Phân loại theo kết quả xếp hạng nội bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam 001 (Trang 45 - 47)

Xếp hạng Mô tả Điểm Phân loại Nhóm nợ

AAA Tối ưu 90-100

Nợ đủ tiêu chuẩn 1 AA Ưu 80-89 A Tốt 73-79 BBB Khá 70-72 Nợ cần chú ý 2 BB Trung bình khá 63-69 B Trung bình 60-62

Nợ dưới tiêu chuẩn 3

CCC Dưới trung bình 56-59

CC Yếu 53-55

C Kém 44-52 Nợ nghi ngờ 4

D Rất yếu kém <44 Nợ có khả năng mất vốn 5

Nguồn: Quy trình xếp hạng tín dụng NHNo&PTNT VN Số tiền trích lập cụ thể được tính theo cơng thức:

Trong đó: A: dư nợ gốc

C: giá trị khấu trừ của tài sản đảm bảo

r: tỷ lệ trích lập dự phịng cụ thể theo nhóm nợ, cụ thể Nhóm 1: 0% Nhóm 2: 5% Nhóm 3: 20% Nhóm 4: 50% Nhóm 5: 100%

* Biện pháp thực hiện khi phát sinh nợ xấu

Hiện nay, Agribank nơi cho vay mà cụ thể là các cán bộ tín dụng sẽ quản lý khoản vay từ khi giải ngân đến khi trả dứt nợ. Do đó khi khoản vay nào có dấu hiệu hoặc đã chuyển sang nợ xấu như chậm thanh tốn nợ vay, tình hình tài chính kinh doanh thu nhập suy giảm,.. thì cán bộ tín dụng, Agribank nơi cho vay phải nắm rõ và có các biện pháp xử lý nhằm thu hồi vốn tránh gây thiệt hại, thất thoát tài sản cho ngân hàng. Các biện pháp xử lý là nhắc nhở, đôn đốc khách hàng dùng mọi nguồn thu để thanh toán nợ vay; hỗ trợ về vốn, giảm lãi nếu khách hàng gặp khó khăn tạm thời và có thiện chí trả nợ; bán nợ; khởi kiện; xử lý tài sản đảm bảo;....

2.2.2 Thực trạng nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam giai đoạn từ 2008-2013 Nam giai đoạn từ 2008-2013

2.2.2.1 Nợ xấu phân theo nhóm nợ

Nợ xấu tại Agribank liên tục tăng trong giai đoạn 2008-2011 cà về số tuyệt đối lẫn tỷ trọng trong tổng dư nợ. Từ 6.566 tỷ đồng năm 2008 (tương đương 2,27 % tổng dư nợ) lên 9.265 tỷ đồng năm 2009 (2,57 % tổng dư nợ) và 15.575 tỷ đồng năm 2010 (3, 7 % tổng dư nợ) Đặc biệt năm 2011, nợ xấu tăng 76% (từ 15.575 tỷ đồng lên 27.445 tỷ đồng), chiếm 6,1% tổng dư nợ. Có thể thấy các khoản vay tại Agribank chịu ảnh hưởng nặng nề của tình hình kinh tế tồn cầu suy thoái cũng như lạm phát và suy

giảm kinh tế trong nước. Đặc biệt những khoản vay đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, chứng khốn gặp rất nhiều khó khăn. Tình hình khó khăn trong kinh doanh, nợ xấu tăng cao diễn ra không chỉ với riêng Agribank mà cịn đối với tồn hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Từ năm 2012, tình hình nợ xấu đã giảm dần (xuống 5,69% tổng dư nợ năm 2012 và 4,68% tổng dư nợ năm 2013). Có điều này là do nỗ lực giải quyết nợ xấu của Agribank cũng như được sự hỗ trợ của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước. Một số khách hàng gặp khó khăn tạm thời đã được cơ cấu thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ để tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất theo Quyết định số 780/QĐ-NHNN ngày 23/04/2012.

Ngoài những cố gắng rất đáng khích lệ thì có thể thấy nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) của Agribank liên tục tăng cao và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ xấu. Đây là những khoản nợ rất khó thu hồi và việc khắc phục tốn nhiều thời gian, công sức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam 001 (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)