Tổng quan về ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam khu vực tỉnh bình phước (Trang 40 - 44)

1.5.2.2 .Giải pháp từ phía ngân hàng

2.1. Tổng quan về ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

2.1. Tổng quan về ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn Việt Nam khu vực tỉnh Bình Phước khu vực tỉnh Bình Phước

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn khu vực tỉnh Bình Phước (Agribank khu vực Bình Phước) được thành lập theo quyết định số 198/QĐ-NHNN do thống đốc NHNN Việt Nam ký ngày 02/06/1998 tách ra từ Ngân hàng tỉnh Sông Bé cũ.

Khi thành lập với dư nợ 200 tỷ đồng và nguồn vốn gần 100 tỷ đồng, đến cuối năm 2012 Agribank CN Bình Phước đã có tổng dư nợ đạt 7.802 tỷ đồng tăng 39 lần và nguồn vốn đạt 7.351 tỷ đồng tăng 73 lần so với những ngày đầu thành lập. Hoạt động kinh doanh luôn tăng trưởng qua từng năm, lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước, ngoài việc đáp ứng đủ yêu cầu kinh doanh Agribank khu vực Bình Phước cịn mang lại nhiều lợi nhuận cho Agribank.

Tỉnh Bình Phước có điều kiện tự nhiên, khí hậu, đặc biệt là đất có chất lượng cao chiếm tới 61% diện tích rất phù hợp với các loại cây cơng nghiệp có giá trị cao như cao su, điều, cà phê, tiêu và một số cây trồng hàng năm như bắp, mì, đậu đỗ. Đây là yếu tố cơ bản nhằm tạo ra nguồn nguyên liệu phong phú để phát triển công nghiệp chế biến, xuất khẩu. Với hơn 80% dư nợ là cho vay nơng nghiệp nơng thơn, có thể nói nơng nghiệp nơng thơn đang là thị trường truyền thống và giữ vai trò chủ đạo xuyên suốt trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng. Agribank khu vực Bình Phước cũng là một kênh phân phối nguồn vốn hiệu quả đến với bà con nông dân, giúp nông dân vùng sâu, vùng xa có nguồn vốn sản xuất kinh doanh, từng bước

nâng cao chất lượng cuộc sống, thực hiện tốt chính sách “Tam nơng” của Đảng và Nhà nước.

Với những thành quả đã đạt được, Agribank khu vực Bình Phước xứng đáng được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương lao động Hạng nhất và vinh hạnh hai lần được Thủ tướng tặng Bằng khen đạt thành tích xuất sắc trong hoạt động kinh doanh.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức

Agribank Bình Phước có 28 chi nhánh và Phòng giao dịch trực thuộc đặt tại trung tâm huyện, thị xã và các xã vùng xa trên địa bàn tỉnh nhằm đáp ứng một cách tốt nhất cho gần 60.000 khách hàng truyền thống tại Agribank CN Bình Phước, tổng dư nợ và huy động vốn luôn chiếm tỷ trọng trên 50% tổng số của các TCTD trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

Cơ cấu tổ chức chung của Agribank Bình Phước gồm Ban giám đốc và 8 phịng nghiệp vụ:

Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức của Agribank Bình Phước

“Nguồn: Tác giả, phịng Tổ chức hành chính Agribank Bình Phước” Đối với các phịng giao dịch thì được tổ chức tương tự nhưng với cấp độ nhỏ hơn và gọi chung là các tổ, phụ trách tổ gọi chung là tổ trưởng.

Hiện tổng cán bộ nhân viên CBNV toàn tỉnh hơn 368 người, trong đó có 42 cán bộ CNV có trình độ sau đại học (chiếm 11,4%), 287 CNV có trình độ Đại học (chiếm 78%). Ban giám đốc Phịng Kế Tốn – Ngân quỹ Phịng Tín dụng Phịng Kinh doanh ngoại hối Phịng Vi vính – Tin học Phịng Kiểm tra Kiểm sốt nội bộ Phịng Kế hoạch Tổng hợp Phịng tổ chức hành chính Phịng Marketing & DV khách hàng.

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2008 – 2014

Trong 7 năm qua, ngân hàng NN&PTNT khu vực tỉnh Bình Phước đã khơng ngừng phát triển về mọi mặt. Được sự quan tâm của lãnh đạo ngân hàng, các hoạt động của ngân hàng không ngừng mở rộng, chất lượng dịch vụ ngày một nâng cao. Các DN và người dân trên địa bàn tỉnh ngày càng được tiếp cận nhiều hơn với nguồn vốn cho vay của ngân hàng, đặc biệt là đối tượng DNNVV ngày càng được ngân hàng quan tâm và phát triển các gói dịch vụ đối với đối tượng khách hàng này.

