Định hướng phát triển của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam khu vực tỉnh bình phước (Trang 78 - 79)

1.5.2.2 .Giải pháp từ phía ngân hàng

3.1. Định hướng phát triển của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông

thơn Việt Nam khu vực tỉnh Bình Phước đến năm 2015 và tầm nhìn đến 2020

3.1.1. Định hướng phát triển chung

- Giữ vững và phát huy là một Ngân hàng thương mại nhà nước có vai trị chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính, tiền tệ ở nơng thơn tại địa phương; cùng xây dựng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam thành tập đồn tài chính.

- Tập trung bằng mọi giải pháp để huy động tối đa nguồn vốn đầu tư tại địa phương. Giữ vững thị phần trên địa bàn tỉnh Bình Phước cả về dư nợ lẫn vốn huy động chiếm từ 45-50% tổng các TCTD.

- Duy trì mức tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý đi đôi với việc đảm bảo chất lượng tín dụng, quản trị RRTD; ưu tiên vốn đầu tư cho nông nghệp, nông dân, nông thôn, trước hết là các gia đình sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, các Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, Doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nhằm đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu sản xuất.

* Các chỉ tiêu định hướng cụ thể:

- Nguồn vốn tăng bình quân 18-20%/năm; - Dư nợ tín dụng bình qn tăng 14-18%/năm;

- Dư nợ trung dài dạn chiếm tỷ trọng tối đa 30%/tổng dư nợ;

- Dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn chiếm tỷ trọng khoảng 80%/tổng dư nợ; - Nợ xấu dưới 3%/tổng dư nợ;

(Theo “Đề án Mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng năm 2010 và đến năm 2020” của Agribank CN Bình Phước).

3.1.2. Định hướng hoàn thiện quản trị RRTD

Agribank khu vực Bình Phước tiếp tục ưu tiên đối với những khách hàng thường xuyên chủ yếu là hộ gia đình sản xuất và cá nhân, đồng thời mở rộng thêm đối với DNNVV đặc biệt là DNNVV trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Phấn đấu từng bước nâng cao năng lực chuyên môn để đáp ứng chuyên nghiệp và có hiệu quả tốt nhất đối với các đối tượng khách hàng nhất là đối tượng khách hàng là DN nhằm thực hiện tốt chủ trương của tỉnh là tạo điều kiện và ưu tiên phát triển các doanh nghiệp trong tất cả các ngành nghề của tỉnh, từ đó góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của người dân trên địa bàn tỉnh.

Phân khúc khách hàng thành các đối tượng khác nhau để có thể đưa ra các gói sản phẩm tín dụng phù hợp với các đối tượng khách hàng trong từng phân khúc

Quản lý tốt RRTD, tận dụng và mở rộng các cơ hội kinh doanh. Duy trì nợ xấu ở mức thấp nhất và khơng vượt quá tỷ lệ cho phép của NHNN. Thực hiện nghiêm túc việc trích lập dự phịng RRTD theo đúng quy định của NHNN đồng thời xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản trị RRTD áp dụng trong toàn bộ các chi nhánh và riêng biệt đối với từng nhóm đối tượng khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam khu vực tỉnh bình phước (Trang 78 - 79)