ĐVT: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Doanh thu 97.504.614 71.358.186 91.159.715 126.539.759 116.404.825 97.748.154 Tăng/giảm -26,8% 27,7% 38,8% -8,0% -16,0% Chi phí 96.225.538 68.354.768 88.288.219 122.651.032 113.150.388 95.456.712 Tăng/giảm -29,0% 29,2% 38,9% -7,7% -15,6% Lợi nhuận 1.279.076 3.003.418 2.871.496 3.888.727 3.254.437 2.291.443 Tăng/giảm 134,8% -4,4% 35,4% -16,3% -29,6% Lợi nhuận/doanh thu 1,31% 4,21% 3,15% 3,07% 2,8% 2,34% Nguồn: NHNo&PTNT VN
2.2 Thực trạng nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam giai đoạn từ 2008-2013 Nam giai đoạn từ 2008-2013
2.2.1 Cơng tác phịng ngừa và quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nơng thơn Việt Nam
2.2.1.1 Quy trình phê duyệt và quản lý tín dụng
Quy định về phân cấp quyết định cấp tín dụng
Việc phân cấp thẩm quyền phê duyệt tín dụng nhằm mục đích xác định quyền phán quyết tín dụng. Quyền phán quyết tín dụng được phân bổ cho những cấp bậc cán bộ có đủ chun mơn, kinh nghiệm để đánh giá chuẩn xác mức độ rủi ro và lợi ích liên quan khi phê duyệt tìn dụng. Theo Quyết định số 31/QĐ-HĐTV-KHDN quy định phân cấp quyết định cấp tín dụng trong hệ thống Ngân hàng Nơng nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam. Theo cấu trúc phân cấp, quyết định cấp tín dụng được ủy quyền như sau:
+ Hội đồng thành viên có thẩm quyền tín dụng tối cao, quyết định phê duyệt cấp tín dụng với những trường hợp vượt thẩm quyền quyết định cấp tín dụng của Tổng giám đốc. Trường hợp tổng mức cấp tín dụng đối với 1 khách hàng vượt quá 15% vốn tự có của Agribank hoặc nhóm khách hàng liên quan vượt quá 25% vốn tự có của Agribank thì phải được Thống đốc NHNN cho phép.
+ Thẩm quyền quyết định cấp tín dụng của Tổng giám đốc đối với 1 khách hàng tối đa là 1.000 tỷ đồng, đối với 1 dự án đầu tư là 500 tỷ đồng.
+ Thẩm quyền quyết định cấp tín dụng của Giám đốc Sở giao dịch, chi nhánh được xác định theo Loại, nhóm chi nhánh. Các chi nhánh được phân loại căn cứ vào dư nợ tại thời điểm cuối năm liền kề. Ngoài ra thẩm quyền được quyết định bởi chất lượng tín dụng, tỷ lệ nợ xấu tại chi nhánh.
Quy định cho vay và quản lý tín dụng
Quy trình phê duyệt và quản lý tín dụng tại Agribank theo mơ hình phân tán. Các chi nhánh, phịng giao dịch có thẩm quyền quyết định cấp tín dụng của mình và
chủ động cấp tín dụng theo thẩm quyền. Đối với khoản vay vượt thẩm quyền sẽ trình lên cấp cao hơn (Tổng Giám đốc, Hội đồng thành viên). Theo đó khi có hồ sơ tín dụng, lãnh đạo phịng kế hoạch kinh doanh sẽ phân cán bộ tín dụng thẩm định. Nếu hồ sơ đáp ứng đủ u cầu thì cán bộ tín dụng sẽ trình duyệt lên lãnh đạo phịng, giám đốc chi nhánh. Sau khi hồ sơ được duyệt cán bộ tín dụng sẽ tiến hành các thủ tục giải ngân và quản lý hồ sơ, chịu trách nhiệm nhắc nhở và thu nợ cho đến khi khách hàng thanh tốn hết tồn bộ lãi và vốn vay. Mơ hình này chưa có sự tách bạch giữa chức năng quản lý rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp. Trong đó, phịng kế hoạch kinh doanh của ngân hàng thực hiện đầy đủ 3 chức năng và chịu trách nhiệm đối với mọi khâu chuẩn bị cho một khoản vay. Mơ hình này có điểm yếu là nhiều công việc tập trung hết một người, thiếu sự chuyên sâu, dễ dẫn tới rủi ro đạo đức. Mặc dù tại các chi nhánh đều có phịng kiểm sốt nội bộ nhưng hoạt động chưa thật sự hiệu quả do quá trình làm việc chung tại chi nhánh nên dễ bị ảnh hưởng bởi yếu tố tình cảm . Việc quản lý hoạt động tín dụng đều theo phương thức từ xa dựa trên số liệu chi nhánh báo cáo lên hoặc quản lý gián tiếp thơng qua chính sách tín dụng nên có nhiều hạn chế.
