Nghĩa của việc hoàn thiện quản trị RRTD đối với các DNNVV của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam khu vực tỉnh bình phước (Trang 33)

6. Bố cục của luận văn

1.4. nghĩa của việc hoàn thiện quản trị RRTD đối với các DNNVV của

NHTM

1.4.1. Khái niệm về hoàn thiện quản trị RRTD

Hoàn thiện quản trị RRTD là quá trình nghiên cứu các giải pháp nhằm ứng dụng ở mức cao nhất các biện pháp quản trị RRTD một cách khoa học, tồn diện và có hệ thống nhằm kiểm sốt, phịng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát và những ảnh hưởng bất lợi của RRTD.

1.4.2. Các chỉ tiêu xác định

Để hoàn thiện quản trị RRTD đối với các DNNVV, cần hoàn thiện các chỉ tiêu trong quá trình quản trị RRTD, cụ thể như sau:

- Hồn thiện cơng tác nhận dạng rủi ro. - Hồn thiện cơng tác phân tích rủi ro - Hồn thiện cơng tác đo lường rủi ro

- Hồn thiện cơng tác Tài trợ rủi ro

- Hồn thiện cơng tác Đánh giá và điều chỉnh phương pháp phòng chống rủi ro

1.4.3. Ý nghĩa

1.4.3.1. Đối với hoạt động kinh doanh của NHTM

- NHTM có chính sách cụ thể đối với hoạt động cho vay cũng như các phương thức kiểm tra việc sử dụng vốn vay hiệu quả đối với loại hình DNNVV, đảm bảo q trình thu hồi vốn vay có kết quả tốt nhất.

- Các cơ quan có thẩm quyền như Ngân Hàng Nhà Nước dễ dàng kiểm soát họat động cho vay của các NHTM, cũng như kiểm sốt được thị trường tài chính một cách tốt nhất.

1.4.3.2. Đối với các DNNVV

- DNNVV có kế họach sử dụng vốn vay của mình một cách hiệu quả, và kịp thời điều chỉnh kế họach kinh doanh cho phù hợp trong từng thời kỳ.

1.4.3.3. Đối với Nền kinh tế

- Nền kinh tế có điều kiện phát triển bền vững, ít bị ảnh hưởng do xảy ra nợ xấu.

1.5. Kinh nghiệm quản trị RRTD của một số NHTM trên thế giới

1.5.1. Kinh nghiệm quốc tế trong đánh giá hiệu quả quản trị RRTD

(được đúc kết theo tiêu chuẩn Basel về quản trị RRTD):

➢ Thông tin:

- Sự am tường của lãnh đạo về rủi ro và lợi ích trong hoạt động tài chính của NH - Khuôn khổ báo cáo quản trị hiệu quả và có hiệu lực cho phép thơng tin tới tất cả các cấp ra quyết định kinh doanh của NH

- Mức độ hiệu quả trong truyền đạt thông tin của các báo cáo cho cấp quản lý

➢ Tổ chức quản trị rủi ro

- Sự phù hợp của cơ cấu tổ chức việc kiểm soát và quản trị rủi ro

- Sự phù hợp của các phương pháp về quản trị rủi ro thị trường, tín dụng, hoạt động, pháp lý và công nghệ

- Kỹ năng để thực hiện quy trình và giám sát các giao dịch tài chính phức tạp của đội ngũ cán bộ.

➢ Phương pháp đo lường rủi ro

- Sự hợp lý của công nghệ đo lường với tất cả các loại rủi ro

- Khả năng đo lường được độ nhạy cảm về thu nhập và vốn trong tình huống “chắc chắn xảy ra” hoặc tình huống xấu

- Khả năng cho phép so sánh các danh mục, đối tác và các khu vực kinh tế - Khả năng tổng hợp những rủi ro riêng biệt vào chung một danh mục và tính tới các mối tương quan của sản phẩm và thị trường

- Khả năng tổng hợp các khoản thất thoát do rủi ro ở các cấp độ

➢ Chính sách, quy trình quản trị rủi ro

- Đảm bảo rằng công tác quản trị rủi ro của NH là phù hợp với mục tiêu, chiến lược, nhiệm vụ của NH

- Khả năng giảm thiểu rủi ro tiềm năng

- Mức độ phổ biến tới nhân viên, giám sát việc tn thủ chính sách, quy trình - Khả năng đảm bảo các khoản thất thoát là phù hợp với mức độ rủi ro có thể chấp nhận được của NH theo các hạn mức áp dụng

- Các hạn mức áp dụng cho phép điều hành hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận và hiệu quả.

