Kết Quả Thống Kê Mô Tả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của kiều hối và sự phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế ở châu á thái bình dương (Trang 52 - 56)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Kết Quả Thống Kê Mô Tả

2000-2013

Variable Number of

Observations Mean

Standard

Deviation Minimum Maximum

ypcg 378 4.1 3.9 -7.4 33.0 ypcr 351 7.5 1.4 5.5 10.5 remy 377 6.4 9.2 0.02 49.3 remv 378 0.9 1.9 0.0 19.6 gi 369 24.1 7.5 7.4 57.7 inf 377 5.9 5.0 -1.7 38.6 pop 378 1.2 0.7 -2.6 2.6 pri 333 104.5 13.3 56.1 142.9 gov 370 12.9 4.7 3.5 25.9 tr 370 84.4 39.6 20.3 220.4 dc 378 53.9 47.5 0.12 219.3 m2 377 67.2 48.9 7.9 248.7 dcremy 377 212.9 318.3 0.2 1832.0 m2remy 376 288.2 388.7 0.6 2462.5

Nguồn: Thống kê mô tả khi chạy Stata

Trong mẫu nghiên cứu với các nước Châu Á-Thái Bình Dương thì tỷ lệ kiều hối trên GDP từ 0.02% (Nhật Bản năm 2005) đến 49.3% (Tajikistan năm 2008). Do đó, biến tỷ lệ kiều hối trên GDP có mức độ biến động khá lớn 9.2% với mức độ trung bình 6.4%. Các biến chỉ số phát triển tài chính cũng dao động mạnh: đối với biến tỷ lệ tín dụng của khu vực tư nhân trên GDP có mức trung bình 53.9%, thấp nhất là từ 0.12% (Cộng hồ Kyrgyz năm 2011) đến 219.3% (Nhật Bản năm 2000). Đối với biến tỷ lệ cung tiền trên GDP có mức trung bình 67.2%, thấp nhất từ 7.9% (Tajikistan năm 2001) đến 248.7% (Nhật Bản vào năm 2013). Do sự dao động mạnh của biến tỷ lệ kiều hối trên GDP và các biến chỉ số phát triển tài chính nên các

44

biến tương tác cũng dao động khá lớn với độ biến động của biến DCREMY là 318.3% và biến M2REMY là 388.7%.

Biến tăng trưởng kinh tế có giá trị nhỏ nhất là -7.4% của quốc gia Vanuatu vào năm 2002 và giá trị lớn nhất là 33% của quốc gia Azerbaijan vào năm 2006. Vanuatu vốn là một nước nông nghiệp sản xuất để xuất khẩu và ngành du lịch là chủ yếu. Vào năm 2001 tỷ lệ giữa nhập khẩu và xuất khẩu của Vanuatu là 4:1 đồng thời vào năm 2002 giá trị ngành du lịch bị giảm mạnh nên dẫn đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của Vanuatu là -7.4%, thấp nhất trong giai đoạn 2000-2013. Và một số đất nước có nền kinh tế bị suy giảm trong thời gian nghiên cứu như Nhật Bản (2008, 2009, 2011), Papua New Guinea (2000, 2001, 2002, 2003), Vanuatu (2001, 2002 với -7.4%, 2010, 2011, 2012), Australia (2009), Cambodia, Georgia, Kazakhstan, Malaysia, Mongolia, Philippines, Thailand (2009), Samoa (2009, 2010, 2013)… Hầu như các nước đều bị suy giảm kinh tế ở thời điểm 2009 nên có thể giải thích là do bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới trong thời kỳ 2007- 2009. Tuy nhiên, các nước trong mẫu nghiên cứu hầu như đều tăng trưởng kinh tế nên trung bình mang dấu dương là 4.1% với độ lệch chuẩn là 3.9%.

Đối với các biến khác như biến tỷ lệ vốn đầu tư trên GDP, biến tốc độ tăng trưởng dân số, biến tỷ lệ tốt nghiệp bậc tiểu học, biến chi tiêu chính phủ trên GDP và biến độ mở thương mại có mức độ biến động khơng cao. Biến tốc độ tăng trưởng dân số có giá trị nhỏ nhất là -2.6% của Sri Lanka vào năm 2012 và giá trị lớn nhất là 2.6% của Kazakhstan vào năm 2009.

