PHẦN 3 MƠ HÌNH, DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Các biến được sử dụng trong bài nghiên cứu
Các biến trong bài được lựa chọn dựa trên các nghiên cứu của các tác giả trước đây là Binti Mohammad and Binti mohd saad (2010), Abbasali Pouraghajan and Milad Emamgholipourarchi (2012) và Abiola Idowu và Lawrencia (2012) gồm có 3 biến phụ thuộc, 5 biến độc lập cụ thể theo bảng sau.
Bảng 3.1: Công thức của biến và các từ viết tắt
Biến nghiên cứu Viết tắt Cơng thức tính
Biến phụ thuộc
Tobin Q TQ (Giá trị thị trường của vốn chủ sở
hữu + giá trị sổ sách của nợ)/ Tổng tài sản
Lợi nhuận trên tài sản ROA Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản Lợi nhuận trên vốn đầu tư
của chủ sở hữu
ROIC Lợi nhuận sau thuế/ Vốn đầu tư Vốn đầu tư = Vốn CSH + Vốn vay
Biến độc lập
Chu kỳ tiền mặt CCC Kỳ hàng tồn kho (DSI) + Kỳ phải thu
(DSO) – Kỳ phải trả (DPO)
DSI = (Hàng tồn kho/Giá vốn hàng bán)*365
DSO = (Khoản phải thu/Doanh thu thuần)*365
DPO = (Phải trả người bán/Giá vốn hàng bán)*365 Hệ số thanh toán ngắn hạn CACLR Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn Tỷ số tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản
CATAR Tài sản ngắn hạn/Tổng tài sản
Tỷ số nợ ngắn hạn trên tổng tài sản
CLTAR Nợ ngắn hạn/Tổng tài sản
Biến phụ thuộc
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của doanh nghiệp
Trước hết, việc sử dụng các công cụ nào để đánh giá về hiệu quả tài chính doanh nghiệp có vai trị quan trọng. Có rất nhiều các chỉ tiêu đo lường hiệu quả tài chính doanh nghiệp, nhưng các chỉ tiêu thường được sử dụng nhất trong các nghiên cứu có thể chia thành hai loại chính: i) Các hệ số giá trị kế tốn, còn gọi là các hệ số về lợi nhuận; ii) Các hệ số giá trị thị trường, còn gọi là các hệ số về tăng trưởng tài sản.
Các chỉ tiêu lợi nhuận được dùng nhiều nhất bao gồm lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Một số nghiên cứu sử dụng lợi suất cổ tức - DY (Ming & Gee 2008; Ongore 2011), lợi nhuận trên doanh thu - ROS (Le & Buck 2011), hoặc lợi nhuận trên vốn đầu tư - ROI (Shah, Butt & Saeed 2011). Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cách sử dụng ROI thực ra chính là ROA, như trong nghiên cứu của Shah, Butt & Saeed (2011). Nhìn chung, ROA và ROE là hai hệ số được sử dụng phổ biến nhất. Đáng chú ý là giá trị của hai hệ số này có thể phụ thuộc vào cách tính lợi nhuận. Mặc dù lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) được nhiều nhà nghiên cứu chọn để tính hai hệ số trên (Hu & Izumida 2008; Le & Buck 2011; Wang & Xiao 2011), một số nghiên cứu khác sử dụng lợi nhuận thuần cộng với lãi vay (trước hoặc sau thuế) (Shah, Butt & Saeed 2011; Thomsen & Pedersen 2000), hoặc đơn giản chỉ là lợi nhuận thuần (LI, Sun & Zou 2009; Tian & Estrin 2008); trong khi đó, có nghiên cứu lại cho rằng lợi nhuận trước thuế, lãi vay, hao mòn và khấu hao (EBITDA) nên được dùng. Ngoài ý nghĩa tài chính khác nhau, lý do của những cách tính khác nhau như vậy có thể là do hạn chế về cơ sở dữ liệu; trong nhiều trường hợp, sự không đầy đủ của cơ sở dữ liệu sẽ khiến cho một số nghiên cứu buộc phải có cách tính khác nhau.
Đối với nhóm hệ số giá trị thị trường, hai hệ số Marris và Tobin’s Q rất thông dụng như là công cụ đánh giá tốt về hiệu quả tài chính doanh nghiệp; trong đó hệ số đầu được tính là tổng giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu so với giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu, và hệ số sau được tính là giá trị thị trường của vốn chủ
sở hữu cộng với giá trị sổ sách các khoản nợ phải trả so với giá trị sổ sách của tổng tài sản. Do đó, các hệ số này hồn tồn có thể được sử dụng để đánh giá hiệu quả của phần vốn được đầu tư, bởi vì nó có thể phản ánh trực tiếp mức độ tăng trưởng giá trị vốn chủ sở hữu trong cơ cấu vốn doanh nghiệp.
