Với sự quan tâm của chính phủ, quyết tâm của ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và các cơ quan chức năng về đầu tư và phát triển vận tải hành khách công cộng ở thủ đô Hà Nội. Được thể hiện thông qua chủ trương “ coi vận tải hành khách công cộng là con đường duy nhất để đảm bảo giao thông đô thị được thông suốt, an toàn lịch sự và văn minh cần phải được ưu tiên phát triển”.
3.1.2 Quy hoạch phát triển giao thông vận tải thủ đô Hà Nội đến năm 2020
1. Mục tiêu quy hoạch phát triển giao thông vận tải thủ đô Hà Nội.
Quy hoạch mạng lưới giao thông thủ đô Hà Nội phải đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân đô thị, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Quy hoạch phát triển hệ thồng giao thông ở thủ đô Hà Nội từ nay đến năm 2020 phải tương ứng với tầm vóc thủ đô của một nước văn minh, có vị trí xứng đáng trong khu vực Đông Nam Á và thế giới, phù hợp với sự phát triển bền vững của tương lai lâu dài của đất nước.
2. Nguyên tắc có bản để xây dựng quy hoạch phát triển giao thông đô thị Hà Nội
+ Phát triển mạng lưới cơ sở hạ tầng giao thông đô thị phải đồng bộ với quy hoạch khác như: quy hoạch đô thị về phân bô dân cư và quy hoạch hệ thống công trình đô thị công cộng đô thị công cộng theo phương châm “ làm gọn, làm dứt điểm, phục vụ lâu dài”
+ Xây dựng và phát triển giao thông vận tải đô thị đến năm 2020 phải xây dựng được cơ sở hạ tầng giao thông bao gồm: Giao thông động và giao thông tĩnh phải đạt tỷ lệ bình quân 20-25% đất đô thị. Đối với khu vực nội thành theo quyết định 108/1998/ quy định của thủ tướng chính phủ.
+ Xây dựng và phát triển hành khách công cộng là nhiệm vụ trọng tâm, đảm bảo tỷ lệ vận tải hành khách công cộng đến năm 2020 là 50-60% nhu cầu của người dân đô thị Hà Nội.
+ Đầu tư để phát triển vận tải giao thông đô thị là một trong những trọng điểm đầu tư về cơ sở hạ tầng quốc gia. Xây dựng một lộ trình hợp lý, theo kế hoạch 5 năm và hàng năm để ưu tiên giải quyết các vấn đề cấp bách, tạo sự đột phá cho phát triển giao thông đô thị Hà Nội.
3. Những phương thức lựa chọn vận tải đô thị của thủ đô Hà Nội đến năm 2020.
Hiện nay các thành phố lớn trên 1 triệu dân ở các nước phát triển, vận tải hành khách đóng vai trò quan trọng và chủ yếu trong giao thông đô thị. Thực tế ở các nước phát triển trên thế giới tỷ lệ đảm nhận của vận tải hành khách công cộng có thể đạt được từ 60-80% nhu cầu đi lại của người dân trong thành phố. Theo quy hoạch thủ đô Hà Nội đến năm 2020 dân số Hà Nội và các đô thị xung quanh khoảng từ 4,5-5 triệu người (theo quyết định số 108/1998/ QĐ-TTg). Quy hoạch các
phương tiện vận tải của thủ đô Hà Nội đến năm 2020 phải dựa trên dự báo nhu cầu vận tải, kinh nghiệm phát triển vận tải ở các nước phát triển về các phương tiện vận tải ở các nước tiên tiến trong khu vực, trên thế giới có thể dự kiến các phương tiện vận tải ở thủ đô Hà Nội bao gồm:
+ Phương tiện vận tải đường bộ: Phương thức vận tải trên đường bộ chủ yếu bao gồm: Vận tải hành khách công cộng ( xe buýt, taxi, xe ôm) và các phương tiện cá nhân (Ô tô, xe máy, xe đạp). Lộ trình thay đổi các phương tiện vận tải bằng đường bộ nhằm vào mục tiêu tăng trưởng nhanh các phương tiện vận tải hành khách công cộng, giảm các phương tiện cá nhân. Nhưng song song với quá trình này lượng xe con cá nhân do mức sống của người dân ngày càng cao. Do vậy phương tiện vận tải được diễn ra theo tiến trình cụ thể là:
- Phải tăng tỷ trọng vận chuyển hành khách bằng phương tiện công cộng như xe buýt , taxi lên trên 50% nhu cầu đi lại của người dân đô thị vào năm 2020.
