1.5.2.2 .Giải pháp từ phía ngân hàng
2.4. Thực trạng hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng đối với DNNVV tại ngân
2.4.2. Đối với quản trị nợ xấu
2.4.2.1. Quản lý nợ xấu
Trong những năm qua, Ban lãnh đạo NH NN&PTNT khu vực Bình Phước đã tích cực chỉ đạo cơ sở trực thuộc làm tốt công tác xây dựng phương án, dự án kinh doanh; chấn chỉnh công tác thẩm, tăng cường công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, rà soát từng khoản vay, định kỳ hạn thu nợ phù hợp với chu kỳ luân chuyển vốn, khả năng trả nợ của khách hàng. Thường xuyên đánh giá, phân tích chất lượng tín dụng trong tồn chi nhánh; kiểm tra, giám sát các chi nhánh cơ sở trực thuộc có tỷ lệ nợ xấu cao; triển khai các biện pháp nhằm giảm thiểu tỷ lệ nợ xấu: thành lập tổ thu hồi nợ xấu, gắn việc quản lý chất lượng tín dụng của từng cán bộ có liên quan đến khoản vay với việc trả lương, trả thưởng thậm chí bằng biện pháp tổ chức để giảm thiểu nợ xấu, ổn định kinh doanh.
Nợ xấu toàn chi nhánh đến 31/12/2014 là 127 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 1,16%tổng dư nợ; nhỏ hơn tỷ lệ nợ xấu kế hoạch mà TSC giao là 1,5%/tổng dư nợ . Hầu hết các chi nhánh đều cố gắng nâng cao chất lượng tín dụng, giảm thiểu nợ xấu làm lành mạnh hoạt động kinh doanh. Trong năm 2014, có 10/19 chi nhánh tỷ lệ nợ xấu dưới 1%; đây là những chi nhánh có chất lượng tín dụng rất tốt, số lượng khách hàng phải thực hiện cơ cấu lại nợ (theo Quyết định 780/QĐ-NHNN và Thông tư 02/2013/TT-NHNN) không nhiều, việc chấm điểm khách hàng khá nghiêm túc,... nên cơ bản phản ánh được chất lượng tín dụng, như chi nhánh Đồng Xồi (tỷ lệ nợ xấu 0,17%/TDN), chi nhánh Bình Long (tỷ lệ nợ xấu 0,28%/TDN), Bù Đốp (tỷ lệ nợ xấu 0,32%/TDN),... Có 06/19 chi nhánh tỷ lệ nợ xấu từ 1% đến dưới 2%; có 02/19 chi nhánh tỷ lệ nợ xấu từ 2% đến dưới 3% và đặc biệt chi nhánh Tân Thành
có tỷ lệ nợ xấu cao nhất, tỷ lệ 4,32%/TDN. Số nợ xấu tuyệt đối tăng nhưng tỷ lệ nợ xấu giảm so với đầu năm là do dư nợ toàn chi nhánh tăng so với đầu năm, mặt khác nhiều chi nhánh đã làm tốt cơng tác hồn thiện hồ sơ xử lý rủi ro theo quy định.
2.4.2.2. Công tác quản trị nợ xấu được chỉ đạo thực hiện nghiêm túc và thống nhất trong tồn hệ thống
Cơng tác triển khai được chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, khẩn trương, thống nhất xuyên suốt từ Hội sở Chính đến từng Chi nhánh. Việc tổ chức thực hiện luôn bám sát chỉ đạo của các cơ quan cấp trên, đặc biệt là chú trọng tới yếu tố thời gian hồn thành. Cơng tác giải quyết các vướng mắc từ cơ sở cũng được đáp ứng kịp thời thông qua kênh chỉ đạo theo ngành dọc, tạo điều kiện thuận lợi cho công việc được xử lý nhanh chóng và hiệu quả.
2.4.2.3. Kết quả xử lý nợ xấu cao
Sau một thời gian tích cực triển khai đồng thời nhiều biện pháp xử lý, đến tháng 12/2014, Agribank khu vực Bình Phước đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong cơng tác quản trị nợ xấu, đã xử lý được nhiều khoản nợ tồn đọng trước đó. Cụ thể, chất lượng tín dụng của Agribank khu vực Bình Phước được cải thiện đáng kể. Đến 31/12/14 tỷ lệ nợ xấu là 1,16% - thấp hơn nhiều so với mức 3,34% vào cuối năm 2009, thấp hơn mức dự kiến cho phép là 1,6%.
