Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy kiều hối có tác động tiêu cực tớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của kiều hối và sự phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế ở châu á thái bình dương (Trang 26 - 29)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

2.2. Tổng Quan Các Nghiên Cứu Trước Đây

2.2.1. Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy kiều hối có tác động tiêu cực tớ

tới tăng trưởng kinh tế

Các lý thuyết nền tảng của kiều hối thường nghiên cứu mục đính của việc di cư và ảnh hưởng vi mơ của nó. Những lý thuyết ban đầu này thường có những quan

điểm tiêu cực về kiều hối và các nghiên cứu thấy rằng kiều hối khơng có tác động

tích cực tới tăng trưởng kinh tế. Bởi vì kiều hối thường được sử dụng cho tiêu dùng và sinh hoạt hằng ngày. Những người tiếp nhận kiều hối có thể coi đây là nguồn thu nhập của họ và họ dễ dàng bị tổn thương nếu có sự biến động xảy ra. Những nhà nghiên từ những năm 1960 đến 1980 cho rằng kiều hối không thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vì kiều hối được dùng cho tiêu dùng như mua nhà, thực phẩm, quần áo, và thậm chí là trả nợ mà không phải đầu tư sản xuất theo như Yéro Baldé (2009). Lipton (1980) chỉ ra rằng có đến 90% giá trị kiều hối tiếp nhận được dùng cho tiêu dùng hằng ngày; kết quả nghiên cứu của Massey et al. (1987) cho thấy đối với những người di cư Mexico thì 68% đến 86% tiền tiết kiệm chủ yếu cũng dùng cho nhu cầu thiết yếu được trích theo Yéro Baldé (2009). Hơn nữa, những nghiên cứu này cũng cho thấy kiều hối làm bóp méo sự phát triển xã hội khi mà những gia đình có thành viên đi di cư nước ngồi thì sẽ tạo ra bất bình đẳng tài sản giữa các hộ gia đình nên dẫn đến sự bất bình đẳng trong xã hội.

Chami, R. et al., (2003) cho rằng sự tác động của kiều hối tới tăng trưởng kinh tế là vấn đề đáng quan tâm của các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách. Cả hai nhóm này đều quan tâm vì kiều hối là nguồn tài chính bổ sung cho thị trường kể cả nước đang phát triển và nước phát triển. Vì vậy, việc làm rõ sự ảnh hưởng của kiều hối giúp các nhà kinh tế cũng như các nhà hoạch định chính sách có cái nhìn đúng đắn về nó. Tác giả sử dụng dữ liệu bảng với 113 quốc gia từ 1970-1998. Phương trình ban đầu của tác giả với biến phụ thuộc là tăng trưởng GDP bình qn đầu người thực và biến giải thích bao gồm: tỷ lệ kiều hối của người lao động cư trú ở nước ngoài gửi về trên GDP, GDP bình quân đầu người kỳ trước, đầu tư nội địa trên GDP, lạm phát, biến giả khu vực, dòng vốn tư nhân ròng trên