➢ Cơ sở hạ tầng công nghệ và các hệ thống hiện tại:

Hỗ trợ cho việc thu thập, phân tích và truyền đạt thơng tin về rủi ro của tất cả các sản phẩm, hoạt động của NH mà không gây cản trở nào đến tăng trưởng và phát triển kinh doanh của NH.

1.5.2. Kinh nghiệm tại Thái Lan trong quản lý RRTD

Hệ thống ngân hàng Thái Lan đã có bề dày lịch sử hoạt động hàng trăm năm, nhưng đứng trước cơn khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á vào năm 1997-1998 vẫn bị chao đảo, các khoản vay khó địi chiếm tỷ lệ cao, gần 36% trong tổng dư nợ tại Thái Lan, là một tỷ lệ đáng báo động. Trước tình hình đó buộc các NHTM Thái Lan xem lại chính sách, cách thức, quy trình hoạt động ngân hàng đặc biệt là trong lĩnh vực tín dụng, nhằm giảm thiểu rủi ro...

-Chính phủ thắt chặt các khoản vay khó địi của hệ thống ngân hàng bằng cách áp dụng tiêu chuẩn kế toán tiên tiến trên thế giới để xác định lại trị giá các khoản vay khó địi.

-Thúc đẩy thành lập các cơ quan xử lý hiệu quả các khoản vay khó địi như cơng ty quản lý nợ ngân hàng, công ty mua bán nợ vay, công ty mua bán tài sản thế chấp/cầm cố tài sản ngân hàng...

-Chính phủ đầu tư, tái tạo nguồn vốn cho hệ thống ngân hàng bằng nguồn tiền từ nguồn ngân sách nhà nước, phát hành trái phiếu hay vay từ các tổ chức tín dụng quốc tế như IMF, ADB, WB.

-Chính phủ từng bước thực hiện mở cửa thúc đẩy tự do hóa tài chính quốc gia, nới lỏng các quyền sở hữu nước ngoài đối với ngân hàng, cho phép người nước ngoài nắm giữ tối đa số cổ phần trong thời hạn 10 năm.

1.5.2.2. Giải pháp từ phía ngân hàng

Ngân hàng điều chỉnh lại các chính sách của mình như sau:

 Tách bạch, phân công rõ chức năng các bộ phận và tuân thủ các khâu trong quá trình giải quyết cho vay: có thể thấy điều này rõ ràng ở ngân hàng Bangkok Bank và Siam Commercial Bank

Tại Bangkok Bank, trước đây các bộ phận trong quy trình trình gộp làm một, nay ngân hàng tách hẳn thanh hai bộ phận độc lập với nhau: bộ phận tiếp nhận và giải quyết hồ sơ và bộ phận thẩm định. Trong đó, bộ phận thẩm đinh phải có báo cáo thẩm định tín dụng gồm: chiến lược và kế hoạch kinh doanhh, báo cáo xếp hạng rủi ro ...Đây là một thay đổi căn bản của Bangkok Bank nhằm đảm bảo tính độc lập, khách quan trong q trình thực thi cơng việc.

Tương tự, tại Siam Commercial Bank (SCB) cũng đã xây dựng mơ hình tổ chức triển khai dịch vụ tín dụng theo nguyên tắc phân định rõ trách nhiệm của 03 bô phận: Marketing khách hàng, bộ phận thẩm định và bộ phận quyết định cho vay.

 Tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính ngun tắc trong tín dụng:

Rất nhiều ngân hàng của Thái Lan, trước đây chỉ quan tâm đến tài sản thế chấp, khơng quan tâm đến dịng tiền của khách hàng vay, vì thế hậu quả tín dụng là

nợ xấu có lúc lên tới 40% (năm 1997 - 1999). Các ngân hàng tìm ra nguyên nhân là do đã không tuân thủ nghiêm ngặt các ngun tắc tín dụng trong q trình cho vay.

Giờ đây, ngân hàng đã quan tâm và thực hiện triệt để các ngun tắc tín dụng, đặc biệt là thơng tin về khách hàng. Cụ thể, khi khách hàng đến vay vốn, các bộ phận liên quan trong ngân hàng phải giải đáp được các vấn đề sau đây, mới quyết định cho vay:

- Tư cách khách hàng vay.

- Thực trạng tài chính của khách hàng, hiệu quả kinh doanh của khách hàng, năng lực quản trị điều hành của khách hàng.

- Mục đích của khoản vay để làm gì

- Nguồn trả nợ là gì (dịng tiền và khả năng trả nợ).

