ĐVT: triệu VNĐ
Nợ xấu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
6,566,446 9,265,872 15,575,322 27,445,876 27,793,751 25,654,805
Ngắn hạn 4,005,532 5,556,743 8,857,686 13,997,397 13,618,938 11,801,210
Trung hạn, dài hạn 2,560,914 3,709,129 6,717,636 13,448,479 14,174,813 13,853,595
Tăng giảm so với trước
Ngắn hạn 1,551,211 3,300,942 5,139,711 -378,459 -1,817,728 Trung hạn, dài hạn 1,148,215 3,008,508 6,730,843 726,334 -321,218 %Tỷ trọng/nợ xấu Ngắn hạn 61% 60% 57% 51% 49% 46% Trung hạn, dài hạn 39% 40% 43% 49% 51% 54% Nguồn: NHNo&PTNT VN
Từ năm 2008 đến năm 2010 nợ xấu tập trung ở nợ ngắn hạn và chiếm tỷ trọng cao. Nhưng từ năm 2010 trở đi, cơ cấu nợ xấu theo thời gian có sự thay đổi, nợ xấu ngắn hạn giảm dần và chuyển sang nợ xấu trung dài hạn chiếm tỷ trọng cao và tăng dần. Giải thích cho vấn đề này chính là lĩnh vực kinh doanh của các chủ thể đi vay. Nợ xấu chủ yếu tập trung ở các lĩnh vực bổ sung vốn lưu động, chứng khốn... trong khi đó nợ xấu cho vay trung dài hạn tập trung ở các lĩnh vực đầu tư bất động sản, các dự án bất động sản. Do ảnh hưởng suy thoái kinh tế, thị trường chứng khoán đi xuống phát sinh nợ xấu. Đồng thời lĩnh vực kinh doanh bất động sản cũng ảnh hưởng nặng nề. Dư nợ cho vay có đặc điểm giá trị lớn, thời hạn dài, nên phát sinh nợ xấu. Điều này làm cho nợ xấu trung, dài hạn tăng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ xấu của Agribank. Tỷ trọng nợ xấu trung, dài hạn tăng liên tục qua các năm 2011, 2012, 2013 lần lượt là 49% lên 51% và 54% trong khi đó nợ xấu ngắn hạn giảm dần tương ứng qua các năm.
2.2.2.4 Nợ xấu theo loại tiền tệ