So sánh với kết quả nghiên cứu của thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và hiệu quả tài chính của doanh nghiệp bằng chứng thực nghiệm tại việt nam (Trang 63 - 65)

PHẦN 4 NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.6. So sánh với kết quả nghiên cứu của thế giới

Bảng 4.8 : Bảng so sánh kết quả nghiên cứu của đề tài với các nghiên cứu trước đây

Nghiên cứu của Binti Mohamad và Mohd Saad

(2010) ở Malaysia

Nghiên cứu của Abbasali và Milad (2012) ở Iran

Nghiên cứu của Abiola Idowu và Lawrencia (2012) ở

Nigeria

Nghiên cứu của đề tài ở Việt Nam (2014) Số công ty 172 80 192 113 Thời gian 5 5 15 6 Tổng số quan sát 860 400 2880 678

ToinQ ROA ROIC TobinQ ROA ROIC TobinQ ROA ROIC TobinQ ROA ROIC

CCC (-)*** (-)*** (-)*** (-) (-)*** (-)*** (-)*** (-)*** (+) (-)** (-)*** (-)***

CACLR (-) (-)*** (-)*** (+) (+)* (+)** (-) (-) (+) (+) (-) (-)

CATAR (+)*** (+)*** (+)*** (-) (+) (-) (-) (-) (-) (-) (+)* (+)***

CLTAR (-)* (-)*** (-)* (-) (-)* (+) (+) (+)*** (+) (+) (-) (+)***

Qua bảng trên cho thấy cả 4 bài nghiên cứu đều có sự nhất quán về các biến nghiên cứu được đại diện đo lường cho mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và hiệu quả tài chính của cơng ty. Cả 4 kết quả nghiên cứu thực nghiệm tại các quốc gia khác nhau đều thống nhất cho thấy rằng tồn tại sự tương quan ngược chiều giữa quản trị vốn luân chuyển (chu kỳ luân chuyển tiền mặt CCC) đối với giá trị thị trường và khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Điều này càng khẳng định chắc chắn hơn nữa việc quản trị vốn luân chuyển có tầm ảnh hưởng và vai trò quan trọng đến thành quả hoạt động của một doanh nghiệp.

Theo bảng so sánh trên thì nghiên cứu của đề tài cho thấy hệ số thanh toán ngắn hạn (CACLR) khơng có ảnh hưởng lên hiệu quả tài chính của cơng ty tương tự kết quả nghiên cứu của Abiola Idowu và Lawrencia (2012), nhưng theo nghiên cứu của Mohamad và Mohd Saad (2010) thì việc tăng hệ số thanh tốn ngắn hạn có tác động tiêu cực đến tỷ suất sinh lợi của công ty, trong khi Abbasali và Milad (2012) lại kết luận ngược lại rằng việc gia tăng tính thanh khoản của cơng ty thông qua hệ số thanh tốn ngắn hạn sẽ góp phần nâng cao kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy việc gia tăng hệ số tài sản ngắn hạn có tác động tích cực lên lợi nhuận hoạt động của công ty, tương tự với kết quả nghiên cứu của Binti Mohamad và Mohd Saad (2010). Điều này cho thấy việc quản trị vốn luân chuyển hiệu quả cũng làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ, d o đ ó c ác nhà quản lý c ũ n g dành một khoảng thời gian đáng kể cho các quyết định về vốn luân chuyển vì tài sản ngắn hạn là những khoản đầu tư ngắn hạn liên tục được chuyển thành các dạng tài sản khác góp phần mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Dấu của tỷ lệ nợ DTAR có tác động ngược chiều lên hiệu quả tài chính của cơng ty, nhưng khơng có ý nghĩa thống kê đối với giá trị thị trường của công ty thống nhất với kết luận nghiên cứu của Abbasali và Milad (2012) cũng cho thấy trong cơ cấu nguồn vốn với tỷ lệ nợ vay thấp sẽ làm giảm các nguy cơ phá sản của doanh nghiệp thông qua giảm chi phí tài chính và chi phí kiệt quệ tài chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và hiệu quả tài chính của doanh nghiệp bằng chứng thực nghiệm tại việt nam (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)