Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp hoàn thiện văn hóa tổ chức nhằm nâng cao kết quả kinh doanh tại agribank bến tre (Trang 32)

3.1.2. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu này sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau: 3.2.2.1. Phương pháp nghiên cứu định tính

- Nghiên cứu định tính là một dạng nghiên cứu khám phá, là phương pháp tiếp cận nhằm tìm cách mơ tả và phân tích đặc điểm văn hóa và hành vi của con người và nhóm người từ quan điểm của nhà nghiên cứu. Cung cấp thơng tin tồn diện về các đặc điểm của môi trường xã hội nơi nghiên cứu được tiến hành. Cuối cùng, phương pháp nghiên cứu định tính cho phép phát hiện những chủ đề quan trọng mà các nhà nghiên cứu có thể chưa bao qt được trước đó. Mục đích của nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu Cơ sở lý thuyết

Nghiên cứu định tính

Phỏng vấn 20 ý kiến Phỏng vấn tay đơi Thảo luận nhóm: Nam, Nữ

Thang đo nháp Thang đo kế thừa

Thang đo sơ bộ

Khảo sát định lượng thử kiểm định: - Cronbach’s Alpha N=(80 mẫu) - EFA(N= 80 mẫu)

Thang đo chính thức Khảo sát chính thức mẫu N=165

- Phân tích Cronbach Alpha - Phân tích EFA

- Phân tích giá trị trung bình và độ lệch chuẩn. - Viết báo cáo kết quả và các giải pháp

định tính là tác giả muốn khám phá các yếu tố VHTC ảnh hưởng đến KQKD của Agribank Bến Tre.

Phương pháp định tính bảng câu hỏi 20 ý kiến

Tác giả đã gửi bảng phỏng vấn 20 ý kiến (xem mục 1.1 phụ lục 1) cho 25

người là nhân viên tại Agribank Bến Tre, kết quả thu về được 20 phiếu được tổng hợp lại 30 ý không trùng nhau kết quả ( xem mục 1.2 phụ lục 1)

Phương pháp định tính phỏng vấn tay đơi

Là kỹ thuật thu thập dữ liệu thông qua việc thảo luận giữa hai người: nhà nghiên cứu và đối tượng thu thập dữ liệu (Nguyễn Đình Thọ,2013). Trong quá trình phỏng vấn tác giả cần nêu rõ lý do, mục đích thực hiện cuộc phỏng vấn, đưa ra một số gợi ý nhằm giúp cho đối tượng được phỏng vấn nắm rõ được vấn đề cần trao đổi để đạt được kết quả tốt hơn của cuộc phỏng vấn.

Tác giả đã thực hiện 8 cuộc phỏng vấn tay đôi theo dàn bài (xem mục 1.3& 1.4

phụ lục 1) với đối tượng là nhiên viên tại Agribank Bến Tre và chi nhánh trực

thuộc, trong quá trình thực hiện có tiến hành ghi hình và ghi âm nhằm mục đích xem hoặc nghe lại khi tổng hợp. Kết quả sau khi tổng hợp thu được 36 ý kiến được lập thành bảng tổng hợp (xem 1.5 phụ lục 1)

Phương pháp định tính thảo luận nhóm tập trung:

Là kỹ thuật thu thập dữ liệu phổ biến nhất trong dự án nghiên cứu định tính. Việc thu thập dữ liệu được thực hiện thơng qua hình thức thảo luận giữa các đối tượng nghiên cứu với sự hướng dẫn của nhà nghiên cứu. Trong quá trình thảo luận nhà nghiên cứu ln tìm cách đào sâu bằng cách hỏi gợi ý trực tiếp các đối tượng nghiên cứu nhằm hướng dẫn cho các thảo luận sâu hơn (Nguyễn Đình Thọ,2013).

