Tập hợp thứ hai là những yếu tố có tác dụng thúc đẩy. Bao gồm: Thành tích, thành tựu đạt được (Achievement); Sự cơng nhận thành tích (Recognition for achievement); Sự tự chủ trong công việc (The work itself); Trách nhiệm (Responsibility); Sự thăng tiến và phát triển (Growth or advancement) (Herzberg, 1987). Các yếu tố thúc đẩy là những yếu tố liên quan đến nội dung công việc. Khi thiếu vắng các yếu tố thúc đẩy, người công nhân sẽ biểu lộ sự khơng hài lịng, lười biếng và thiếu sự thích thú làm việc. Những điều này gây ra sự bất ổn về mặt tinh thần (Herzberg, 1959).
Khi áp dụng vào bài nghiên cứu, ta có thể thấy được hầu hết các yếu tố trong hai nhóm của thuyết Herzgerg đều có liên quan đến các thành phần của thang đo JDI mà tác giả đã lựa chọn để nghiên cứu.
2.2.4. Thuyết thành tựu của McClelland (1988)
Lý thuyết của McClelland tập trung vào ba loại nhu cầu của con người: nhu cầu về thành tựu, nhu cầu về quyền lực và nhu cầu về liên minh. Chúng được định nghĩa như sau (Robbins, 2002):
Nhu cầu về thành tựu là sự cố gắng để xuất sắc, để đạt được thành tựu đối với bộ chuẩn mực nào đó, nổ lực để thành cơng.
Nhu cầu về quyền lực là nhu cầu khiến người khác cư xử theo cách họ mong muốn.
Nhu cầu về liên minh là mong muốn có được các mối quan hệ thân thiện và gần gũi với người khác.
Ở bài nghiên cứu của tác giả, nhu cầu thành tựu được thể hiện dưới dạng đặc điểm công việc. Nhu cầu liên minh được thể hiện ở mối quan hệ với cấp trên và đồng nghiệp. Cuối cùng, nhu cầu quyền lực được thể hiện ở biến đào tạo và thăng tiến.
2.2.5. Thuyết kỳ vọng của Vroom (1964)
Vroom cho rằng hành vi và động cơ làm việc của con người không nhất thiết được quyết định bởi hiện thực mà nó được quyết định bởi nhận thức của con người về những kỳ vọng của họ trong tương lai. Khác với Maslow và Herzberg, Vroom không tập trung vào nhu cầu của con người mà tập trung vào kết quả. Lý thuyết này xoay quanh ba khái niệm cơ bản (Kreitner & Kinicki, 2007) hay ba mối quan hệ (Robbins, 2002):
o Expectancy (kỳ vọng): là niềm tin rằng nỗ lực sẽ dẫn đến kết quả tốt. Khái niệm này được thể hiện thông qua mối quan hệ giữa nỗ lực và kết quả.
o Instrumentality (tính chất cơng cụ): là niềm tin rằng kết quả tốt sẽ dẫn đến phần thưởng xứng đáng. Khái niệm này được thể hiện qua mối quan hệ giữa kết quả và phần thưởng.
o Valence (hóa trị): là mức độ quan trọng của phần thưởng đối với người thực hiện công việc. Khái niệm này được thể hiện thông qua mối quan hệ giữa phần thưởng và mục tiêu cá nhân.
Vroom cho rằng người nhân viên chỉ có được động lực làm việc khi nhận thức của họ về cả ba khái niệm hay ba mối quan hệ trên là tích cực. Nói các khác là khi họ tin rằng nỗ lực của họ sẽ cho ra kết quả tốt hơn, kết quả đó sẽ dẫn đến phần thưởng xứng đáng và phần thưởng đó có ý nghĩa và phù hợp với mục tiêu cá nhân của họ.
(được điều chỉnh từ hình vẽ của Robbins, 2002)