Quy trình quản trị rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam khu vực tỉnh bình phước (Trang 59 - 61)

1.5.2.2 .Giải pháp từ phía ngân hàng

2.4. Thực trạng hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng đối với DNNVV tại ngân

2.4.1.3. Quy trình quản trị rủi ro

Qua xem xét, các ngân hàng NN&PTNT khu vực Bình Phước chưa xây dựng được một quy trình quản trị RRTD chuyên nghiệp. Thể hiện chung ở các điểm sau:

* Chưa có phương pháp nhận diện và phân loại rủi ro thống nhất cũng như chưa có phương pháp dự báo rủi ro hữu hiệu.

Việc nhận diện rủi ro của hệ thống các ngân hàng NN&PTNT khu vực Bình Phước chưa được thực hiện tập trung từ một đầu mối mà do mỗi chi nhánh tự thống kê, đánh giá. Mỗi chi nhánh có cách thức nhận diện, phân loại rủi ro riêng, dựa vào kinh nghiệm, tình hình thực tế tại chi nhánh, và khơng theo chương trình cụ thể.

Bên cạnh đó cơng tác dự báo rủi ro chưa kịp thời, dẫn đến việc các công văn chỉ đạo hạn chế tín dụng khi đã phát sinh nợ xấu hoặc tỷ trọng cho vay khá lớn, gây lúng túng trong công tác điều hành tại các chi nhánh.

* Công tác đo lường rủi ro chưa đầy đủ, hiệu quả.

Chưa đủ số liệu thống kê để đánh giá được mức tổn thất dự kiến đối với từng khoản vay, từng khách hàng cũng như chưa đánh giá được rủi ro danh mục.

* Đối với Phân tích RRTD khách hàng:

Hiện tại, các ngân hàng NN&PTNT khu vực Bình Phước sử dụng phương pháp phân tích dựa trên yếu tố 6C để phân tích phi tài chính. Cịn phân tích tài chính đối với DNNVV thì có sự thay đổi lớn. Trước khi triển khai hệ thống IPCAS, các ngân hàng NN&PTNT khu vực Bình Phước sử dụng phương pháp xếp loại nội bộ đối với DN, chỉ đánh giá năng lực tài chính của khách hàng trên những tiêu chí đơn giản sử dụng phương pháp dựa trên đánh giá nội bộ hay còn gọi là xếp loại nội bộ.

Sau khi triển khai hệ thống IPCAS, đối với đối tượng DN thì việc đánh giá mức độ rủi ro sử dụng “phương pháp xếp loại tín dụng”. Kết quả cho ra 10 mức độ chất lượng khoản vay. Tuy nhiên, các chỉ tiêu của việc đánh giá tín dụng này không phân biệt quy mô DN lớn hay nhỏ, dẫn tới việc các tiêu chí lại q rườm rà, khơng cần thiết đối với 1 số đối tượng khách hàng. Thông tin đầu vào chưa được lưu trữ, thu thập và xử lý hiệu quả, CIC chỉ cung cấp số liệu dư nợ vay, chưa có thơng tin phi tài chính như khả năng quản lý, lãnh đạo DN.

Khơng có mơ hình riêng để phân tích rủi ro khách hàng, từ đó xác định phần bù rủi ro và giới hạn tín dụng an tồn, tối đa đối với một khách hàng cũng như để trích lập dự phịng rủi ro. Dẫn đến có thể cho vay quá khả năng chi trả của khách hàng, và nguy cơ dẫn đến nợ xấu cao hoặc phải thu hồi nợ bằng thanh lý tài sản.

* Đối với đánh giá RRTD đối với khoản vay: Chưa đánh giá được xác suất rủi ro hay tổn thất dự kiến do chưa có cơng cụ chun biệt, chỉ tiêu, số liệu thống kê đầy đủ hay sử dụng mô riêng để đánh giá rủi ro khoản vay. Đa số, việc đánh giá phương án vay vốn của DN dựa trên bảng kết quả hoạt động SXKD, phương án kinh doanh được khách hàng cung cấp. Các CBTD khơng thể kiểm tra tính khớp đúng của số liệu được cung cấp, mặc nhiên thừa nhận việc báo cáo kế tốn khơng đầy đủ, rõ ràng, chưa được kiểm toán của DN

mục đầu tư, chưa sử dụng một mô hình xác định rủi ro chuyên biệt nào, cũng như chưa có số liệu thống kê đầy đủ về độ tin cậy, đường phân phối lời lỗ của danh mục đầu tư... Đây là thiếu sót quan trọng, vì việc xác định rủi ro cấp độ danh mục đầu tư sẽ là tiêu chí mạnh mẽ để Ban giám đốc NH có sự phân bổ chỉ tiêu hợp lý, tránh cho vay những lĩnh vực, ngành nghề có độ rủi ro cao, khả năng gây tổn thất lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam khu vực tỉnh bình phước (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)