2.2.1.2 Cơng tác kiểm tra giám sát tín dụng
Công tác kiểm tra nội bộ:
Hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ của Agribank hoạt động theo quyết định 468/QĐ/HĐQT/-KTKT. Theo đó hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ (gọi tắt là kiểm tra nội bộ) là một hệ thống chuyên trách trực thuộc bộ máy điều hành của Tổng Giám đốc. Hệ thống kiểm tra nội bộ có từ Trụ sở chính đến các Sở giao dịch, chi nhánh, Văn phịng đại diện, cơng ty trực thuộc để giúp Tổng giám đốc điều hành thông suốt, an toàn và đúng pháp luật mọi hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng. Hệ thống kiểm tra nội bộ độc lập trong hoạt động đối với các bộ phận nghiệp vụ cũng như các đơn vị trong toàn hệ thống Agribank với nguyên tắc hoạt động là tập trung, thống nhất, trung thực, khách quan. Nhiệm vụ chính của hệ thống kiểm tra nội bộ là kiểm tra việc chấp hành
các quy định pháp luật, của NHNN và Agribank; kiểm tra các hoạt động nghiệp vụ trên tất cả các lĩnh vực của Agribank.
Công tác kiểm tra khách hàng:
Công tác kiểm tra khách hàng sau khi giải ngân được thực hiện bởi Agribank nơi cho vay. Việc kiểm tra sử dụng vốn vay thực hiện lần đầu chậm nhất trong vòng 30 ngày đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cư trú tại đơ thị và chậm nhất trong vòng 60 ngày đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cư trú tại nông thôn. Các lần kiểm tra và giám sát tiếp theo Giám đốc chi nhánh nơi cho vay chỉ đạo nhằm nắm bắt tình hình sử dụng vốn, hoạt động kinh doanh của khách hàng nhằm có biện pháp xử lý như: cho vay tiếp, cơ cấu nợ, thu hồi nợ trước hạn, khởi kiện. Nội dung kiểm tra, giám sát bao gồm mục đích sử dụng vốn ghi trong hợp đồng tín dụng, tình hình tài chính thu nhập, hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng và hiện trạng tài sản đàm bảo. Đây là những điểm mấu chốt ảnh hưởng đến khả năng thực hiện nghĩa vụ của khách hàng đối với ngân hàng.
2.2.1.3 Công tác quản lý nợ xấu
* Quy định phân loại nợ và trích lập dự phịng
Hiện Agribank đã ban hành Quyết định 450/QĐ-HĐTV-XLRR ngày 30/5/2014 quy định phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phịng rủi ro và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động. Quyết định này dựa trên Thông tư 02/2013/TT-NHNN, Thông tư 09/2014/TT-NHNN, Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN của NHNN.
Cụ thể theo Quyết định 450/QĐ-HĐTV-XLRR, Agribank sẽ phân loại các khoản vay thành 2 nhóm.
Nhóm 1: Khách hàng là tổ chức kinh tế, định chế tài chính thuộc đối tượng chấm điểm (có BCTC trên 2 năm), khách hàng cá nhân/hộ có dư nợ từ 500 triệu đồng trờ lên.
Nhóm 2: Khách hàng là tổ chức kinh tế, định chế tài chính khơng đủ điều kiện chấm điểm (có BCTC dưới 2 năm), khách hàng cá nhân/hộ có dư nợ dưới 500 triệu đồng.
Nhóm 1 sẽ được phân loại qua kết quả chấm điểm trên hệ thống xếp hạng nội bộ. Nhóm 2 sẽ được phân loại dựa trên tình trạng trả nợ của khách hàng theo quy định tại Điều 6 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN.
Sau khi tự xếp hạng khách hàng, Agribank nơi cho vay phải sử dụng kết quả phân loại nợ đối với khách hàng do CIC cung cấp tại thời điểm phân loại để điều chỉnh kết quả tự phân loại nợ.