Mơ Hình Nghiên Cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của kiều hối và sự phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế ở châu á thái bình dương (Trang 40 - 46)

CHƯƠNG 3 : MƠ HÌNH, DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Mơ Hình Nghiên Cứu

Trong bài nghiên cứu này, các biến và mơ hình chủ yếu dựa trên mơ hình của bài nghiên cứu Nyamongoa, E. et al. (2012) và sử dụng phương pháp hồi quy bình phương hai bước nhỏ nhất. Phương pháp TSLS được nhiều tác giả trên thế giới sử dụng để giải quyết vấn đề nội sinh giữa kiều hối với tăng trưởng kinh tế. Đối với nghiên cứu này, tác giả sẽ sử dụng biến công cụ là biến trễ của biến nội sinh để giải quyết vấn đề nội sinh của mơ hình. Dựa vào mơ hình của các tác giả Nyamongoa, E. et al. (2012) nên mơ hình phân tích về tác động kiều hối đến tăng trưởng kinh tế được đo lường như sau:

YPCGi,t = (1-1)YPCRi,t-1 + 2REMYi,t + 3REMVi,t + 4FDi,t + 5(REMY.FD)i,t +6 Xi,t + t + i + i,t

Trong mơ hình này cho thấy rằng kiều hối và phát triển tài chính có tầm quan trọng trong tăng trưởng kinh tế.

Trong đó:

YPCGi,t: tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người thực tế ở quốc gia i tại thời điểm t (được logarit trong mơ hình).

YPCRi,t-1 : GDP bình quân đầu người thực ở quốc i tại thời điểm t-1.

REMYi,t : tỷ lệ kiều hối tiếp nhận từ nước ngoài trên GDP ở quốc gia i tại

thởi điểm t. Theo Giuliano and Ruiz-Arranz (2008), Nyamongoa, E. et al. (2012), thì giá trị kiều hối càng lớn sẽ ảnh hưởng càng mạnh tới tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, theo Chami, R.et al (2003), IMF (2005) thì kiều hối có tác động nghịch chiều hoặc khơng có tác động tới tăng trưởng kinh tế.

32

REMVi,t : đo lường độ biến động của kiều hối là độ lệch chuẩn của tỷ số kiều

hối trên GDP tiếp nhận từ nước ngoài của quốc gia i tại thời điểm t. Các lý thuyết trước đây thấy rằng nếu có một cú sốc kinh tế sẽ ảnh hưởng tới lượng kiều hối chuyển về từ nước ngồi thơng qua hệ thống ngân hàng. Điều này làm giảm sự phát triển tài chính cả khu vực tư nhân và khu cư vực cơng. Khó khăn trong tài chính khiến việc đầu tư của doanh nghiệp bị đình trễ và ảnh hưởng tới sự tăng trưởng kinh tế. Theo Nyamongoa, E. et al. (2012), biến động kiều hối càng cao thì càng làm hạn chế sự tăng trưởng kinh tế.

FDi,t : tỷ lệ tín dụng khu vực tư nhân trên GDP (DC) hoặc cung tiền M2 trên

GDP (M2) ở quốc gia i tại thời điểm t theo Nyamongoa, E. et al. (2012) và Chami, R. et al (2003). Bài nghiên cứu sẽ sử dụng lần lượt hai chỉ số này trong mơ hình. Theo Nyamongoa, E. et al. (2012) cho thấy tầm quan trọng của phát triển tài chính đối với tăng trưởng kinh tế là còn yếu và khơng có ý nghĩa thống kê. Ngược lại, Giuliano and Ruiz-Arranz (2008) đã sử dụng 4 chỉ số tài chính là tỷ lệ tín dụng khu vực tư nhân trên GDP, tỷ lệ tín dụng nội địa của khu vực ngân hàng trên GDP, tỷ lệ cung tiền M2 trên GDP, tỷ lệ tổng các khoảng tiền gửi (khơng kỳ hạn, có kỳ hạn, gửi tiết kiệm, ngoại tệ) trên GDP và cho thấy phát triển tài chính có tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế.

