Kiểm Định Giá Trị Của Biến Công Cụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của kiều hối và sự phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế ở châu á thái bình dương (Trang 56 - 57)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2. Kiểm Định Giá Trị Của Biến Công Cụ

Theo Chami et al., (2003); Faini (2007) thì khả năng có mối quan hệ nhân quả giữa kiều hối và tăng trưởng kinh tế ảnh hưởng tới độ tin cậy của các ước lượng hệ số. Mối quan hệ nhân quả này dựa trên thực tế là kiều hối có thể ảnh hưởng tới tăng trưởng của quốc gia tiếp nhận kiều hối và sẽ ảnh hưởng tới giá trị dòng kiều hối trong tương lai. Chami et al., (2003) sử dụng tỷ lệ kiều hối trên GDP của tất cả các nước còn lại trong mẫu nghiên cứu làm biến công cụ và Nyamongoa, E. et al. (2012) thì dùng độ trễ của tỷ lệ kiều hối trên GDP.

Đối với biến cơng cụ, trước tiên kiểm tra tính tương thích của biến cơng cụ bằng cách thực hiện hồi quy các biến công cụ (độ trễ của biến kiều hối hoặc tỷ lệ kiều hối của các quốc gia còn lại trên GDP) và biến ngoại sinh (biến trễ tốc độ tăng trưởng kinh tế, biến đầu tư, biến lạm phát, biến tốc độ tăng trưởng dân số, biến chi tiêu chính phủ, biến độ mở thương mại) cho biến nội sinh (biến kiều hối). Với giả thuyết H0 là biến cơng cụ khơng có mối tương quan với biến nội sinh.

REMYi,t = (1-1)YPCRi,t-1 +2REMYi,t-1 (hoặc Zi,t-1) +3GIi,t + 4INFi,t + 5GOVi,t +

6PRIi,t + 7POPi,t+ 8TRi,t + i,t

Tiếp theo, kiểm tra biến cơng cụ có phù hợp hay khơng, nghĩa là kiểm tra tính giá trị của biến công cụ. Sử dụng phương pháp hồi quy TSLS với các biến công cụ. YPCGi,t = (1-1)YPCRi,t-1 +2REMYi,t +3GIi,t + 4INFi,t + 5GOVi,t + 6PRIi,t +

7POPi,t + 8TRi,t + i,tIV

Sau đó hồi quy phần dư với tất cả các biến công cụ như sau:

i,tIV = (1-1)YPCRi,t-1 +2REMYi,t-1 (hoặc Zi,t-1) +3GIi,t + 4INFi,t + 5GOVi,t + 6PRIi,t + 7POPi,t+ 8TRi,t + i,t

48

Bằng cách sử dụng chỉ số LM-statistic để kiểm tra giả thuyết H0: biến công cụ

là phù hợp. Nếu LM Statistics = N*R2

> phân phối Chi-suqares thì bác bỏ giả thuyết

Ho, ngược lại chấp nhận giả thuyết Ho.

Đối với biến công cụ là tỷ lệ kiều hối trên GDP của tất cả các nước còn lại khi kiểm tra tính tương thích thì kết quả cho thấy giá trị P-value của biến công cụ (z) là 0.212 (phụ lục 2). Điều này đồng nghĩa là chấp nhận giả thuyết H0, biến cơng

cụ khơng có mối tương quan với biến nội sinh. Như vậy biến cơng cụ này khơng tương thích trong mơ hình nghiên cứu.

Đối với biến độ trễ của biến nội sinh, kết quả trên stata về kiểm tra tính tương thích của biến cơng cụ cho biến nội sinh thì thấy giá trị P-value của biến công cụ (z) là 0.000 (phụ lục 3), điều này đồng nghĩa bác bỏ giả thuyết H0, biến cơng cụ có mối tương quan với biến nội sinh. Do đó, biến cơng cụ này có tính tương thích. Nếu biến cơng cụ đã thỏa mãn điều kiện tính tương thích thì phải kiểm tra thêm điều kiện biến cơng cụ có giá trị (tính phù hợp). Bài nghiên cứu sử dụng chỉ số LM- statistic để kết luận biến cơng cụ có phù hợp hay khơng. Kết quả trên stata (phụ lục 4) cho thấy:

The LM test statistic is: 4.4755363 And the 10% critical value is: 12.017037

Chỉ số LM test statistic = 4.4755363< the 10% critical value Chi-suqares = 12.017037.

Như vậy, Chỉ số LM test statistic nhỏ hơn giá trị Chi-suqares 10% nên kết quả cho thấy là chấp nhận H0, biến cơng cụ có giá trị. Do đó, biến độ trễ của biến nội sinh là cơng cụ có tính tương thích và có giá trị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của kiều hối và sự phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế ở châu á thái bình dương (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)