2. Phương tiện.
2.4.1 Theo nhân tố khách quan
1. Quản lý của nhà nước
Hiện nay nhà nước đang quản lý các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải taxi theo quy định số 17/2007/QĐ-BGTVT ngày 26/03/2007 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Nội dung của quy định được tóm tắt như sau:
- Quy định đối với ô tô:
+ Ô tô khi tham gia kinh doanh thì không được sử dụng quá 12 năm; Sổ chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ còn giá trị sử dụng;
+ Phải có đăng ký và gắn biển số do cơ quan có thẩm quyền cấp; Có máy bộ đàm liên hệ với Trung tâm điều hành của doanh nghiệp; Có phù hiệu "XE TAXI" do Sở Giao thông vận tải (Sở Giao thông công chính) cấp.
+ Bên ngoài thân xe taxi phải gắn cố định hộp đèn có chữ "TAXI" hoặc "METER TAXI" bằng chữ in nhìn rõ được cả phía trước và phía sau hộp đèn. Trên hộp đèn có thể ghi thêm tên doanh nghiệp, số điện thoại của doanh nghiệp với cỡ chữ và số nhỏ hơn cỡ chữ "TAXI" hoặc "METER TAXI". Hộp đèn phải được bật sáng đồng thời với hệ thống đèn chiếu sáng của xe. Phía mặt ngoài hai bên thành xe phải ghi tên, số điện thoại doanh nghiệp, biểu trưng lôgô của doanh nghiệp (nếu có), số thứ tự xe taxi (theo số thứ tự của doanh nghiệp quản lý).
+ Đồng hồ tính tiền: Đồng hồ tính tiền được tính bằng tiền Việt Nam (VNĐ) đơn giá trên số ki lô mét lăn bánh; Đồng hồ được lắp ở vị trí hợp lý để khách đi xe và lái xe quan sát dễ dàng; Đồng hồ tính tiền phải được định kỳ kiểm định, kẹp chì theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Khi thay đổi giá cước doanh nghiệp phải báo cáo với cơ quan kiểm định để kiểm tra và kẹp chì lại.
+ Màu sơn hoặc kiểu sơn thân xe đặc trưng của doanh nghiệp mình (không được trùng với doanh nghiệp taxi đã đăng ký trước) với Sở Giao thông vận tải (Sở Giao thông công chính) để quản lý và tạo điều kiện cho khách phân biệt xe của các doanh nghiệp
+ Doanh nghiệp phải có đăng ký kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp, trong đó có loại hình kinh doanh vận tải bằng ôtô phù hợp theo quy định của Chính phủ về điều kiện kinh doanh vận tải bằng ôtô.
+ Doanh nghiệp có đủ số lượng xe bảo đảm chất lượng phù hợp với phương án kinh doanh do doanh nghiệp lập theo loại hình kinh doanh vận tải bằng taxi.
+ Người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải (lãnh đạo doanh nghiệp hoặc Trưởng phòng điều hành vận tải) có trình độ chuyên môn chuyên ngành vận tải từ trung cấp trở lên.
Điều 13. Doanh nghiệp kinh doanh vận tải khách bằng taxi
1. Tổ chức kinh doanh vận tải khách bằng taxi theo đúng các quy định hiện hành.
2. Ký H p ng lao ngợ đồ độ với lái xe taxi. Trang bị đồng phục và biển tên cho lái xe taxi và báo cáo với Sở Giao thông vận tải (Sở Giao thông công chính) địa phương để giám sát thực hiện.
3. Tổ chức cho lái xe taxi tập huấn theo quy định.
4. Tháng 12 hàng năm có báo cáo về tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong năm và kế hoạch thực hiện của năm tiếp theo về Sở Giao thông vận tải (Sở Giao thông công chính) theo mẫu quy định tại Phụ lục 4.
5. Bố trí vị trí đỗ xe taxi tại doanh nghiệp hoặc tại điểm đỗ xe công cộng theo quy định của Sở Giao thông vận tải (Sở Giao thông công chính).
- Quy định đối với lái xe taxi
+ Có lý lịch rõ ràng được chính quyền địa phương (cấp phường hoặc xã) xác nhận; Có giấy chứng nhận sức khoẻ đủ điều kiện lao động của cơ quan y tế có thẩm quyền; Có hợp đồng lao động bằng văn bản với doanh nghiệp.
+ Nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật về giao thông đường bộ; Xuất trình các giấy tờ cần thiết khi có yêu cầu thanh tra, kiểm tra.