Mục đích của việc thảo luận nhóm của tác giả là nhằm tìm ra thêm được những biến quan sát mới “ Các yếu tố văn hóa tố chức ảnh hưởng đến KQKD tại Agribank Bến Tre” của các thành viên tham gia thảo luận. Lý do thứ hai tác giả muốn thông qua các cuộc thảo luận nhóm để có đánh giá mức độ quan trọng của từng biến quan sát có thể ảnh hưởng đến đề tài nghiên cứu. Căn cứ vào việc phân

loại biến quan sát với các mức ảnh hưởng được đánh số từ 1 đến 3 và loại bỏ để tác giả có thể xây dựng bảng câu hỏi khảo sát.

Tác giả đã tổ chức được hai cuộc thảo luận với hai nhóm nam và nhóm nữ vào hai thời điểm khác nhau. Cụ thể nhóm nam được tổ chức vào ngày 25/12/2014 với 9 thành viên nam tham gia; nhóm nữ được tổ chức vào ngày 16/01/2015 với 9 người nữ tham dự, trong q trình thực hiện có tiến hành ghi hình và ghi âm nhằm mục đích xem hoặc nghe lại khi tổng hợp. Kết quả cụ thể như sau:

o Nhóm nam: Thu được 28 ý kiến nhưng khơng có biến quan sát mới. Qua

đánh giá mức độ quan trọng của 36 biến quan sát thu được 29 biến quan sát được đánh số từ 1 đến 3 và 7 biến quan sát bị loại bỏ vì lý do trùng ý, không phù hợp,…(xem mục 1.6 phụ lục 1: Dàn bài và kết quả thảo luận nhóm Nam).

o Nhóm nữ: Thu thập được 20 ý kiến nhưng khơng có biến quan sát mới.

Qua đánh giá mức độ quan trọng của 36 biến quan sát thu được 30 biến quan sát được đánh số từ 1 đến 3 và 6 biến quan sát bị loại bỏ không phù hợp,… (xem mục

1.7 phụ lục 1: Dàn bài và kết quả thảo luận nhóm Nữ).

Như vậy, dựa theo kết quả nghiên cứu định tính đã thực hiện tại 3 bước trên

tác giả đã thu được 36 biến quan sát (xem mục 1.5 phụ lục 1). Thông qua việc thảo

luận hai nhóm loại 6 biến quan sát do trùng ý, mức độ quan trọng thấp, không phù hợp thực tế tại Agribank Bến Tre ( xem phụ lục 1, mục 1.8.2)

Tác giả đã tổng hợp các biến quan sát thu thập được sau khi đã loại bỏ qua hai cuộc thảo luận nhóm, kết quả đã loại bỏ 6 biến quan sát và tập hợp được 30 biến

quan sát dùng để đưa vào bảng câu hỏi khảo sát nghiên cứu định lượng (xem mục

1.8 phụ lục 1). Trong đó biến quan sát: “Có sự cạnh tranh nội bộ nhân viên” nhóm

nam loại nhóm nữ chấp nhận tác giả thấy phù hợp thực tế tại đơn vị nên vẫn giữ trong bảng câu hỏi khảo sơ bộ. Sau đó tác giả tổng hợp lại những biến quan sát cần khảo sát và loại bỏ những biến quan sát không ảnh hưởng đến nghiên cứu và điều chỉnh từ ngữ cho phù hợp với khảo sát đưa ra bảng câu hỏi khảo sát định lượng sơ bộ( xem phụ lục 1, mục 1.9).

3.1.2.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định lượng sơ bộ:

Phương pháp định lượng là phương pháp truyền thống trong nghiên cứu khoa học. Khác với nghiên cứu định tính trong đó dữ liệu được dùng để khám phá qui luật của hiện tượng khoa học chúng ta cần nghiên cứu, nghiên cứu định lượng nhằm mục đích thu thập dữ liệu để kiểm định các lý thuyết khoa học đã được suy diễn từ lý thuyết đã có (Nguyễn Đình Thọ,2013 ).

Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua 100 phiếu điều tra thu về 86 phiếu sau đó kiểm tra có 80 phiếu hợp lệ tiến hành mã hóa và kiểm định độ tin cậy thang đo và EFA (xem phụ lục 2).

