Những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam khu vực tỉnh bình phước (Trang 65 - 68)

1.5.2.2 .Giải pháp từ phía ngân hàng

2.5. Đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng DNNVV tại ngân

2.5.2. Những hạn chế

Ngồi những mặt đạt được, hoạt động tín dụng tại Agribank khu vực Bình Phước cịn một số tồn tại và hạn chế sau:

- Mặc dù nguồn vốn huy động của ngân hàng qua các năm có tăng nhưng nguồn vốn trung và dài hạn còn thấp, chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn. Điều này khơng có lợi cho ngân hàng trong việc mở rộng cho vay trung và dài hạn. Nếu có những biến động bất thường khiến cho khách hàng ồ ạt rút tiền ra cho dù chưa đến hạn thì ngân hàng sẽ đứng trước nguy cơ mất khả năng thanh tốn. Chưa có biện pháp hữu hiệu để huy động nguồn vốn nhỏ lẻ trong dân cư.

- Trình độ năng lực của một số cán bộ tín dụng chưa đáp ứng được yêu cầu

nhất là về trình độ thẩm định dự án và vi tính. Cán bộ tín dụng chưa tư vấn được cho khách hàng trong khi nhu cầu tư vấn từ phía khách hàng là rất lớn. Một số cán bộ chưa thường xuyên nghiên cứu thể lệ, chế độ nghiệp vụ.

- Việc kiểm tra sau khi cho vay chưa được thực hiện nghiêm túc nhất là việc

cho vay qua tổ dẫn đến tình trạng khơng phát hiện kịp thời khả năng thanh toán của khách hàng nếu khách hàng có bỏ trốn, chết, sử dụng vốn khơng đúng mục đích… dẫn đến khơng trả được nợ ngân hàng. Chưa chú trọng quan tâm đến tình hình sử dụng vốn của khách hàng, phần lớn hồ sơ cho vay thiếu chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay (con số này lên đến 58% tổng dư nợ)

- Trong quan hệ với khách hàng mặc dù đã có nhiều cố gắng, song vẫn chưa thực sự thể hiện rõ vai trò là "người bạn của doanh nghiệp". Sự giúp đỡ của ngân hàng đối với doanh nghiệp mới chỉ đơn thuần qua các hoạt động như điều chỉnh, gia hạn nợ, cho vay thêm vốn chứ chưa thực hiện được vai trò tư vấn, định hướng giúp các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn gặp phải trong quá trình kinh doanh.

- Ngân hàng hầu như chưa có chính sách cũng như các sản phẩm để khuyến

khích những khách hàng vay vốn trả nợ đúng hạn nhằm mở rộng đầu tư cho vay và nâng cao chất lượng tín dụng.

- Chính sách chăm sóc khách hàng cịn hạn chế, chưa đáp ứng thực tiễn. Hầu hết CBTD cịn thụ động trong cơng tác tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị phần. Chỉ khi khách hàng có nhu cầu vay vốn đến đặt vấn đề thì lúc đó mới phát sinh hành động tìm hiểu tiếp thị khách hàng, chưa nhạy bén trong việc nắm bắt được nhu cầu khách hàng.

- Nhân sự về tín dụng cịn mỏng, do vậy CBTD hiện đang thực hiện nhiều công việc đối với một khách hàng: Tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, giải ngân, theo dõi đôn đốc xử lý nợ… điều này trở nên quá tải đặc biệt trong một số thời điểm vào mùa vụ. CBTD không thể đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng.

- Công tác xử lý rủi ro tín dụng:

Trong qúa trình thực hiện xử lý nợ tồn đọng, chủ yếu là xử lý tài sản bảo đảm, Agribank CN Bình Phước cịn gặp phải những khó khăn như :

Những khó khăn về cơ chế như: Nghị định 163/2006-NĐ-CP đã tạo ra cơ chế thơng thóang để ngân hàng tự xử lý, bán tài sản bảo đảm là bất động sản để thu hồi nợ dù có hoặc khơng có sự đồng ý của chủ tài sản. Tuy nhiên, trên thực thế, nếu không thỏa thuận được việc xử lý tài sản với chủ tài sản thì ngân hàng không thể tự xử lý được. Việc khơng nhất trí này được coi là một tranh chấp và theo quy định phải đưa ra tòa án để giải quyết, mất nhiều thời gian và cơng sức. Ngồi ra, việc tự bán tài sản đảm bảo cũng đòi hỏi ngân hàng phải thực hiện hàng loạt các thủ tục rườm rà khác, khiến cho việc xử lý tài sản thu hồi nợ trở nên khó khăn.