- Tăng tỷ trọng xe con các loại trong phương thức vận tải hành khách từ 80% hiện nay lên đến mức 15-20% vào năm 2020.
- Giảm tỷ trọng xe đạp từ 15% xuống còn khoảng 8-9% vào năm 2020.
- Giảm tỷ trọng xe máy hiện nay từ 57,5% xuống còn khoảng 10-15% vào năm 2020.
+ Phương tiện vận tải đường sắt trong đô thị: Thực hiện và đầu tư phát triển giao thông đô thị thành phố Hà Nội đến năm 2020 cần đưa loại phượng tiện vận tải hành khách công công có sức chứa lớn, phù hợp với phát triển bền vững đường sắt đô thị vào hoạt đông ở Hà Nội. Năm 2020 phấn đấu đưa 3 tuyến đường sắt đô thị vào hoạt động như: Yên Viên- Ngọc hồi, ga Hà Nội- ga Hà Đông và ga Hà Nội- Voi Phục- Cầu Giấy- Cầu Diễn vào hoạt động, phấn đấu đạt tỷ lệ hành khách từ 8- 10%. Đến năm 2020 xây dựng 8 tuyến đường sắt đô thị có tổng chiều dài khoảng 168 km và có thể đảm nhận được từ 20-25% lưu lượng hành khách của đô thị. Dự kiến phương thức vận tải hành khách thủ đô Hà Nội đến năm 2020.
Bảng 3.1: Dự kiến cơ cấu phương tiện vận tải ỏ thành phố Hà Nội đến năm 2020
TT Loại phương tiện Đơn vị Năm 2020
1 Xe buýt đô thị và taxi % 30
2 Đường sắt đô thị % 20-25 3 Xe đạp % 7 4 Xe máy % 15 5 Xe con % 15-20 6 Xe khách liên tỉnh và xe khác % 8
3.1.3 Định hướng phát triển của công ty.
- Trở thành Tập đoàn Vận tái Hành khách hàng đầu tại Việt Nam và khu vực. - Cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng nơi Mai Linh có mặt. Xây dựng hlnh ánh dịch vụ vận tái hành khách công cộng thân thiện, văn minh, lịch sự, dễ dàng và chuyên nghiệp.
- Tái cơ cấu tổ chức, thu gọn hoạt động đầu tư, kiên quyết cắt bỏ những hạng mục đầu tư không hiệu quá, tập trung vào 3 nhóm ngành nghề kinh doanh chính là vận tái, du lịch, sán xuất - thương mại. Trong đó, vận tái là nòng cốt với ít nhất 70% vốn đầu tư, báo đám duy trì hình ảnh là đơn vị số một trong ngành vận tái và dịch vụ hạ tầng cho ngành vận tái như trạm dừng nghỉ, bến xe, trạm xăng dầu (tối thiểu 10% nguồn lực).
- Đẩy mạnh việc nghiên cứu thị trường, phát triển hệ thống dịch vụ phụ trợ của ngành vận tái đường bộ và nâng cao hiệu quá kinh doanh tại các địa phương.. - Tiêu chuẩn và đồng bộ hóa chất lượng dịch vụ cho tất cá sán phẩm dịch vụ cung ứng đến khách hàng ở tất cá các nơi mà Mai Linh có mặt
3.2 Giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ taxi Mai Linh Thủ Đô 3.2.1 Phương tiện 3.2.1 Phương tiện