PHẦN 4 NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2. Phân tích tương quan Pearson
Bảng 4.2: Phân tích tương quan Pearson các biến trong mơ hình
TQ ROA ROIC DSI DSO DPO CCC CACLR CATAR CLTAR DTAR
TQ 1 ROA 0.5832 1 ROIC 0.5791 0.8961 1 DSI -0.0248 -0.1722 -0.1533 1 DSO -0.0635 -0.2563 -0.2593 0.5165 1 DPO 0.0022 -0.2104 -0.2024 0.4074 0.6218 1 CCC -0.0439 -0.2002 -0.1866 0.9671 0.6832 0.3908 1 CACLR 0.2098 0.4251 0.2644 -0.034 -0.054 -0.1464 -0.0226 1 CATAR -0.009 0.0137 0.1785 0.1582 0.0189 -0.0215 0.1462 0.103 1 CLTAR -0.2247 -0.4106 -0.1614 0.0787 0.0453 0.1219 0.0619 -0.5938 0.5121 1 DTAR -0.2616 -0.5619 -0.401 0.1317 0.1774 0.2916 0.1237 -0.6757 0.1064 0.7981 1
Kết quả tương quan Pearson cho thấy kỳ thu tiền bình quân (DSO), kỳ luân chuyển hàng tồn kho theo ngày (DSI), kỳ khoản phải trả (DPO) và kỳ luân chuyển tiền mặt (CCC) có tương quan âm đối với khả năng sinh lời của công ty (ROA, ROIC), đối với giá trị thị trường TQ cũng có kết quả tương tự tuy nhiên dấu trước hệ số kỳ phải trả là dương. Trong đó tác động của các thành phần vốn luân chuyển DSI, DSO, DPO và CCC lên khả năng sinh lợi ROA là mạnh nhất so với giá trị thị trường TQ và tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư ROIC, với các hệ số tương quan lần lượt là: -0.1722, -0.2563, -0.2104 và -0.2002. Khả năng sinh lời tương quan âm với kỳ thu tiền bình quân (DSO) cho thấy nếu kỳ thu tiền trung bình tăng lên sẽ làm giảm khả năng sinh lời. Kết quả tương quan giữa kì trả tiền bình quân (DPO) và khả năng sinh lợi cũng là nghịch biến cho thấy các công ty khả năng sinh lời lớn hơn sẽ không tốn nhiều thời gian để thanh tốn hóa đơn từ nhà cung cấp, trong khi theo Bana Abuzayed (2011) thì DPO có tương quan dương với khả năng sinh lời. Số ngày tồn kho bình qn và khả năng sinh lời cũng có cùng kết quả tương quan, cho thấy thời gian lưu kho càng lâu, khả năng sinh lời càng bị giảm, kết quả này khác hẳn với Bana Abuzayed (2011) khi cho rằng số ngày tồn kho tương quan dương với khả năng sinh lời. Điều này chứng tỏ rằng các doanh nghiệp có thể gia tăng tỷ suất sinh lợi bằng cách giảm thời gian lưu kho, các khoản phải thu. Doanh nghiệp cũng có thể điều chỉnh những con số này để vòng quay tiền mặt là nhỏ nhất, lúc này tính thanh khoản trong cơng ty là khá cao, rủi ro tín dụng cơng ty gặp phải rất thấp, tỷ suất sinh lợi của công ty sẽ tăng.
Kết quả cũng cho thấy hệ số thanh tốn ngắn hạn CACLR có mối quan hệ cùng chiều với giá trị thị trường Tobin Q, lợi nhuận trên tổng tài sản ROA và lợi nhuận trên vốn đầu tư ROIC trong khi tỷ số nợ ngắn hạn trên tổng tài sản CLTAR và địn bẩy nợ DTAR có mối tương quan nghịch. Những con số này cho thấy rằng một cơng ty có chính sách đầu tư đúng đắn vào các tài sản lưu động, giữ tính thanh khoản ở mức độ tốt nhất thì tỷ suất sinh lợi sẽ cao hơn.
suất sinh lợi ROA, ROIC cũng chỉ ra một doanh nghiệp có tỷ số nợ thấp, thì sẽ trả lãi ít hơn, chi phí tài chính thấp hơn, do đó tỷ suất sinh lợi sẽ cao hơn. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải giữ cân bằng giữa tỷ số nợ và tỷ suất sinh lợi, vừa đảm bảo đủ nguồn vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh, vừa đảm bảo chi phí sử dụng vốn là thấp nhất có thể (trong những nguồn tài trợ, nợ vay là nguồn vốn có chi phí sử dụng vốn thấp nhất do có tấm chắn thuế).
Từ bảng phân tích tương quan cung cấp cái nhìn ban đầu về mối tương quan giữa các yếu tố, kết quả phân tích tương quan Pearson cũng cho thấy hệ số tương quan giữa các biến không cao nên không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. Tuy nhiên chưa đủ tin cậy để đưa ra nhận định về mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và hiệu quả tài chính của cơng ty. Do đó bài nghiên cứu tiếp tục tiến hành phân tích hồi quy để làm rõ các mối quan hệ này.