18

GDP. Để bắt kịp với sự thay đổi của kiều hối cá nhân thì tác giả thay đổi biến tỷ lệ kiều hối trên GDP bằng tốc độ tăng trưởng của biến này. Khi đo lường kiều hối bằng tốc độ tăng trưởng thì kết quả cho thấy kiều hối có tác động nghịch chiều với tăng trưởng kinh tế và có ý nghĩa thống kê. Để kiểm tra kiều hối có quan hệ phi tuyến hay không, tác giả sử dụng biến bình phương của kiều hối thì thấy biến này mang dấu âm và có ý nghĩa thống kê nhưng biến tỷ lệ kiều hối trên GDP có dấu dương và khơng có ý nghĩa thống kê. Để giải quyết vấn đề nội sinh giữa kiều hối và tăng trưởng kinh tế, tác giả sử dụng các biến công cụ với phương pháp TSLS. Vấn đề nội sinh được tác giả lý giải như sau: kiều hối được gửi về quê hương để đáp ứng thu nhập thấp trước đây và sau đó họ cố gắng lao động để có thu nhập tốt hơn. Tác giả chọn chênh lệch thu nhập giữa GDP bình quân đầu người ở nước tiếp nhận so với GDP bình quân đầu người ở nước gửi kiều hối và nước Mỹ được chọn làm đại diện là nước gửi kiều hối. Vì vậy, bước đầu tác giả hồi quy phương trình với biến phụ thuộc là biến nội sinh (tỷ lệ kiều hối của người lao động trên GDP), với biến công cụ là chênh lệch thu nhập giữa hai quốc gia và chênh lệch tỷ lệ lãi suất thực tiền gửi của mỗi quốc gia so với Mỹ. Tiếp theo, hồi quy phương trình gồm biến phụ thuộc là tốc độ tăng trưởng với biến giải thích là tỷ lệ đầu tư nội địa trên GDP, tỷ lệ kiều hối trên GDP lấy giá trị ước tính thích hợp ở giai đoạn một, tỷ lệ vốn tư nhân ròng trên GDP. Kết quả cho thấy, hệ số ước lượng của tỷ lệ kiều hối trên GDP tỷ lệ nghịch với tăng trưởng kinh tế. Với mơ hình này và kết quả thực nghiệm, tác giả chỉ ra rằng kiều hối khó có thể là nguồn vốn cho sự phát triển kinh tế. Theo tác giả, muốn chuyển kiều hối thành nguồn vốn cho sự phát triển kinh tế đòi hỏi phải thay đổi bản chất của kiều hối. Điều này cũng có nghĩa là phải có các chính sách để thuyết phục những người chuyển tiền và người nhận tiền rằng họ sẽ có lợi hơn bằng cách đầu tư một phần lớn kiều hối vào sản xuất. Điều này là một nhiệm vụ khá khó khăn vì hầu như do hồn cảnh thiếu thốn của gia đình nên họ phải di cư sang nước khác. Theo ơng động lực chính mà người di cư gửi kiều hối về nước là họ muốn giúp cho gia đình, người thân của mình có được cuộc sống tốt hơn. Tồn tại cùng với mối quan hệ ngược chiều giữa kiều hối và sự tăng trưởng kinh tế là vấn đề rủi ro

19

đạo đức. Những người nhận kiều hối coi kiều hối là một khoản thu nhập lao động và từ đó giảm nỗ lực trong cơng việc. Tác động của rủi ro đạo đức có thể lớn và ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế.

Glytsos (2005) sử dụng mơ hình TSLS với mẫu gồm 5 nước: Egypt, Greece, Jordan, Morocco và Portugal trong giai đoạn 1969-1998. Với kết luận rằng, kiều hối làm giảm sự tăng trưởng hơn là giúp tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia này.

Barajas, A, Chami, R, Fullenkamp, C., Gapen, M., and Montiel, P. (2009) với dữ liệu bảng 84 nước trong giai đoạn 1970-2004 được trung bình hóa 5 năm. Nghiên cứu gồm hai bộ dữ liệu có tất cả các nước trong mẫu hoặc chỉ có những nước mới nổi. Biến giải thích cho kiều hối là tỷ lệ kiều hối trên GDP và các biến kiểm sốt của mơ hình là tốc độ GDP bình quân đầu người thực, tỷ lệ thương mại trên GDP, cung tiền trên GDP, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ đầu tư trực tiếp nước ngồi trên GDP, cán cân ngân sách chính quyền trung ương trên GDP, tốc độ phát triển trên GDP, chỉ số rủi ro chính trị. Các biến đều được lấy logarit. Tác giả lần lượt đưa ba biến vào ba phương trình: đầu tiên chỉ có chỉ tiêu là tỷ lệ kiều hối của người lao động trên GDP. Phương trình tiếp theo tác giả đưa thêm biến tỷ lệ kiều hối trên GDP bình phương vào. Phương trình thứ ba gồm tỷ lệ kiều hối trên GDP và biến tương tác giữa tỷ lệ kiều hối trên GDP với tỷ lệ cung tiền M2 trên GDP. Tác giả sử dụng tỷ lệ kiều hối của tất cả các nước còn lại trong mẫu nghiên cứu trên GDP là biến công cụ của mơ hình. Bước đầu, tác giả hồi quy phương trình nội sinh để tìm ra giá trị biến cơng cụ thích hợp. Sau đó, lấy giá trị biến cơng cụ này để hồi quy cho phương trình bằng phương pháp OLS sử dụng biến cơng cụ với hiệu ứng cố định. Kết quả nghiên cứu thấy rằng có mối quan hệ nghịch chiều giữa kiều hối và tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Theo tác giả, kiều hối không thúc đẩy tăng trưởng kinh tế là do kiều hối không phục vụ đầu tư mà chủ yếu viện trợ cho gia đình để mua các nhu cầu cuộc sống hằng ngày.

20

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của kiều hối và sự phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế ở châu á thái bình dương (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)