+ Bật đồng hồ tính tiền trước khi xe taxi lăn bánh nếu trên xe có khách, phải bật đèn báo hiệu chờ khách khi xe không có khách; Phát hành hoá đơn tài chính theo quy định.
+ Có trách nhiệm hướng dẫn cho khách đi xe và trợ giúp đối với hành khách là người tàn tật, người già, trẻ em và phụ nữ có thai. Có thái độ ứng xử hoà nhã, lịch sự đối với hành khách đi xe.
+ Được tập huấn chuyên môn nghiệp vụ theo giáo trình thống nhất do Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam tổ chức và được cấp "Giấy chứng nhận tập huấn lái xe taxi"
+ Khi làm nhiệm vụ lái xe phải mặc đồng phục, đeo biển tên theo quy định của doanh nghiệp và mang theo "Giấy chứng nhận tập huấn lái xe taxi"
-Quy định đối với hành Khách đi xe
+ Có thái độ ứng xử hoà nhã, lịch sự đối với lái xe và nhân viên của doanh nghiệp taxi. Và thực hiện đúng các quy định về an toàn giao thông và hướng dẫn của lái xe taxi khi đi xe.
+ Thanh toán tiền cước đi xe với lái xe taxi theo đồng hồ tính tiền và tiền cước phí cho thời gian chờ (nếu có) trước khi rời xe.
+ Có quyền gửi đến doanh nghiệp hoặc cơ quan quản lý hoạt động taxi nhận xét của mình về chất lượng phương tiện hoặc thái độ phục vụ của lái xe.
Tất cả các quy định trên ảnh hưởng không nhỏ đến các công ty kinh doanh dịch vụ vận tải taxi hành khách, và Mai Linh Thủ Đô cũng không nằm ngoài quy luật đó. Một mặt công ty chấp hành nghiêm chỉnh theo quy định của nhà nước mặt khác nhằm cung cấp một dịch vụ tôt nhất cho hành khách. Nhằm kiểm soát, chấn chỉnh hoạt động kinh doanh taxi theo đúng quy định của pháp luật, Chủ tịch công ty thông báo nhắc lại các nội dung sau đây đối với các nhân viên trong công ty như sau:
+ Trưởng các đơn vị phải tăng cường kiểm tra, đảm bảo các loại giấy tờ, trang thiết bị sau đây được đi kèm theo xe/nhân viên lái xe taxi trong suốt quá trình kinh doanh:
- Phù hiệu taxi (tem taxi); tem đăng kiểm phương tiện;
- Các loại giấy tờ (tất cả phải còn hiệu lực, nguyên vẹn): Giấy phép kinh doanh taxi (bản photo công chứng); Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ taxi của lái xe; Sổ kiểm định phương tiện; Giấy phép lái xe (bằng lái); Giấy đăng ký xe (giấy phép lưu hành của xe); Giấy chứng nhận bảo hiểm.
- Đồng hồ tính tiền: Phải đảm bảo hiển thị đúng cước phí đã đăng ký kiểm định, có niêm chì và tem còn hạn kiểm định của cơ quan kiểm định nhà nước; chì niêm phong hộp đồng hồ tính tiền của nội bộ MLG.
- Xe taxi phải có hộp đèn, màu sơn xe phải đúng như màu đã đăng ký với Sở GTCC/GTVT địa phương.
- Các nội dung khác có liên quan và được quy định tại nghị định 110/2006/NĐ-CP ban hành ngày 28/09/2006 của Chính phủ và quyết định 17/2007/BGTVT ban hành ngày 26/03/2007 của Bộ Giao thông vận tải
+ Nghiêm cấm việc sử dụng tiền của công ty để đóng phạt. Cá nhân nào vi phạm các nội dung nêu trên phải tự chịu chi phí đóng phạt với cơ quan nhà nước và Ban Giám đốc đơn vị, cán bộ điều hành là những người liên đới chịu trách nhiệm.
+ Ngoài mức xử phạt của cơ quan nhà nước, Công ty sẽ áp dụng mức phạt của Công ty đối với nhân viên nào có sự vi phạm, vì làm ảnh hưởng đến uy tín của thương hiệu Mai Linh.
+ Phòng Thanh tra Pháp chế Khối Vận tải tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện của các đơn kinh doanh taxi và kịp thời xử lý, báo cáo cho Phó Tổng Giám đốc MLG phụ trách Vận tải về các trường hợp vi phạm.
2. Khách hàng.
Như đã phân tích ở trên thì chất lượng dịch vụ không chỉ được tạo bởi các nhà cung cấp dịch vụ mà còn cần sự đóng góp của cả những người tiêu dùng dịch vụ đó.
