Dữ Liệu Nghiên Cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của kiều hối và sự phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế ở châu á thái bình dương (Trang 46 - 52)

CHƯƠNG 3 : MƠ HÌNH, DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Dữ Liệu Nghiên Cứu

Phần này sẽ trình bày chi tiết về dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu gồm chỉ số kiều hối, chỉ số phát triển tài chính, tăng trưởng kinh tế cũng như các biến kiểm sốt trong mơ hình tăng trưởng. Dữ liệu được lấy từ chỉ số phát triển thế giới của NHTG ở 27 nước thuộc Châu Á–Thái Bình Dương trong khoảng thời gian từ 2000–2013 với Phụ lục 27.

Biến phụ thuộc của mơ hình là tốc độ tăng trưởng GDP bình qn đầu người thực.

GDP bình quân đầu người là tổng sản phẩm nội địa chia cho dân số giữa năm. GDP là tổng giá trị gia tăng của tất cả những nhà sản xuất nội địa trong nền kinh tế cộng bất kỳ các khoản thuế và trừ bất kỳ các khoản trợ cấp mà khơng được tính vào giá trị sản xuất. Nó khơng bao gồm các khoản khấu hao tài sản hay cạn kiệt và suy thoái tài nguyên thiên nhiên.

Trong bài nghiên cứu này, dữ liệu kiều hối được lấy từ NHTG và được định nghĩa trong sổ tay của cán cân thanh toán quốc tế IMF lần 6. Định nghĩa gồm hai phần:

Nguồn kiều hối thứ nhất là tiền lương của nhân viên, được định nghĩa là lượng kiều hối có được do người lao động khơng thường trú ở nước ngồi gồm tiền lương, tiền cơng. Họ là những người làm việc xa quê hương, hay làm việc theo mùa vụ, hay người lao động làm việc theo hợp đồng ngắn hạn hoặc những người thường trú tại quê hương nhưng làm việc cho những doanh nghiệp nước ngoài như đại sứ quán tại nước đó.

Nguồn kiều hối thứ hai chính là lượng kiều hối có được thơng qua chuyển tiền cá nhân. Lượng kiều hối này là khoản thu nhập của cá nhân thường trú hoặc khơng thường trú ở nước ngồi được chuyển bằng tiền mặt hoặc hiện vật chuyển về quê hương, gia đình họ. Những người này đã di cư hoặc di cư nhưng chưa định cư

38

bao gồm tất cả các khoản chuyển từ cá nhân thường trú và cá nhân không thường trú. Đối với các khoản chuyển tiền hỗ trợ tài chính cho người thân ở nước ngồi như sinh viên đi du học, đi chữa bệnh ở nước ngồi và khơng phải là cư dân ở nước ngồi thì khơng bao gồm trong chuyển tiền cá nhân mà được ghi nhận vào chuyển tiền đi du lịch trong cán cân chuyển giao vãng lai của cán cân thanh toán quốc tế IMF.

Biến động của kiều hối bằng độ lệch chuẩn của tỷ số kiều hối trên GDP tiếp nhận từ nước ngoài theo chu kỳ 3 năm.

Chỉ số phát triển tài chính được đo lường bằng hai chỉ số là tín dụng của khu vực tư nhân trên GDP và cung tiền M2 trên GDP. Tín dụng nội địa của khu vực tư nhân là mức độ mà khu vực tư nhân được các tổ chức tài chính tài trợ bằng cho vay, đáp ứng các khoản giao dịch thương mại, đầu tư. Tổ chức tài chính bao gồm ngân hàng trung ương, ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính khác. Cung tiền M2 bao gồm các khoản tiền gửi không kỳ hạn của các ngân hàng tại ngân hàng quốc gia và tiền giấy cũng như tiền kim loại trong lưu hành, các tiền có thể sử dụng làm phương tiện thanh tốn, các khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn.

Biến tương tác giữa kiều hối và phát triển tài chính bằng tỷ lệ kiều hối trên GDP nhân với chỉ số phát triển tài chính (DC hoặc M2).

Biến đầu tư nội địa bao gồm giá trị cải thiện đất như làm hàng rào, mương, cống, mua nhà máy, máy móc và trang thiết bị, xây dựng đường xá, trường học, bệnh viện, nhà ở dân cư của khu vực tư nhân và các trung tâm thương mại… .

Tỷ lệ lạm phát đo lường bằng chỉ số giá tiêu dùng thể hiện sự thay đổi tỷ lệ phần trăm hàng năm trong chi phí của người tiêu dùng trung bình của một rổ hàng hóa và dịch vụ có thể được cố định hoặc thay đổi trong khoảng thời gian quy định, chẳng hạn như hàng năm.