Từ năm 2010, hoạt động của ngân hàng đã có sự tăng trưởng vượt bậc so với những năm trước đó. Năm 2013, mặc dù tình hình kinh tế xã hội tiếp tục gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống ngân hàng ngân hàng, cụ thể là đã có sự giảm sút trong hoạt động. Tuy nhiên, toàn chi nhánh đã nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn để thực hiện nhiệm vụ được giao, kết quả hoạt động kinh doanh các mặt của Agribank Bình Phước đạt khá, các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh được giao cơ bản đều hoàn thành (ngoại trừ chỉ tiêu nguồn vốn).

Năm 2014, tình hình kinh tế xã hội tuy đã bắt đầu hồi phục nhưng tốc độ còn chậm, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn yếu, hoạt động sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn do hàng tồn kho cịn cao, sức mua của thị trường ở mức thấp, khả năng hấp thụ vốn chưa cao. Tình trạng doanh nghiệp giải thể hoặc ngừng hoạt động vẫn còn ở mức khá cao, đời sống việc làm và thu nhập của một bộ phận dân cư vẫn cịn khó khăn.

Về hoạt động ngân hàng: NHNN Việt Nam thực hiện điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, đảm bảo thanh khoản của các TCTD và nền kinh tế, điều hành lãi suất và tỷ giá phù hợp, đảm bảo giá trị đồng tiền Việt Nam.

Tuy vẫn còn một số tồn tại nhất định như tốc độ tăng trưởng tín dụng của tồn hệ thống ngân hàng đạt thấp hơn tốc độ tăng trưởng nguồn vốn, nợ xấu đã được xử lý quyết liệt nhưng vẫn còn ở mức khá cao,... nhưng hoạt động ngân hàng đã đạt được những kết quả tích cực khi lạm phát được kiềm chế, chỉ số giá tiêu dùng

tăng thấp nhất so với trong hơn 10 năm trở lại đây; lãi suất cho vay, huy động tiếp tục được điều chỉnh giảm tạo điều kiện cho tín dụng chuyển dịch sang một số lĩnh vực ưu tiên; tình hình và khả năng thanh khoản của các ngân hàng được cải thiện.

Tại địa bàn Bình Phước, thị phần hoạt động ngân hàng đánh dấu sự xuất hiện của một loạt các ngân hàng TMCP mới tham gia vào như: ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu (Eximbank), ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt và ngân hàng TMCP Quân Đội (MB). Cùng với đó là một số ngân hàng TMCP khác đã có mặt trên địa bàn từ lâu, nay mở rộng thêm các chi nhánh, phòng giao dịch về tận các khu vực nông nghiệp, nông thôn tại các huyện, thị và các xã vùng xâu.

Thêm vào đó, do đặc thù địa phương là tỉnh miền núi, kinh tế chủ yếu là chăn nuôi, trồng trọt các loại cây nông nghiệp và các cây công nghiệp dài ngày, trình độ dân trí chưa cao. Mặt khác, tình hình suy thối kinh tế đã ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu nhập của các thành phần kinh tế trên địa bàn khiến cho công tác huy động vốn gặp rất nhiều khó khăn, chỉ tiêu đạt kém. Ngồi ra, cơng tác tiếp thị, tìm kiếm và lơi kéo khách hàng cịn hạn chế, thiếu tính chun nghiệp,...

Tình hình trên đã có những ảnh hưởng nhất định đến hoạt động và kết quả kinh doanh của Agribank và của chi nhánh Bình Phước nói riêng.

Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank khu vực Bình Phước giai đoạn 2008 – 2014

ĐVT: tỷ đồng TT NĂM CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 1. Tổng doanh thu 859,5 661,7 1.064,1 1.310,8 1.472,6 1.460,8 1.471,3 2. Tổng lợi nhuận 36,9 43,4 70,4 164,1 258,2 226,1 238,2 3. Tổng huy động 2.679,9 2.505,8 4.836,8 6.327,5 7.351,2 7.310,8 8.069,7 Trong đó: nội tệ 2.455,9 2.260,7 4.108,2 6.115,9 7.262,7 7.218,1 7.876,2 4. Tổng dư nợ 3.793,3 4.574,6 5.275,7 5.948,2 7.802,8 9.743,2 10.919,4 5. Nợ xấu 89,7 153,1 131,5 86,97 81,1 93,7 128,1

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam khu vực tỉnh bình phước (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)