REMY.FD i,t: biến tương tác đại diện cho sự tác động của kiều hối lên tăng

trưởng kinh tế thơng qua yếu tố phát triển tài chính. Theo lý thuyết trước đây thì biến tương tác giữa kiều hối và phát triển tài chính có thể là “bổ sung” hay “thay thế” cho nhau. Những người ủng hộ lý thuyết “thay thế” lập luận rằng kiều hối sẽ giúp tăng trưởng kinh tế nếu tài chính kém phát triển (Giuliano and Ruiz-Arranz, 2008). Điều này được lập luận rằng những nước kém phát triển tài chính thì người nghèo khó tiếp cận được tín dụng, do đó, kiều hối sẽ là nguồn bổ sung và bù đắp cho sự thiếu hụt này. Những người ủng hộ lý thuyết “bổ sung” như Aggarwal et al., 2010 và Nyamongoa, E. et al. (2012) lập luận rằng nơi nào càng phát triển tài chính thì nơi đó kiều hối càng có tác động lên tăng trưởng mạnh hơn sau khi đã điều chỉnh

33

mối quan hệ nhân quả và các sai số trong đo lường. Lý thuyết này dựa trên cơ sở là nước càng phát triển tài chính thì chi phí gửi kiều hối về nước càng thấp hơn, an toàn và nhanh hơn. Nước nhận kiều hối sẽ tiếp nhận giá trị lớn hơn và giúp tăng trưởng kinh tế hơn.

Xi,t: các biến kiểm sốt mà kiều hối có ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế

thường được sử dụng trong các mơ hình tăng trưởng như tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ tổng đầu tư nội địa trên GDP, tốc độ phát triển dân số, nguồn nhân lực; tỷ lệ chi tiêu chính phủ trên GDP và độ mở thương mại. Chi tiết được trình bày sau đây:

GI: tỷ lệ vốn đầu tư nội địa trên GDP. Các lý thuyết cho thấy vốn đầu tư nội

địa đồng biến với tăng trưởng kinh tế. Theo Nyamongoa, E. et al. (2012) và Giuliano and Ruiz-Arranz (2008) thì đầu tư nội địa giúp tăng trưởng kinh tế.

INF: phần trăm thay đổi hằng năm trong chỉ số giá tiêu dùng. Lạm phát thể

hiện sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô của một nước. Hầu như các lý thuyết cho thấy, lạm phát thì nghịch biến với tăng trưởng kinh tế và đặc biệt vào thời kỳ bất ổn thì giá cả sẽ biến động nhiều hơn nên làm giảm tăng trưởng kinh tế hơn theo Nyamongoa, E. et al. (2012); NHTG (2006); Giuliano and Ruiz-Arranz (2008). Nhưng Ahmad N., and Joyia U. S., (2012) cho thấy rằng tỷ lệ lạm phát giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

GOV: tỷ số tiêu dùng của chính phủ trên GDP đại diện cho chi tiêu của chính

phủ. Nhưng chỉ số này cịn tùy thuộc vào mục đích tiêu dùng của chính phủ. Nhiều lý thuyết về sự tiêu dùng chính phủ có thể đồng biến hay nghịch biến với tăng trưởng kinh tế. Ảnh hưởng nghịch biến dựa trên giả thuyết là chính phủ các nước lớn có xu hướng chèn lấn khu vực tư nhân hoặc lãng phí trong tiêu dùng của chính phủ theo Nyamongoa, E. et al. (2012). Ngược lại, nghiên cứu Giuliano & Ruiz- Arranz (2008) cho thấy chi tiêu chính phủ đồng biến với tăng trưởng, dựa trên giả thiết là chi tiêu lớn có thể tạo thuận lợi và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

34

PRI: tỷ lệ nhập học bậc tiểu học trên GDP. Các lý thuyết trước đây đều cho

thấy có mối quan hệ đồng biến giữa biến nguồn nhân lực với tăng trưởng kinh tế như Nyamongoa, E. et al. (2012) đã sử dụng biến này như biến kiểm soát trong hồi quy tăng trưởng kinh tế và đại diện cho nguồn nhân lực.

POP: tốc độ tăng trưởng dân số. Tỷ lệ này nghịch biến với tăng trưởng kinh

tế và có ý nghĩa thống kê theo Kelly el at. (1995) và đại diện cho nguồn nhân lực con người.