Về việc trích lập và sử dụng dự phịng rủi ro: Agribank khu vực Bình Phước đã thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phịng RRTD trên cơ sở kết quả phân loại nợ tại từng thời điểm của chi nhánh theo Quyết định 450/QĐ-HĐTV-XLRR ngày 30/05/2014 của Hội đồng thành viên Agribank Việt Nam. Tính đến 31/12/2014, việc phân loại nợ được chi nhánh thực hiện đúng theo quy định, cụ thể tỷ lệ cơ cấu từng nhóm nợ tại thời điểm phân loại như sau:
+ Nợ nhóm 1: đạt 9.091 tỷ đồng, tăng so với đầu năm 640 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 7,57%, chiếm tỷ trọng 83,26%/Tổng dư nợ.
+ Nợ nhóm 2: đạt 1.700 tỷ đồng, tăng so với đầu năm 502 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 41,90%, chiếm tỷ trọng 15,57%/Tổng dư nợ.
+ Nợ nhóm 3: đạt 27 tỷ đồng, giảm 7 tỷ đồng so với đầu năm, tỷ lệ giảm 20,72%, chiếm tỷ trọng 0,25%/Tổng dư nợ.
+ Nợ nhóm 4: đạt 36 tỷ đồng, tăng so với đầu năm 11 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 40,63%, chiếm tỷ trọng 0,33%/Tổng dư nợ.
+ Nợ nhóm 5: đạt 64 tỷ đồng, tăng so với đầu năm 31 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 91,91%, chiếm tỷ trọng 0,59%/Tổng dư nợ.
Trích lập dự phịng rui ro tín dụng: Trên cơ sở phân loại từng nhóm nợ tại thời điểm 30/11/2014 theo Quyết định 450/QĐ-HĐTV-XLRR ngày 30/05/2014 của Hội đồng thành viên Agribank Việt Nam, toàn chi nhánh đã thực hiện trích lập dự phịng RRTD đầy đủ theo quy định, tổng số tiền đã trích dự phịng rủi ro là 32,087 tỷ đồng, cụ thể như sau:
+ Trích lập Dự phòng chung: 6.442 triệu đồng; + Trích lập Dự phịng cụ thể: 51.398 triệu đồng;
Thu hồi nợ đã xử lý rủi ro đến 31/12/2014: tổng thu nợ gốc đã xử lý rủi ro đạt 7.717 triệu; thu nợ lãi xử lý rủi ro đạt 3.442 triệu đồng; nếu chỉ tính nợ gốc kết quả thu đạt 122,49% kế hoạch năm 2014 trung ương giao.
Xử lý rủi ro: Trong năm đã lập hồ sơ trình Trụ sở chính phê duyệt xử lý RRTD các món thuộc quyền của chi nhánh đưa ra theo dõi ngoại bảng với tổng cộng 203 món, số tiền 31.431 triệu đồng, góp phần rất lớn vào việc giảm nợ xấu tại chi nhánh, tập trung ở các chi nhánh Phước Bình, Bù Đăng, Bù Nho, Lộc Ninh,…
Ngoài ra, trong năm toàn chi nhánh đã thực hiện việc miễn, giảm lãi tiền vay cho một số khách hàng gặp khó khăn về tình hình tài chính, giúp khách hàng vượt qua khó khăn, đồng thời tạo điều kiện cho Agribank thu được hết nợ gốc và một phần nợ lãi, bao gồm cả khách hàng có dư nợ nội bảng lẫn khách hàng đã xử lý rủi ro. Số khách hàng được xem xét miễn lãi vay là 2 khách hàng với số tiền lãi vay
được miễn là 218.632.136 đồng; số khách hàng được xét giảm lãi vay là 02 khách hàng, số tiền được giảm là 134.819.774 đồng.
Tuy nhiên, mặc dù Agribank Bình Phước đã tích cực áp dụng các biện pháp quản trị nợ xấu, song trong công tác quản trị nợ xấu vẫn cịn nhiều hạn chế cần phải có biện pháp khắc phục kịp thời