở nên lớn hơn. Lãi suất liên ngân hàng trong tháng 9/2011, sau 4 tháng liên tục ổn định ở mức 11-12%/năm, đã bật tăng và tại một số phiên giao dịch trung tuần tháng 10 lên tới 30-40%/năm, đã bộc lộ rõ việc thiếu hụt thanh khoản tại một số NHTM.

Trong năm 2012, sự căng thẳng về thanh khoản chỉ mang tính nhất thời, cục bộ chứ khơng cịn diễn ra trên diện rộng nhƣ thời kỳ trƣớc đó. Bên cạnh đó, những TCTD khơng cịn dám cho vay với các điều kiện đƣợc hạ thấp để nhận về rủi ro tín dụng và mất cân đối giữa huy động và cho vay những tháng cuối năm 2012, tình hình thanh khoản đã có nhiều thay đổi sau khi 5 TCTD đƣợc tái cơ cấu trọn vẹn, diễn ra êm thấm. Kết quả là tiền gửi hệ thống ngân hàng vẫn tăng khoảng 16%, thanh khoản ngân hàng dồi dào, giải quyết đƣợc vấn đề nhức nhối bấy lâu nay của hệ thống ngân hàng.

Năm 2012, vấn đề rủi ro thanh khoản của toàn hệ thống ngân hàng đã đƣợc củng cố và ổn định. Ðiều này đƣợc thể hiện dựa trên các dấu hiệu sau đây: (i) Lãi suất trên thị trƣờng liên ngân hàng khá ổn định và giảm mạnh từ mức trên 20% xuống còn 10% - 12% tùy thuộc vào kỳ hạn, đặc biệt các giao dịch qua đêm đã tạm thời lắng dịu; (ii) Khơng có dấu hiệu sụt giảm tiền gửi trong khi các kênh đầu tƣ khác nhƣ bất động sản, chứng khốn đang n ắng; (iii) Thị trƣờng khơng xuất hiện các cuộc đua lãi suất huy động tiền gửi công khai.

NHNN đã giảm thiểu đƣợc rủi ro thanh khoản của hệ thống bằng cách phối hợp với các ngân hàng mạnh hơn để cung cấp thanh khoản cho các ngân hàng yếu hơn. Một số ngân hàng nhỏ khác có nguy cơ mất khả năng thanh khoản đã đƣợc ngăn chặn và đang hoạt động ổn định trở lại. Hoạt động thị trƣờng liên ngân hàng đã đƣợc chấn chỉnh theo hƣớng minh bạch hơn. Tăng trƣởng huy động vốn từ dân cƣ khá cao, kể cả nội tệ và ngoại tệ.

Trong năm 2013, thanh khoản của hệ thống ngân hàng tiếp tục đƣợc củng cố và hiện khá dồi dào so với giai đoạn trƣớc do tốc độ tăng huy động luôn đạt mức tăng cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trƣởng tín dụng của hệ thống. Tăng trƣởng tín dụng tồn hệ thống năm 2013 đƣợc NHNN xác định ở mức 12%. Tình trạng thừa thanh khoản đã góp phần kéo mặt bằng lãi suất hạ và các TCTD bắt đầu chuyển hƣớng sang các tài sản khác nhƣ trái phiếu. Đây là một thành công của NHNN trong việc sử dụng các cơng cụ thƣc thi chính sách tiền tệ của mình.

Để nhìn nhận rõ hơn tình hình thanh khoản tại các NHTM Việt Nam, chúng ta xem xét đến các nhân tố quan trọng nhƣ vốn tự có, tỷ lệ cho vay của các ngân hàng qua các năm thông qua biểu đồ 2.2 và 2.3

Biểu đồ 2.2. Tình hình cho vay của một số NHTM Việt Nam qua các năm

Biểu đồ 2.3. Vốn tự có của một số NHTM Việt Nam qua các năm

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo thường niên của các ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)