Nghiên cứu định lượng chính thức

Nghiên cứu chính thức định lượng được thực hiện bằng phương pháp định lượng để đánh giá về độ tin cậy của thang đo và các giá trị thang đo likert đã thiết kế, điều chỉnh cho phù hợp với nghiên cứu, tác giả tiến hành phát phiếu điều tra 200 mẫu sau khi thu về tiến hành hành kiểm định độ tin cậy thang đo, EFA, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn (Xem phụ lục 3).

3.1.3. Điều chỉnh thang đo likert

Bước 1: Sử dụng thang đo các yếu tố văn hóa và KQKD của các doanh

nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh - 4 thành phần VHTC 12 biến quan sát và 1 thành phần KQKD 4 biến quan sát của Nguyễn Tấn Phong (2008) thực hiện cho các doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh, như sau.

Bảng 3. 1: Thang đo VHTC và KQKD của Nguyễn Tấn Phong (2008)

STT Thang đo

I VHTC mang tính Cạnh tranh

1 Công ty luôn quan tâm đến kết quả thành tích đạt được.

2 Cơng ty ln quan tâm đến việc hoàn thành các nhiệm vụ và mục tiêu đã

xác định trước.

3 Cơng ty ln quan tâm đến hình ảnh của mình.

II VHTC mang tính Doanh nhân

4 Cơng ty ln đề cao tính sáng tạo của nhân viên trong việc phát hiện

những ý tưởng mới.

5 Nhân viên luôn sẵn sàng liều mạng và chấp nhận mạo hiểm trong công

việc.

6 Công ty luôn tạo ra những cơ hội để nhân viên tự phát triển mình.

III VHTC mang tính Hành chính

7 Những phong tục tập qn ln được cơng ty duy trì

8 Các điều lệ luôn được áp dụng trong các hoạt động công ty

9 Các công việc trong công ty phải tuân thủ quy trình và thủ tục.

IV VHTC mang tính Tập thể

10 Lịng trung thành của các nhân viên ln được công ty đánh giá cao.

11 Các nhóm ln được cơng ty khuyến khích và duy trì nhằm giải quyết

công việc.

12 Công ty thường tuyển dụng thông qua mối quan hệ quen biết

V KQKD

13 Tốc độ tăng trưởng doanh thu là cao.

14 Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận là cao.

15 Công ty đạt mức tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản cao.

16 Công ty ln đảm bảo khả năng thanh tốn.

Nguồn: Nguyễn Tấn Phong (2008)

Bước 2: Xây dựng bảng câu hỏi phỏng vấn 20 ý kiến cho phù hợp đối tượng khảo sát ở Agribank Bến Tre. Sau đó thu về và đối chiếu lại với các biến ở bước 1 tìm các biến quan sát mới ghi nhận.

Bước 3: Tiến hành nghiên cứu định tính thơng qua phỏng vấn tay đơi tìm ra

thêm những biến quan sát mới.

Bước 4: Tiếp tục nghiên cứu định tính thơng qua thảo luận nhóm với 2

nhóm : nhóm 9 người nam và 9 người nữ nhằm tìm thêm ý kiến mới và loại bỏ những ý không phù hợp ở Agribank Bến Tre. Thảo luận đã làm rõ hơn biến quan sát phù hợp mơi trường văn hóa tại Agribank Bến Tre.

Bước 5: Trên cơ sở các ý kiến đóng góp, bảng câu hỏi khảo sát sơ bộ được

xây dựng gồm 21 biến quan sát cho 4 nhân tố VHTC và 9 biến quan sát cho nhân tố KQKD (xem Bảng 3.2). Tiến hành khảo sát sơ bộ và kiểm định lại thang đo.

Bước 6: Trên cơ sở khảo sát sơ bộ 80 phiếu khảo sát hiệu chỉnh thang đo

cho phù hợp nghiên cứu thành lập bảng câu hỏi chính thức.