Riêng biến tỷ lệ lạm phát thì có biên độ biến động khá lớn so với trung bình là 5%. Biến này có giá trị nhỏ nhất là -1.7% của quốc gia Việt Nam vào năm 2000 và giá trị lớn nhất là 38.6% của quốc gia Tajikistan vào năm 2001. Giai đoạn sau năm 1995 chứng kiến cuộc khủng hoảng Châu Á và hệ quả của nó, giá cả thế giới và tổng cầu (cầu về hàng hóa trong nước và cầu hàng Việt Nam từ quốc tế) giảm mạnh. Giai đoạn này được đánh dấu bởi tỷ lệ lạm phát thấp, thậm chí có thời kỳ giảm phát nhẹ đầu tiên vào năm 2000 với tỷ lệ lạm phát được tính là -1,7%. Cịn

45

đối với Tajikistan vào năm 2001 có tỷ lệ lạm phát cao là do sự bất ổn của chính trị trong nước và sau đó đã được chính phủ giải quyết giúp đất nước có tỷ lệ lạm phát giảm và vừa phải của những năm sau này.

Bảng 4.2 dưới đây sẽ thể hiện mức độ tương quan giữa các biến trong mơ hình nghiên cứu. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỷ lệ thuận với biến tỷ lệ vốn đầu tư nội địa trên GDP, biến tỷ lệ lạm phát, biến tỷ lệ tốt nghiệp bậc tiểu học và biến độ mở thương mại. Ngược lại, tốc độ tăng trưởng kinh tế tỷ lệ nghịch với biến tỷ lệ kiều hối trên GDP, biến biến động của tỷ lệ kiều hối trên GDP, biến tốc độ phát triển dân số, biến tỷ lệ chi tiêu chính phủ trên GDP, biến tỷ lệ cung tiền trên GDP, biến tỷ lệ tín dụng nội địa cấp cho khu vực tư nhân trên GDP và với các biến tương tác.

Mối tương quan giữa các biến hầu như khá yếu do các hệ số tương quan đều nhỏ hơn 0.5. Riêng hệ số giữa biến trễ GDP bình quân đầu người thực với biến tỷ lệ cung tiền trên GDP, giữa biến trễ GDP bình qn đầu người thực với tỷ lệ tín dụng cấp cho khu vực tư nhân trên GDP, giữa biến kiều hối trên GDP và các biến tương tác có hệ số tương quan lớn hơn 0.5 nên hàm hồi quy khi có các cặp biến này bị nghi ngờ có hiện tượng đa cộng tuyến. Thực hiện kiểm định VIF để xác định hiện tượng đa cộng tuyến ở các mơ hình có các cặp biến này. Kết quả kiểm định VIF ở phụ lục 1 đều nhỏ hơn 10, điều này cho thấy chưa kết luận được có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra trong mơ hình. Và nghiên cứu dùng dữ liệu bảng và phương pháp ước lượng truyền thống hai giai đoạn (TSLS) nên sẽ giúp hạn chế phần nào vấn đề đa cộng tuyến.

46

Bảng 4.2 Ma trận tương quan giữa các biến trong mơ hình nghiên cứu

Pwcorr ypcg Ypcr remy Remv Gi Inf pop Pri gov Tr dc m2 dcremy m2remy

Ypcg 1.00 Ypcr -0.24 1.00 Remy -0.11 -0.35 1.00 Remv -0.08 -0.25 0.66 1.00 Gi 0.37 0.15 -0.30 -0.18 1.00 Inf 0.20 -0.40 0.23 0.16 -0.09 1.00 Pop -0.14 -0.34 0.02 0.10 -0.22 0.10 1.00 Pri 0.11 -0.12 0.14 0.09 0.22 -0.05 -0.07 1.00 Gov -0.30 0.55 0.11 0.07 -0.07 -0.22 -0.26 -0.15 1.00 Tr 0.13 -0.14 -0.02 0.01 0.00 0.09 0.17 -0.12 -0.07 1.00 Dc -0.16 0.73 -0.31 -0.22 0.31 -0.39 -0.34 0.03 0.28 -0.04 1.00 m2 -0.17 0.63 -0.32 -0.22 0.32 -0.43 -0.27 0.12 0.25 -0.08 0.90 1.00 Dcremy -0.17 -0.19 0.76 0.45 -0.20 0.16 -0.13 0.27 0.10 -0.06 -0.08 -0.12 1.00 m2remy -0.18 -0.31 0.82 0.45 -0.21 0.16 -0.03 0.31 0.05 -0.07 -0.17 -0.14 0.91 1.00

47

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của kiều hối và sự phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế ở châu á thái bình dương (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)