39

Chi tiêu chính phủ bao gồm tất cả các khoản chi thường xuyên của chính phủ cho việc mua hàng hóa và dịch vụ (bao gồm cả tiền lương nhân viên) trên GDP. Nó cũng bao gồm hầu hết các chi tiêu về quốc phòng và an ninh quốc gia, nhưng khơng bao gồm chi phí qn sự của chính phủ.

Tỷ lệ nhập học bậc tiểu học bằng tổng số học sinh nhập học bậc tiểu học bất kể tuổi tác chia cho tổng dân số đến độ tuổi nhập học bậc tiểu học.

Tốc độ tăng trưởng dân số là tỷ lệ tăng trưởng dân số từ năm t-1 đến năm t. Dân số dựa trên số thực tế đang sống trên đất nước, bất kể tình trạng pháp lý hay quốc tịch ngoại trừ những người tị nạn không được giải quyết vĩnh viễn trong nước tị nạn.

Độ mở thương mại là tổng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ trên GDP.

3.3. Phương Pháp Nghiên Cứu

Mục đích của bài nghiên cứu này là tìm ra mối liên hệ giữa kiều hối của những người di cư có thể là nguồn tiềm năng cho sự tăng trưởng kinh tế của nước tiếp nhận hay không. Câu hỏi này đã được nhiều nhà nghiên cứu thảo luận nhưng còn hạn chế ở các nước Châu Á–Thái Bình Dương. Trong bài này dựa trên mơ hình của Nyamongoa, E. et al. (2012) để phân tích dữ liệu bảng với 27 nước thuộc Châu Á–Thái Bình Dương trong giai đoạn từ 2000 – 2013.

Đầu tiên, để kiểm định liệu rằng kiều hối có tác động tới sự tăng trưởng kinh tế hay không nên bài nghiên cứu chưa đưa biến biến động kiều hối vào mơ hình cũng như chỉ số phát triển tài chính, biến tương tác. Nên mơ hình có phương trình hồi quy như sau:

YPCGi,t = (1-1)YPCRi,t-1 +2REMYi,t +3GIi,t + 4INFi,t + 5GOVi,t + 6PRIi,t + 7POPi,t + 8TRi,t + t + i + i,t (phương trình (1))

40

Sau đó, để xem xét sự biến động của kiều hối có ảnh hưởng tới sự tác động của kiều hối tới tăng trưởng kinh tế hay không, mô hình đưa biến biến động kiều hối vào mơ hình:

YPCGi,t = (1-1)YPCRi,t-1 +2REMYi,t + 3REMVi,t +4GIi,t + 5INFi,t + 6GOVi,t + 7PRIi,t + 8POPi,t+ 9TRi,t + t + i + i,t (phương trình (2))

Cuối cùng, để xem xét liệu độ sâu tài chính của quốc gia tiếp nhận có ảnh hưởng tới sự tác động của kiều hối lên tăng trưởng kinh tế hay không nên nghiên cứu sẽ đưa biến tương tác (DCREMY hay M2REMY) vào mơ hình để kiểm chứng:

YPCGi,t = (1-1)YPCRi,t-1 +2REMYi,t + 3FDi,t + 4(REMY.FD)i,t

+5GIi,t + 6INFi,t + 7GOVi,t + 8PRIi,t + 9POPi,t+ 10TRi,t + t + i + i,t

(phương trình (3))

Nếu kết quả cho hệ số biến tương tác là âm và có ý nghĩa thống kê thì kiều hối và phát triển tài chính thay thế cho nhau trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Những nước có độ sâu tài chính thấp thì kiều hối càng có ý nghĩa trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ngược lại, một chỉ số dương của biến tương tác và có ý nghĩa thống kê thì kiều hối và phát triển tài chính bổ sung cho nhau. Những nước càng có độ sâu tài chính càng tạo điều kiện thuận lợi cho kiều hối thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Đầu tiên, bài nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp OLS với hồi quy gộp, hiệu ứng cố định và hiệu ứng ngẫu nhiên mà không giải quyết vấn đề nội sinh và các ước lượng hồi quy có thể bị chệch. Vấn đề nội sinh xảy ra dựa trên giả thuyết rằng kiều hối có thể tác động tới tăng trưởng kinh tế ở nước tiếp nhận và do đó ảnh hưởng tới giá trị kiều hối tương lai có thể tiếp nhận. Theo Chami et al., (2003) có tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa kiều hối và tăng trưởng kinh tế. Vì phát sinh mối quan hệ nhân quả này nên ước lượng OLS khơng thoả mãn các giả định của nó. Nếu muốn sử dụng phương pháp OLS phải thỏa mãn các giả định sau:

41

- Mơ hình hồi quy là tuyến tính. - Phần dư có giá trị kỳ vọng bằng 0. - Khơng có hiện tượng đa cộng tuyến.