- Ngân hàng có kiểm sốt được khách hàng sử dụng tiền vay hay khơng.  Cho điểm khách hàng:

Siam City Bank đã áp dụng việc cho điểm khách hàng để quyết định cho vay đối với tín dụng bán lẻ và để xem xét cho vay đối với tín dụng doanh nghiệp.

Hạng uy tín tín dụng được xếp loại theo các hạng từ AAA (chất lượng cao, rủi ro thấp, khả năng trả nợ cao nhất) đến D (nguy cơ vỡ nợ).

Kasikorn Bank đã từng ứng dụng xếp loại tín dụng như là một công cụ quyết định tự dộng đối với các khoản vay tiêu dùng (thẻ tín dụng), cho vay cầm cố, thế chấp, cho vay cá nhân, cho vay doanh nghiệp nhỏ. Ngân hàng đã sử dụng mẫu giao dịch của khách hàng hiện có về lịch sử pháp lý, lịch sử giao dịch, lịch sử thanh toán và số liệu lịch sử khác để dự báo rủi ro, đồng thời ứng dụng chấm điểm. Họ sử dụng các dữ liệu từ các chương trình ứng dụng như: giới tính, tuổi tác, tình trạng hơn nhân, kinh nghiệm làm việc, số dư tiên gửi của khách hàng.....

 Tuân thủ thẩm quyền phán quyết tín dụng:

Các ngân hàng tại Thái Lan quy định việc quyết định tín dụng theo mức tăng dần: mức phán quyết của một người, một nhóm người, hay hội đồng quản trị.

 Giám sát khoản vay:

khoản vay bằng cách tiếp tục thu thập thông tin về khách hàng, có biện pháp xử lý kịp thời các tình huống rủi ro.

Tại Siam City Bank có hẳn 02 bộ phận: bộ phận tác nghiệp và bộ phận tái xét. Bộ phận tác nghiệp giám sát sự thay đổi những rủi ro của khoản vay và có những hành động thích ứng kịp thời nhằm đảm bảo tất cả các điều khoản và điều kiện của khoản vay phải được tuân thủ. Bộ phận tái xét quy định cụ thể phương pháp tái xét thực thi theo các quy định của ngân hàng Trung Ương Thái Lan. Bộ phận quản lý RRTD quản lý danh mục tín dụng, báo cáo xếp hạng tín dụng, các khoản vay có vấn đề và danh mục khoản vay cần giám sát.

Ngồi những vấn đề quan trọng nói trên, các ngân hàng Thái Lan rất coi trọng việc cập nhật hiểu biết nghề nghiệp cho nhân viên ngân hàng, liên tục đào tạo theo từng loại hình cơng việc, để nâng cao trình độ, kỹ năng đào tạo thực thi nhiệm vụ độc lập được phân công. Các ngân hàng đều áp dụng sổ tay tín dụng cho các NHTM, có chính sách cho vay riêng đối với các lĩnh vực rủi ro cao như kinh doanh bất động sản.

Bài học đối với các NHTM tại Việt Nam: Từ những kinh nhhiệm của quốc tế và

của Thái Lan về quản trị RRTD, có thể rút ra bài học kinh nghiệm đối với các NHTM tại Việt Nam như sau:

1. Các ngân hàng cần xây dựng chiến lược kinh doanh hợp lý trong từng thời kỳ, trong đó có dự đốn đến tình hình kinh tế trong và ngồi nước, tránh tăng trưởng nhanh cũng như tập trung đầu tư cho bất động sản.

2. Việc quản trị RRTD tại các ngân hàng cần được thắt chặt, tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính ngun tắc trong tín dụng cũng như các quy định và quy chế cho vay. Áp dụng sổ tay tín dụng cho các NHTM.

3. Tăng cường nhận thức nghề nghiệp cho nhân viên ngân hàng nói chung thơng qua các hình thức tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn lấy mục tiêu hiệu quả đặt lên hàng đầu. Đối với nhân viên tín dụng, cần Nâng cao trình độ thẩm định, ý thức trách nhiệm, chú trọng đến việc đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng.

4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm sốt nội bộ và độc lập để có thể kịp thời phát hiện và kiểm soát các rủi ro.