TR: tỷ số tổng xuất khẩu và nhập khẩu trên GDP.

t : tác động của những biến số thay đổi theo thời gian nhưng lại có tác động

như nhau giữa các quốc gia.

i : tác động của những biến số khác nhau giữa các quốc gia nhưng rất ít hay

khơng thay đổi theo thời gian.

i,t : sai số ngẫu nhiên trong mơ hình.

Như vậy mơ hình nghiên cứu được thể hiện chi tiết như sau:

YPCGi,t = (1-1)YPCRi,t-1 +2REMYi,t + 3REMVi,t + 4FDi,t + 5(REMY.FD)i,t +6GI + 7INF + 8GOV + 9PRI + 10POP+ 11TR + t + i + i,t

35

Bảng 3.1: Mô tả các biến trong mơ hình nghiên cứu và kỳ vọng về dấu của từng biến

Biến Tên biến Bài nghiên cứu sử dụng Kỳ

vọng dấu YPCG Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người thực - Nyamongoa, E. et al. (2012) - Giuliano & Ruiz-Arranz (2008)

YPCR

Biến trễ của biến GDP bình quân đầu

người thực

- Nyamongoa, E. et al. (2012) (-) - Giuliano & Ruiz-Arranz (2008) (-)

-

REMY

Kiều hối tiếp nhận từ nước ngoài

- Giuliano & Ruiz-Arranz (2008), Nyamongoa, E. et al. (2012) (+)

- Chami, R.et al (2003) (-)

+

REMV Mức độ biến động

của kiều hối.

- Nyamongoa, E. et al. (2012) (-) -

GI Tổng đầu tư - Nyamongoa, E. et al. (2012) (+)

- Giuliano & Ruiz-Arranz (2008) (+)

+

INF

Tỷ lệ lạm phát - Ahmad N., and Joyia U. S., (2012) (+)

- Nyamongoa, E. et al. (2012); NHTG (2006); Giuliano & Ruiz-Arranz (2008) (-)

-

GOV Chi tiêu của chính

phủ

- Giuliano & Ruiz-Arranz (2008) (+) - Nyamongoa, E. et al. (2012) (-)

-

PRI Tỷ lệ nhập học bậc

tiểu học

36

POP Tốc độ tăng trưởng

dân số

- Giuliano & Ruiz-Arranz (2008)(+) - Kelly et al. (1995) (-)

-

TR Độ mở thương mại - Nyamongoa, E. et al. (2012) +

DC Tín dụng nội địa - Giuliano & Ruiz-Arranz (2008) (+) - Damar et al. (2006) (-)

+

M2 Cung tiền mở rộng - Giuliano & Ruiz-Arranz (2008) (+) - Damar et al. (2006) (-)

+

DCREMY Biến tương tác giữa DC và REMY

- Nyamongoa, E. et al. (2012) (+) - Giuliano & Ruiz-Arranz (2008) (-)

-

M2REMY Biến tương tác giữa M2 và REMY

- Giuliano & Ruiz-Arranz (2008) (-) -

Nguồn: Dữ liệu được lấy từ Ngân hàng thế giới (Worldbank)

Một số đất nước bị thiếu dữ liệu thì được bổ sung từ Ngân Hàng Châu Á-Thái Bình Dương (phụ lục 26).

Đối với các biến chính trong mơ hình nghiên cứu, tác giả kỳ vọng biến kiều hối có tác động tích cực lên tăng trưởng kinh tế. Do kiều hối ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương chảy về với giá trị lớn và có thể thúc đẩy kinh tế thơng qua giảm đói nghèo, tích lũy vốn vật chất, tích lũy vốn nguồn nhân lực và đầu tư nội địa theo UNESCAP (2014). Với một sự biến động của kiều hối thì kiều hối có thể sẽ ảnh hưởng xấu tới tăng trưởng kinh tế theo như Nyamongoa, E. et al. (2012). Đối với các nước thuộc khu vực Châu Á-Thái Bình Dương thì phần lớn là nước đang phát triển nên kiều hối được kỳ vọng sẽ bổ sung vào hạn chế tín dụng của các nước này. Kết quả hệ số của biến này sẽ cho thấy mối quan hệ giữa kiều hối và phát triển tài chính là bổ sung cho nhau. Do đó, hệ số của biến tương tác này được kỳ vọng là mang dấu âm.

37

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của kiều hối và sự phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế ở châu á thái bình dương (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)