Khó khăn từ việc thi hành án như Tòa án chỉ tuyên giao phần tài sản trên đất thuộc quyền định đoạt của ngân hàng, còn phần đất vẫn thuộc sở hữu nhà nước. Vì vậy, ngân hàng phải thuê đất của nhà nước, trong khi không thể xử lý bán phần tài sản trên đất được vì người mua e ngại sau khi mua sẽ bị nhà nước thu hồi lại đất và đền bù phần xây dựng trên đất với giá rẻ.

Khó khăn từ chính quyền địa phương: việc xử lý nợ trong các trường hợp liên quan đến các doanh nghiệp địa phương rất khó khăn. Vì lợi ích cục bộ địa phương, chính quyền các địa phương ln có xu hướng ủng hộ các giải pháp xử lý nợ có lợi ích cho địa phương, nhưng bất lợi cho ngân hàng.

Khó khăn từ tài sản thế chấp: các tài sản thế chấp là động sản (máy móc, hàng hóa…) do thời gian chờ giải quyết của các cơ quan chức năng kéo dài, nên thường xuống cấp trầm trọng, bị lạc hậu về chủng loại, mẫu mã, kỹ thuật khiến giá bán giảm sút, khả năng thu hồi nợ thấp. Bên cạnh đó việc nhiều ngân hàng đồng loạt đẩy mạnh việc xử lý tài sản đảm bảo trong khi nhu cầu mua của thị trường thấp khiến giá động sản giảm.

Khó khăn từ phía khách hàng nợ: trong nhiều trường hợp, các khách hàng nợ mặc dù vẫn còn khả năng thanh tốn nợ, nhưng thường trì hỗn, chây ỳ hoặc lẩn tránh việc trả nợ. Các công cụ của pháp luật để chế tài những hành vi này hiện này vẫn chưa phát huy được hiệu quả như mong muốn. Một số khách hàng có thiện chí trả nợ, nhưng tâm lý họ vẫn chờ tình hình bất động sản thuận lợi, giá lên cao để có thể thanh tốn nợ cho ngân hàng nhiều hơn sau khi bán tài sản bảo đảm. Vì vậy tốc độ xử lý nợ bị hạn chế.

- Công tác quản trị rủi ro (quản trị tín dụng) của ngân hàng:

Cơng tác quản trị rủi ro của ngân hàng luôn được Ban lãnh đạo ngân hàng quan tâm và củng cố thường xuyên. Tuy nhiên vẫn còn một số mặt hạn chế như: ngoài các hướng dẫn quy chế cho vay của NHNN, Agribank CN Bình Phước chưa có chính sách tín dụng đầy đủ của riêng mình mà chỉ là các quy trình, hướng dẫn rời rạc, chưa hệ thống, mang tính tình thế là chủ yếu. Chính sách tín dụng phải thể hiện quan điểm và chiến lược của ngân hàng và phải thích ứng với các yếu tố về môi

trường, cạnh tranh, thách thức… đáp ứng được cả hai mặt: thỏa mãn cao nhất nhu cầu của khách hàng đồng thời phải đạt mục tiêu lợi nhuận của ngân hàng và mức độ rủi ro chấp nhận được. Hiện nay tại ngân hàng chưa có sự tách biệt rõ ràng giữa các chức năng như chức năng bán hàng với chức năng quản trị rủi ro và chức năng tác nghiệp. Mỗi một chức năng địi hỏi những trình độ và kinh nghiệm khác nhau nhưng thực thế tại ngân hàng, một cán bộ tín dụng làm cả ba chức năng trên. Với những cán bộ tín dụng của ngân hàng cịn non trẻ, chưa có kinh nghiệm, nên đây cũng là một khó khăn cho cơng tác quản trị tín dụng của ngân hàng.

Những hạn chế trên thể hiện rõ nhất với đối tượng khách hàng là DNNVV. Khi những khách hàng thuộc đối tượng này không trả được nợ, ngân hàng gặp khó khăn ngay trong việc thu hồi nợ gốc và lãi nhưng lại chưa có chế tài ép buộc các DNNVV trong xử lý nợ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam khu vực tỉnh bình phước (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)