+Hiện nay do quá trình cung cấp dịch vụ gọi taxi qua tổng đài vẫn chưa tốt, nên hành khách không còn tin vào việc gọi taxi qua tổng đài nữa. Chính vì vậy, họ thường có thói quen gọi nhiều tổng đài của nhiều hãng xe khác nhau cùng một lúc, xe nào tới trước thì họ đi trước . Điều này ảnh hưởng rất lớn đến các công ty kinh doanh dịch vụ vận tải taxi nói chung và Mai Linh Thủ Đô nói riêng: tốn khá nhiều thời gian và chi phí xăng dầu do các tài xế phải “đua điểm đón” với không chỉ các tài xế trong cùng hãng xe Mai Linh Thủ Đô của họ mà còn với các tài xế của các hãng xe khác. Cũng vì phải “ đua điểm đón” nên các tài xế taxi của công ty phải phóng nhanh, vượt ẩu để kịp đến điểm đón trước các tài xế khác, nên có thể gây nguy hiểm tai nạn giao thông cho tài xế taxi và người lưu thông trên đường.
+ Mặt khác trong địa bàn thủ đô Hà Nội chưa có trạm đón taxi như xe buýt, nên tại cùng một điểm đón taxi mà có nhiều hành khách cùng một lúc thì không biết là ai sẽ đi trước ai sẽ đi sau dẫn đến việc tranh dành xe taxi gây mất trật tự, cãi vã không đáng có;
3. Trình độ phát triển của nền kinh tế.
Năm 2008 là một năm nhiều biến động của kinh tế thế giới. Khủng hoảng tài chính Mỹ có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường và lây lan rất nhanh ra khắp thế giới, kéo theo suy thoái kinh tế toàn cầu. Hàng loạt đại công ty và ngân hàng tên tuổi lần lượt phá sản, hàng chục triệu người lao động lâm vào cảnh bị thất nghiệp dẫn đến hàng loạt chỉ số tiêu dùng tại tất cả các nước phát triển suy giảm đến mức thấp nhất kể từ sau cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới 1929- 1933. Năm 2009 kinh tế đã phục hồi tuy nhiên tình trạng thất nghiệp vẫn còn cao.
Là một quốc gia vừa hội nhập WTO, có nền kinh tế chủ yếu dựa vào xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài nên Việt Nam đã và đang chịu sự tác động mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại đến mức thấp nhất kể đã năm 2000, xuất khẩu gặp khó khăn, nhập siêu tăng đột biến, các cam kết đầu tư trực tiếp bị hoãn hoặc ngưng, hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng trong nước bị thu hẹp đáng kể, thị trường bất động sản bị đóng băng, thị trường chứng khoán tụt dốc, thị trường tiền tệ biến động ngoài dự đoán... Những điều này gây ảnh hưởng rõ nét tới hầu hết các chủ thể trong nền kinh tế từ các doanh nghiệp đến người lao động và gia đình của họ.
Biểu đồ 2.6:Biến động giá bất động sản trong 24 tháng qua
Nguồn tài liệu: metvuong.com
Thêm vào đó, việc chỉ số giá tiêu dùng liên tục tăng cao trong ba quý đầu năm và việc suy giảm tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm khiến thu nhập thực tế giảm đáng kể, người tiêu dùng và các doanh nghiệp Việt Nam đã phản ứng bằng cách thắt chặt chi tiêu (tỷ lệ tăng trưởng tiêu dùng năm 2008 chỉ là 3,9% so với mức 9,6% của năm 2007 và tỷ lệ này tiếp tục suy giảm trong những tháng đầu năm
2009)
13/1 /1 /2 00 7 6/ 3/ 20 07 7/ 5/ 20 07 16 /8 /2 00 7 22 /1 1/ 20 07 25 /2 /2 00 8 21 /7 /2 00 8 14 /8 /2 00 8 27 /8 /2 00 8 7/ 10 /2 00 8 17 /1 0/ 20 08 18 /1 0/ 20 08 1/ 10 / 20 08 8/ 11 /2 00 8 1/ 12 /2 00 8 10 /1 2/ 20 08 2/ 4/ 20 09 11 /4 /2 00 9
Trong bối cảnh thắt chặt chi tiêu ấy, giao thông vận tải và vận chuyển hành khách công cộng bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng. Cụ thể như:
-Giá xăng dầu đã liên tục biến động đến 11 lần lên cao điểm là 19 000 đồng/lít (tăng đột ngột hơn 30%) Biểu đồ 2.8: Biến động giá xăng qua các thời kỳ 20 18 16 14 12 10 8
- Lãi suất ngân hàng tăng đột biến từ 14%/năm lên đến 21%/năm (tương đương Lãi suất Cơ bản 14%)
- Tỷ giá hối đoái có thời điểm biến động khá đáng kể, tác động không nhỏ đến giá phương tiện và các trang thiết bị, phụ tùng sửa chữa bảo dưỡng
- Tại nhiều thời điểm trong năm, thị trường ô tô thiếu nguồn cung nghiêm trọng, ảnh hưởng đến kế hoạch đầu tư, thanh lý, kinh doanh và năng lực cạnh tranh của các đơn vị
- Lệ phí trước bạ ô tô được điều chỉnh từ 2% lên 10% vào tháng 10/2008 (gấp 5 lần), bảo hiểm thân vỏ xe tăng lên đến 3,9%/năm (gấp gần 3 lần), chi phí hoa hồng bến bãi ngày càng cao, các trạm thu lệ phí cầu đường ngày càng nhiều cũng đã tạo thêm áp lực không nhỏ
Như vậy, tất cả các yếu tố liên quan đến chi phí đầu vào và vận hành đều tăng rất cao nên giá thành sản phẩm dịch vụ vận tải hành khách tăng mạnh, trong khi đó giá cước đầu ra, do ảnh hưởng của tổng cầu giảm mạnh, mật độ cạnh tranh tăng và cũng để hưởng ứng kêu gọi cùng chính phủ giảm lạm phát (do giá thành vận tải sẽ ảnh hưởng rất mạnh đến giá thành các sản phẩm khác) nên tăng không đáng kể. Điều này làm cho tình hình hoạt động của ngành vận tải hành khách công cộng và việc đảm bảo đời sống người lao động ngày càng khó khăn hơn.
Kế hoạch đầu tư phương tiện cũng không đáp ứng yêu cầu do phải lệ thuộc vào nhà sản xuất trong nước, giá phương tiện nhập khẩu lại quá cao nên không thể sử dụng cho vận tải hành khách công cộng. Trong khi đó công ty phải bổ sung phương tiện để giữ vững thị phần và hình ảnh thương hiệu. Nên việc đầu tư phương tiện vào các dòng phương tiện chưa phổ biến trong nước là chưa tránh khỏi. Hậu quả của việc này là hiệu quả thanh lý tài sản không cao.
4. Cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, công nghệ.
Hiện tại địa bàn hoạt động chính của công ty chủ yếu là Hà Nội, trong khi đó giao thông tại đây lại thường xuyên xảy ra ùn tắc, năm 2009 có biện pháp bịt các nút giao. Mặc dù biện pháp này cũng cho hiệu quả nhất định, nhưng cũng chỉ là giải pháp tình thế, bởi giải pháp này chưa thật khoa học. Từ thực tế cho thấy, trên các tuyến phố, giải pháp bịt các ngã tư đã làm tăng hành trình xe chạy trên các đoạn đường dài hơn dẫn tới việc tiêu hao nhiều nhiên liệu và khí thải.
Mặt khác, hầu hết các tuyến đường tại Hà Nội đều hẹp, chưa đủ diện tích để bố trí những chỗ quay đầu xe theo đúng yêu cầu kỹ thuật, nên dễ tạo ra các điểm xung đột với cả 2 dòng xe, đặc biệt khi lưu lượng của 2 dòng xe (xuôi và ngược) đều lớn
sẽ dẫn đến ách tắc cục bộ, gây mất an toàn giao thông... Chính những điều này làm giảm thời gian hoạt động hiệu quả của công ty do phải chờ đợi đường thông.
Hệ thống thoát nước tại Hà Nội thì kém khi mưa to luôn xảy ra tình trạng gập lụt dẫn tới việc tiêu hao nhiên liệu cao, đồng thời việc sửa chữa cũng phải nhiều hơn do máy gập nước…
Việc bố trí các nút giao gần nhau, nên khi bị ùn tắc cục bộ sẽ dẫn đến ùn tắc lan truyền. Thông số của đèn tín hiệu thiết kế chưa hợp lý, chưa được tính toán cụ thể với từng hướng đi, thời gian đèn vàng thiết kế chưa tối ưu... dẫn đến tổn thất thời gian trên toàn hành trình đi lại của các nhân viên lái xe và của hành khách.
5. Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp cùng tham gia cung cấp dịch vụ vận tải