Thang đo VHTC và KQKD của Agribank Bến Tre đã được tác giả hiệu chỉnh mã hóa như sau:

Bảng 3. 2: Thang đo, mã hóa VHTC và KQKD tại Agribank Bến Tre

Tên biến Thang đo Ghi chú

VHTCCT VHTC mang tính Cạnh tranh

VHTCCT1 Ngân hàng ln quan tâm đến kết quả thành tích đạt được. NTP

VHTCCT2 Ngân hàng ln quan tâm đến việc hồn thành các nhiệm vụ

và mục tiêu đã xác định trước.

NTP

VHTCCT3 Ngân hàng luôn quan tâm đến hình ảnh thương hiệu của

mình.

NTP

VHTCCT4 Nhân viên ngân hàng có phong cách thái độ tiếp xúc khách

hàng lịch sự, nhiệt tình.

TG

VHTCCT5 Nhân viên ngân hàng thể hiện tính chun nghiệp. TG

VHTCCT6 Có sự cạnh tranh trong nội bộ nhân viên. TG

VHTCDN VHTC mang tính Doanh nhân

VHTCDN1 Ngân hàng ln đề cao tính sáng tạo của nhân viên trong

việc phát hiện những ý tưởng mới.

NTP

VHTCDN2 Nhân viên luôn sẵn sàng cống hiến hết mình trong cơng

việc.

NTP

VHTCDN3 Ngân hàng luôn tạo ra những cơ hội để nhân viên tự phát

triển theo định hướng phát triển của ngân hàng.

NTP

VHTCDN4 Ngân hàng khuyến khích mọi người có ý kiến về những vấn

đề chung.

TG

VHTCDN5 Nhân viên ngân hàng dám chịu trách nhiệm trong công việc. TG

VHTCHC VHTC mang tính Hành chính

VHTCHC1 Các điều lệ luôn được áp dụng trong các hoạt động ngân

hàng.

NTP

VHTCHC2 Các công việc trong ngân hàng ln phải tn thủ quy trình

và thủ tục.

NTP

VHTCHC3 Nhân viên ngân hàng tuyệt đối tuân thủ mệnh lệnh cấp trên. TG

VHTCHC4 Nhân viên ngân hàng thận trọng trong quyết định các công

việc.

TG

Tên biến Thang đo Ghi chú

VHTCHC6 Chuẩn mực đạo đức của nhân viên luôn được ngân hàng coi

trọng.

TG

VHTCTT VHTC mang tính Tập thể

VHTCTT1 Lịng trung thành của các nhân viên luôn được ngân hàng

đánh giá cao.

NTP

VHTCTT2 Các nhóm ln được ngân hàng khuyến khích và duy trì

nhằm giải quyết công việc.

NTP

VHTCTT3 Nhân viên ngân hàng luôn chú trọng sự chia sẽ, giúp đỡ lẫn

nhau.

TG

VHTCTT4 Những phong tục tập qn ln được duy trì. TG

KQKD KQKD theo các chỉ tiêu tài chính

KQKD1 Đạt được tốc độ tăng trưởng doanh thu như kế hoạch. NTP

KQKD2 Đạt được tốc độ tăng trưởng lợi nhuận như kế hoạch. NTP

KQKD3 Đạt mức tỷ suất lợi nhuận như kế hoạch. NTP

KQKD4 Ngân hàng luôn đảm bảo khả năng thanh toán. NTP

KQKD5 Đạt được sự tăng trưởng thị phần cao hơn so với đối thủ

cạnh tranh.

TG

KQKD6 Phát triển những sản phẩm dịch vụ mới đáp ứng yêu cầu

khách hàng.

