Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy kiều hối khơng có tác động tớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của kiều hối và sự phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế ở châu á thái bình dương (Trang 36 - 40)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

2.2. Tổng Quan Các Nghiên Cứu Trước Đây

2.2.3. Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy kiều hối khơng có tác động tớ

tới tăng trưởng kinh tế

Một số nghiên cứu trước cho thấy kiều hối thì khơng có ảnh hưởng tới tăng

trưởng kinh tế như IMF (2005), Rao and Gazi Hassan (2009), Yuka wakayama

(2009).

IMF (2005) sử dụng dữ liệu của 101 quốc gia, bao gồm cả đất nước đang phát triển và đất nước phát triển trong giai đoạn 1970-2003. Dữ liệu kiều hối được lấy ở NHTG theo định nghĩa sổ tay cán cân thanh toán của IMF. Tổng kiều hối bao gồm 3 yếu tố là kiều hối của người người lao động, tiền lương nhân viên, chuyển tiền cho mục đích di cư. Trong thời gian nghiên cứu, các quốc gia này có lượng kiều hối tăng đáng kể do tăng số lượng người di cư ra nước ngồi để có thu nhập gửi về quê hương khi đất nước đang có tốc độ tăng trưởng yếu. Phương trình tốc độ tăng trưởng bao gồm các biến giải thích là logarit của biến trễ thu nhập bình quân đầu người, biến giáo dục (tỷ lệ tốt nghiệp trung học), logarit của tuổi thọ, đầu tư, lạm phát, cán cân ngân sách, độ mở thương mại và sự phát triển tài chính. Nghiên cứu cố gắng giải quyết vấn đề nội sinh bằng biến công cụ. Theo Rajan and Subramanian (2005), IMF (2005) dùng hai biến là địa lý và văn hóa làm biến cơng cụ. Hai biến này đều là biến ngoại sinh, có liên quan đến sự di cư nên ảnh hưởng tới dòng chảy kiều hối. Biến địa lý là khoảng cách giữa quốc gia nhận kiều hối và quốc gia mà có số lượng người dân đến di cư nhiều nhất. Biến văn hóa đại diện cho biến giả của ngơn ngữ (có hay khơng sự giống nhau về ngôn ngữ giữa hai quốc gia nhận và gửi kiều hối). Nghiên cứu chỉ ra rằng khơng có mối liên hệ trực tiếp giữa tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người thực và kiều hối. Mặt khác, khơng có mối quan hệ giữa kiều hối với mức độ giáo dục, giữa kiều hối với tỷ lệ đầu tư trên GDP.

28

Rao and Gazi Hassan (2009) sử dụng dữ liệu bảng gồm 40 nước, thuộc giai đoạn 1965-2004. Do có một vài nước khơng có dữ liệu đầy đủ nên tác giả sử dụng mơ hình bảng khơng cân bằng. Trong bài tác giả lần lượt dùng hai định nghĩa của kiều hối là REMRAT (tất cả kiều hối của những người không sống trong nước), WRRAT (chỉ những người không phải là cư dân ở nước nhận kiều hối nhưng là cư dân ở nước gửi kiều hối) để kiểm tra. REMRAT thì có tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế nhưng khơng có ý nghĩa thống kê. WRRAT có ý nghĩa thống kê 10% nhưng lại nghịch chiều với tăng trưởng kinh tế. Mơ hình của tác giả với biến phụ thuộc là tốc độ tăng trưởng kinh tế và với các biến kiểm soát được logarit như độ mở thương mại (tổng xuất nhập khẩu trên GDP), cung tiền M2 trên GDP, tín dụng đối với khu vực tư nhân trên GDP, tỷ số đầu tư nội địa trên GDP, tỷ số đầu tư nước ngồi trên GDP, tỷ số chi tiêu chính phủ trên GDP, tỷ lệ lạm phát. Đầu tiên, tác giả sẽ dùng phương pháp OLS với mơ hình gộp, hiệu ứng cố định và hiệu ứng ngẫu nhiên để kiểm tra liệu kiều hối có ảnh hưởng tích cực tới tăng trưởng kinh tế hay không mặc dù gặp vấn đề nội sinh. Kết quả cho thấy, tỷ lệ kiều hối trên GDP thì khơng có ý nghĩa thống kê, cịn các biến kiểm sốt như độ mở thương mại, lạm phát, chi tiêu chính phủ , tín dụng đối với khu vực tư nhân thì nghịch biến với tăng trưởng kinh tế và có ý nghĩa. Hệ số M2 trên GDP, đầu tư nội địa trên GDP, đầu tư nước ngoài trên GDP cùng chiều với tăng trưởng kinh tế. Tiếp theo, tác giả chạy với phương pháp SGMM của Arellano and Bond để giải quyết vấn đề nội sinh nhưng kiều hối dường như khơng có ảnh hưởng trực tiếp tới tăng trưởng kinh tế.