Kết luận chương 1

Chương I đã khái quát các các nội dung về rủi ro trong hoạt động của NHTM, đặc biệt tập trung phân tích khái niệm, đặc điểm, nguyên nhân và tác động của rủi ro tín dụng. Chương 1 cũng đã làm rõ các vấn đề liên quan đến quản trị RRTD. Hơn nữa, với đối tượng khách hàng xác định là DNNVV, chương I đã tập trung làm rõ khái niệm, đặc điểm, tình hình phát triển của loại hình doanh nghiệp này cũng như mối quan hệ giữa NHTM với các DNNVV, đồng thời phân tích rõ quy trình rủi ro tín dụng theo các tiêu chuẩn quốc tế hiện hành (Basel II), ý nghĩa của việc hoàn thiện quản trị RRTD cũng như những kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng trên thế giới.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP &

PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM KHU VỰC TỈNH BÌNH PHƯỚC

2.1. Tổng quan về ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam khu vực tỉnh Bình Phước khu vực tỉnh Bình Phước

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn khu vực tỉnh Bình Phước (Agribank khu vực Bình Phước) được thành lập theo quyết định số 198/QĐ-NHNN do thống đốc NHNN Việt Nam ký ngày 02/06/1998 tách ra từ Ngân hàng tỉnh Sông Bé cũ.

Khi thành lập với dư nợ 200 tỷ đồng và nguồn vốn gần 100 tỷ đồng, đến cuối năm 2012 Agribank CN Bình Phước đã có tổng dư nợ đạt 7.802 tỷ đồng tăng 39 lần và nguồn vốn đạt 7.351 tỷ đồng tăng 73 lần so với những ngày đầu thành lập. Hoạt động kinh doanh luôn tăng trưởng qua từng năm, lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước, ngoài việc đáp ứng đủ yêu cầu kinh doanh Agribank khu vực Bình Phước cịn mang lại nhiều lợi nhuận cho Agribank.

Tỉnh Bình Phước có điều kiện tự nhiên, khí hậu, đặc biệt là đất có chất lượng cao chiếm tới 61% diện tích rất phù hợp với các loại cây cơng nghiệp có giá trị cao như cao su, điều, cà phê, tiêu và một số cây trồng hàng năm như bắp, mì, đậu đỗ. Đây là yếu tố cơ bản nhằm tạo ra nguồn nguyên liệu phong phú để phát triển công nghiệp chế biến, xuất khẩu. Với hơn 80% dư nợ là cho vay nơng nghiệp nơng thơn, có thể nói nơng nghiệp nơng thơn đang là thị trường truyền thống và giữ vai trò chủ đạo xuyên suốt trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng. Agribank khu vực Bình Phước cũng là một kênh phân phối nguồn vốn hiệu quả đến với bà con nông dân, giúp nông dân vùng sâu, vùng xa có nguồn vốn sản xuất kinh doanh, từng bước

nâng cao chất lượng cuộc sống, thực hiện tốt chính sách “Tam nông” của Đảng và Nhà nước.

Với những thành quả đã đạt được, Agribank khu vực Bình Phước xứng đáng được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương lao động Hạng nhất và vinh hạnh hai lần được Thủ tướng tặng Bằng khen đạt thành tích xuất sắc trong hoạt động kinh doanh.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức

Agribank Bình Phước có 28 chi nhánh và Phòng giao dịch trực thuộc đặt tại trung tâm huyện, thị xã và các xã vùng xa trên địa bàn tỉnh nhằm đáp ứng một cách tốt nhất cho gần 60.000 khách hàng truyền thống tại Agribank CN Bình Phước, tổng dư nợ và huy động vốn luôn chiếm tỷ trọng trên 50% tổng số của các TCTD trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

Cơ cấu tổ chức chung của Agribank Bình Phước gồm Ban giám đốc và 8 phòng nghiệp vụ:

Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức của Agribank Bình Phước

“Nguồn: Tác giả, phịng Tổ chức hành chính Agribank Bình Phước” Đối với các phịng giao dịch thì được tổ chức tương tự nhưng với cấp độ nhỏ hơn và gọi chung là các tổ, phụ trách tổ gọi chung là tổ trưởng.

Hiện tổng cán bộ nhân viên CBNV tồn tỉnh hơn 368 người, trong đó có 42 cán bộ CNV có trình độ sau đại học (chiếm 11,4%), 287 CNV có trình độ Đại học (chiếm 78%). Ban giám đốc Phịng Kế Tốn – Ngân quỹ Phịng Tín dụng Phịng Kinh doanh ngoại hối Phịng Vi vính – Tin học Phịng Kiểm tra Kiểm sốt nội bộ Phòng Kế hoạch Tổng hợp Phòng tổ chức hành chính Phịng Marketing & DV khách hàng.

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2008 – 2014

Trong 7 năm qua, ngân hàng NN&PTNT khu vực tỉnh Bình Phước đã khơng ngừng phát triển về mọi mặt. Được sự quan tâm của lãnh đạo ngân hàng, các hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam khu vực tỉnh bình phước (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)