Sơ lược về thị trường gỗ mỹ nghệ Việt Nam thời gian gần đây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp phát triển thương hiệu gỗ phạm gia đến năm 2017 (Trang 39 - 40)

6. Kết cấu của luận văn 4-

2.1 Tổng quan về Công ty TNHH SXTM Phạm Mai

2.1.1 Sơ lược về thị trường gỗ mỹ nghệ Việt Nam thời gian gần đây

Ngành gỗ mỹ nghệ Việt Nam có truyền thống lâu đời từ hàng trăm ngàn năm nay, gắn liền với tên những làng nghề, phố nghề truyền thống, được biểu hiện qua những sản phẩm độc đáo, tinh xảo và hoàn mỹ. Mỗi sản phẩm đều mang sắc thái văn hóa riêng, những đường nét độc đáo qua bàn tay tinh xảo, điêu luyện của các nghệ nhân. Ngày nay, hàng gỗ mỹ nghệ Việt Nam, trong đó có nhiều sản phẩm của các làng nghề truyền thống đã có mặt và được ưa chuộng trên thị trường thế giới.

Bên cạnh đó, ngành cơng nghiệp chế biến gỗ liên tục phát triển mạnh, kim ngạch xuất khẩu hàng năm tăng ở mức cao đã khẳng định vị trí của Việt nam trên thị trường Quốc tế. Trong đó, nhóm sản phẩm gỗ mỹ nghệ kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt doanh số tương đối cao. Kim ngạch xuất khẩu hàng gỗ mỹ nghệ trong những năm qua tuy chưa lớn nhưng có vai trị quan trọng trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đặc biệt là kinh tế nông thôn. Ngành gỗ mỹ nghệ Việt Nam đang phát triển rất nhanh chóng và trở thành một trong những ngành xuất khẩu chính trong khu vực. Với thị trường rộng lớn, gỗ mỹ nghệ được xuất khẩu ra hơn 100 quốc gia trên thế giới và hình ảnh của Việt Nam đang ngày càng được các nhà nhập khẩu quan tâm.

Theo số liệu thống kê, năm 2013 doanh số xuất khẩu đồ gỗ đạt khoảng 5,37 tỉ USD. Số liệu từ các công ty khảo sát thị trường và như nhận định từ các chuyên gia trong ngành, sức tiêu thụ đồ gỗ mỹ nghệ trong nước trong năm qua là cao hơn 2 tỉ USD. Tuy vậy, có một thực tế đang diễn ra là, trên 80% thị phần đồ gỗ mỹ nghệ nước ta đang thuộc về các cơng ty đa quốc gia, cơng ty có vốn đầu tư từ nước ngồi, doanh nghiệp Việt Nam chỉ chiếm phần nhỏ. Từ những số liệu trên có thể thấy rằng, tiềm năng thị trường đồ gỗ mỹ nghệ trong nước là rất lớn. Do sức tiêu thụ rất lớn của thị trường thành phố cũng như những tiềm năng trong tương lai, khá nhiều sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ nước ngồi đã và đang tìm cách xâm nhập thị trường, trong đó có nhiều tên tuổi lớn trên thị trường quốc tế như SB (Thái Lan), Kian (Malaixia).

Một chuyên gia trong ngành đã nói rằng: “Miếng bánh thị phần đồ gỗ mỹ nghệ trong nước rất ngon nhưng thời gian qua chúng ta đã để nó cho các cơng ty nước ngoài ăn hết. Giờ đây quay về thị trường chỉ còn một miếng nhỏ, …”. Do vậy, lúc này cần chăm chút hơn với thị trường trong nước, bởi vì thị trường trong nước là đa dạng thị trường, ít phụ thuộc vào các thị trường khác. Bên cạnh đó sẽ hạn chế được nhiều rủi cho cho doanh nghiệp. Vì hiện tại đơn đặt hàng trong nước cũng có giá trị khơng thua kém gì đơn đặt hàng xuất khẩu. Điều hiển nhiên nữa là, thị trường trong nước đã đủ lớn, đủ hấp dẫn doanh nghiệp Việt. Đồ gỗ mỹ nghệ Việt Nam đã chinh phục được các thị trường vốn khó tính nhất của nước ngồi thì khơng lý do gì lại khơng được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng cả. Thế nên cần quản trị tốt, đặc biệt là xây dựng được thương hiệu mạnh tại thị trường trong nước thì doanh nghiệp sẽ phát triển bền vững hơn so với việc đi tìm cơ hội ở thị trường ngồi cịn đang tiềm ẩn rất nhiều rủi ro do nền kinh tế còn bất ổn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp phát triển thương hiệu gỗ phạm gia đến năm 2017 (Trang 39 - 40)