Mục đích của Yuka wakayama (2009) là để kiểm tra mối quan hệ giữa kiều hối và GDP bình quân đầu người ở các nước đang phát triển, thông qua các phương pháp thực nghiệm trong khu vực ECA. ECA là một khu vực bao gồm các quốc gia có tỷ lệ kiều hối trên GDP tương đối cao, do đó kiều hối sẽ ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển kinh tế của các nước này. Điều này sẽ giúp việc phân tích các tác động của kiều hối dễ dàng hơn. Dữ liệu để phân tích hồi quy dựa vào chỉ số phát triển thế giới (WDI), bao gồm 8 quốc gia ECA (Albania, Armenia, Bosnia and Herzegovina, Georgia, Kyrgyz Republic, Moldova, Serbia and Tajikistan ) từ 1989

29

đến 1999. Tác giả lựa chọn các mơ hình hồi quy đa tuyến tính để nghiên cứu liệu kiều hối của những người di cư có thể là một nguồn lực cho tăng trưởng GDP trong các nước đang phát triển hay không. Tác giả đã sử dụng 3 biến giải thích: tỷ lệ kiều hối trên GDP (RMT), đầu tư trực tiếp nước ngoài trên GDP (FDI) và tỷ lệ vốn tích lũy gộp trên GDP (GCF). Tất cả các biến đều được logarit. Kết quả chạy mơ hình hồi quy cho thấy mơ hình này là khơng đủ để giải thích cho sự tăng trưởng GDP bình quân đầu người với R2 = 0,032857. Nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ của kiều hối trên GDP cao khơng có tác động mạnh đối với tăng trưởng GDP bình quân đầu người mặc dù với số lượng lớn. Ngồi ra, cho thấy các nước ECA có tỷ lệ kiều hối trên GDP cao là các nước đang phát triển. Kết quả cho thấy rằng kiều hối trên GDP khơng phải là một nhân tố chính trong tăng trưởng GDP bình qn đầu người. Tóm lại, kiều hối trên GDP khơng có một mối liên hệ mạnh mẽ với GDP bình quân đầu người.

Trong thời đại hội nhập kinh tế tồn cầu như hiện nay thì vấn đề thu hút nhân lực từ mọi nơi trên thế giới xảy ra mạnh mẽ, đặc biệt dân di cư có tay nghề cao. Nhiều nghiên cứu trước đây đã tranh luận về sự ảnh hưởng của chảy máu chất xám của những người di cư có tay nghề cao hay thành cơng trong giáo dục có tác động như thế nào tới tăng trưởng của một quốc gia. Faini, R. (2007) lập luận rằng vì những người di cư có thể kiếm được nhiều tiền hơn nên kiều hối mới được gửi về cho người thân của họ ở quê nhà. Do đó, việc họ sống lâu hơn ở nước ngồi cũng nhằm để có thể gửi nhiều tiền hơn nữa cho người thân ở quê nhà. Người ta thường cho rằng các tác động tiêu cực của việc chảy máu chất xám có thể được giảm nhẹ bởi tác động tích cực của nó, có nghĩa là khi họ đi ra nước ngồi và có điều kiện để họ phát triển về mặt chun mơn hơn nên sau này có thể thông qua kiều hối gửi tiền về giúp tăng trưởng kinh tế ở quê nhà. Tuy nhiên, tác giả chỉ ra rằng điều này khơng phải hồn tồn là đúng. Bởi vì giả sử ở trường hợp người di cư có tay nghề cao thì có nhiều khả năng đi từ các gia đình giàu có và vì vậy việc gửi kiều hối của họ về đất nước là thấp hơn.

30

Rõ ràng từ những lý thuyết trên, cho thấy sự mơ hồ giữa các lý thuyết. Do tầm quan trọng của kiều hối và sự phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế nên cần nghiên cứu kỹ lưỡng hơn để đưa ra những lý luận chặt chẽ hơn cho Châu Á- Thái Bình Dương nhằm đưa ra chính sách quản lý hiệu quả hơn đối với nguồn kiều hối.

Như vậy, các kết quả nghiên cứu đóng góp trước đây đều nghiên cứu dựa trên số liệu toàn cầu và chưa thấy nhiều kết quả nghiên cứu cụ thể cho riêng Châu Á-Thái Bình Dương. Những lý thuyết liên quan tới sự phát triển tài chính trên thế giới rất nhiều nhưng sự tác động của kiều hối trong việc phát triển tài chính để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở Châu Á-Thái Bình Dương thì cịn hạn chế. Vì vậy, trong bài nghiên cứu này sẽ tiến hành nghiên cứu trong thời gian từ 2000-2013 và cập nhật tới thời điểm gần nhất để thấy được ảnh hưởng của kiều hối thơng qua sự phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế.

31

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của kiều hối và sự phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế ở châu á thái bình dương (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)