- Khơng có hiện tượng nội sinh hay biến giải thích khơng có tương quan với phần dư.

- Khơng có hiện tượng phương sai thay đổi. - Khơng có hiện tượng tự tương quan. - Phần dư có sai số chuẩn.

Vì vậy, để giải quyết vấn đề này, bài nghiên cứu dùng phương pháp hồi quy bình phương hai bước bé nhất và tìm biến cơng cụ mà có mối tương quan cao với biến nội sinh nhưng không tương quan với biến sai số. Theo Chami et al., (2008) để tìm một biến cơng cụ cho kiều hối là một vấn đề quan trọng. Vì có thể với các biến cơng cụ khác nhau thì có thể ra kết quả ước lượng khác nhau. Do đó, việc tìm biến cơng cụ cho biến nội sinh kiều hối là một thách thức lớn cho các nhà nghiên cứu. Một số lý thuyết trước đây sử dụng khoảng cách giữa hai quốc gia như Rajan và Subramanian (2005) nhưng đã phải đối mặt với những lời chỉ trích từ nhiều nhà nghiên cứu khác. Do biến này bị các nhược điểm là khơng thay đổi theo thời gian. Vì lý do này theo Nyamongoa, E. et al. (2012) thì giá trị độ trễ của biến nội sinh thường được sử dụng làm biến công cụ. Đối với Chami et al., (2008) thì biến độ trễ của biến nội sinh thường bị đánh giá thấp và ơng có đưa ra các biến cơng cụ tiềm năng như chi phí giao dịch. Tuy nhiên, biến chi phí giao dịch thì thường khơng có dữ liệu và khơng quan sát trực tiếp được. Do đó, phải tìm một biến mà có thể quan sát được và có mối tương quan với kiều hối cũng như bao gồm sự thay đổi của chi phí giao dịch. Chami et al., (2008) đề nghị là tất cả kiều hối của các quốc gia còn lại trong mẫu nghiên cứu. Theo ông tuy công cụ này không loại bỏ được tất cả vấn đề nội sinh, tuy nhiên nó cải thiện đáng kể đối với biến trễ của biến nội sinh. Việc sử

42

dụng biến công cụ ngoại sinh này đã loại bỏ mối quan hệ nhân quả với các yếu tố vĩ mô ở trong nước. Do đó, biến cơng cụ để giải quyết vấn đề nội sinh trong bài nghiên cứu là tỷ lệ kiều hối trên GDP của các quốc gia còn lại trong mẫu nghiên cứu và độ trễ của biến nội sinh. Sau đó, bài nghiên cứu sẽ kiểm tra tính tương thích và tính phù hợp của biến cơng cụ. Biến nào thỏa mãn điều kiện biến công cụ tức là có mối quan hệ với biến nội sinh và khơng có tương quan với sai số của mơ hình. Sau đó, bài nghiên cứu sẽ hồi quy với phương pháp TSLS.

Bước đầu, hồi quy theo phương pháp OLS và TSLS với hồi quy gộp, hiệu ứng cố định và hiệu ứng ngẫu nhiên cho phương trình (1) cũng như phương trình (2) để so sánh kết quả. Tiếp theo, bài nghiên cứu sử dụng kiểm định F-test để kiểm tra giá trị của mơ hình giữa mơ hình hiệu ứng cố định và mơ hình dạng gộp. Nếu giá trị F-test cho ta bác bỏ giả thuyết H0 nghĩa là các yếu tố đặc thù của các đất nước khác nhau sẽ tác động khác nhau tới tăng trưởng kinh tế. Điều này có thể cho thấy, mơ hình tốt nhất để kiểm định chỉ có thể là mơ hình hiệu ứng cố định hoặc mơ hình hiệu ứng ngẫu nhiên. Để lựa chọn giữa hai mơ hình này thì nghiên cứu sẽ thực hiện bằng cách sử dụng kiểm định Hausman. Sau khi kiểm định Hausman, nếu kết quả là chấp nhận H0 nghĩa là mơ hình hiệu ứng ngẫu nhiên thì hợp lý nhất. Nếu mơ hình nào được lựa thì sử dụng phương pháp OLS và TSLS để hồi quy tiếp phương trình (3) để giải quyết các vấn đề nghiên cứu.

43

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của kiều hối và sự phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế ở châu á thái bình dương (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)