TG

KQKD7 Đạt được năng lực cạnh tranh cao. TG

KQKD8 Đạt được sự hài lòng của khách hàng. TG

KQKD9 Cung cấp giá trị vượt trội cho khách hàng. TG

NTP: của tác giả Nguyễn Tấn Phong;TG: Tác giả Nguồn : Tác giả tổng hợp từ khảo sát định tính

Như vậy, Sau khi thu thập được các yếu tố VHTC tác giả tiến hành mã hóa từ

thang đo VHTC (12 biến) và thang đo KQKD (4 biến) đã được hiệu chỉnh thành 21 biến đo lường văn hóa tổ chức và 9 biến quan sát đo lường KQKD. Thang đo điều chỉnh sẽ được sử dụng để điều tra các mẫu quan sát. Trong đó những thang đo được in nghiêng là những phát hiện mới tại Agribank Bến Tre.

3.2. Cơ sở lý thuyết kiểm định thang đo

3.2.1. Cơ sở lý thuyết kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha

Sử dụng Cronbach‘s alpha để kiểm định độ tin cậy các tham số ước lượng trong tập dữ liệu theo từng nhóm yếu tố trong mơ hình. Những biến khơng đảm bảo độ tin cậy sẽ bị loại ra khỏi tập dữ liệu.

Hệ số Cronbach alpha cho biết mức độ tương quan giữa các biến tổng trong bảng câu hỏi và được dùng để tính độ thay đổi của từng biến và mối tương quan giữa các biến. Tiêu chuẩn đánh giá:

- Các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation) <0.3 sẽ bị loại và khi Cronbach alpha có giá trị từ 0.6 trở lên thì thang đo được xem là đảm bảo độ tin cậy.

- Theo quy ước, nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng Cronbach alpha từ 0.8 trở

lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng được. Cũng có nhiều nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người

trả lời trong bối cảnh nghiên cứu ( Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005

trích từ Nunually, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995).

3.2.2. Cơ sở lý thuyết phân tích nhân tố EFA.

Phân tích nhân tố để nhóm các biến ít tương quan với nhau thành các nhân tố mà các biến trong đó có sự tương quan với nhau hơn, từ đó hình thành các nhân tố đại diện nhưng vẫn mang đầy đủ thông tin so với số lượng biến ban đầu.

Phân tích nhân tố bao gồm các bước sau:

Bước 1: kiểm định sự thích hợp của phân tích nhân tố đối với các dữ liệu ban

đầu bằng chỉ số KMO và giá trị thống kê Barlett. Tiêu chuẩn đánh giá:

- Chỉ số KMO> 0.5

- Mức ý nghĩa quan sát nhỏ (sig<0.05)

Bước 2: Phương pháp trích nhân tố và phương pháp xoay nhân tố sẽ được tiến

hành để xác định số lượng các nhân tố được trích và xác định các biến thuộc từng nhân tố. Tiêu chuẩn đánh giá:

- Chỉ những nhân tố nào có Eigenvalue >1 sẽ được giữ lại trong mơ hình phân tích vì những nhân tố này có tác dụng tóm tắt thơng tin tốt hơn so với những nhân tố có Eigenvalue < 1.

- Hệ số Factor loading: là hệ số tương quan đơn biến và nhân tố, hệ số factor loading > 0.5. Biến sẽ thuộc nhân tố nào mà tại đó biến có hệ số loading lớn nhất. Những biến nào không thỏa các tiêu chuẩn trên sẽ bị loại.

3.3. Kết quả nghiên cứu VHTC ảnh hưởng lên KQKD của Agribank Bến Tre. 3.3.1. Kết quả nghiên cứu sơ bộ (xem phụ lục 2) 3.3.1. Kết quả nghiên cứu sơ bộ (xem phụ lục 2)

Sau khi phân tích Cronbach‘s alpha và EFA của dữ liệu khảo sát sơ bộ điều phù hợp. Kết quả xoay nhân tố cho 5 nhân tố của biến độc lập và 2 nhân tố ở biến phụ thuộc. Nhân tố VHTC mang tính cạnh tranh phân thành 2 nhân tố, do số mẫu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp hoàn thiện văn hóa tổ chức nhằm nâng cao kết quả kinh doanh tại agribank bến tre (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)