So sánh hai nhóm hệ số trên, các hệ số ROA và ROE là những chỉ báo hiệu quả cho kết quả sản xuất kinh doanh hiện tại và phản ánh khả năng lợi nhuận mà doanh nghiệp đã đạt được trong các kỳ kế tốn đã qua. Vì thế, nhóm này là cách nhìn về quá khứ hoặc đánh giá khả năng lợi nhuận ngắn hạn của doanh nghiệp (Hu & Izumida 2008). Đối với một số chỉ tiêu cùng nhóm như ROS hoặc ROI, các hệ số này cũng khơng đưa ra một góc nhìn dài hạn cho cổ đông và lãnh đạo doanh nghiệp bởi đó là các thước đo quá khứ và ngắn hạn (Jenkins, Ambrosini & Collier 2011). Trong khi đó, các hệ số Marris và Tobin’s Q có thể cho biết hiệu quả tương lai của công ty bởi chúng phản ánh được đánh giá của thị trường cả về tiềm năng lợi nhuận của doanh nghiệp trong tương lai (phản ánh vào giá thị trường của cổ phiếu). Điều này hoàn toàn phù hợp với ý nghĩa của các phương pháp định giá cổ phiếu sử dụng dòng tiền tương lai chiết khấu về hiện tại theo một mức rủi ro xác định. Đó cũng là lý do tại sao Tian & Estrin (2008) cho rằng định giá trên thị trường ln dựa trên những dịng tiền tương lai và rủi ro kỳ vọng đi kèm.
Do đó, hiệu quả tài chính của các cơng ty cổ phần có thể được đánh giá thơng qua hai nhóm hệ số kết hợp lại, trong đó 4 chỉ tiêu thiết yếu nhất bao gồm ROA, ROE, Marris và Tobin’s Q. Mặc dù có thể có các cách tính khác nhau, chủ yếu do cách xác định lợi nhuận trong tính tốn hệ số, sự kết hợp của hai nhóm hệ số này có thể đưa ra cho nhà quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp, cổ đông và thị trường những đánh giá bao quát về hiệu quả tài chính trong quá khứ cũng như tiềm năng lợi nhuận và tăng trưởng tương lai của doanh nghiệp.
Đối với đề tài đang nghiên cứu, tác giả sử dụng lợi nhuận trên tài sản ROA và lợi nhuận trên vốn đầu tư ROIC như một biến phụ thuộc đại diện cho lợi nhuận hoạt động của công ty. Tobin Q đo lường triển vọng tăng trưởng của công ty và là biến phụ thuộc đại diện cho gía trị thị trường của cơng ty. Doanh nghiệp có chỉ số
TQ cao (TQ >1) thường là doanh nghiệp hấp dẫn nhà đầu tư và có năng lực cạnh tranh tốt.
Biến độc lập
Kỳ phải thu (DSO)
Khi một cơng ty bán hàng hóa hoặc dịch vụ cho nợ, điều này sẽ được ghi nhận như một khoản phải thu trong sổ cái và bảng cân đối kế tốn. Cơng ty sẽ thu được tiền trong một khoảng thời gian quy định đối với khách hàng, được gọi là thời gian bán chịu. Khoảng thời gian này ngắn hay dài tùy thuộc vào giá trị khoản nợ, chính sách bán chịu của cơng ty cũng như chỉ số tín nhiệm của chủ nợ. Cơng ty quản lý khoản phải thu bằng việc thông báo khoảng thời gian tín dụng cho người mua để người mua biết được khi nào cần phải thanh toán. Doanh nghiệp thường xuyên thực hiện phân tích tín dụng để đánh giá xem ai là người trả đúng hạn và ai khơng. Nếu nhận được tiền mặt sớm, nó có thể cải thiện nhân tố quyết định đối với cơng ty, đó là vốn ln chuyển. Thu hồi tiền mặt quá sớm và không cung cấp những điều khoản tín dụng có thể làm chậm lại việc bán hàng trong dài hạn vì khách hàng có thể chuyển qua các đối thủ cạnh tranh của công ty để mua hàng và được hưởng thời gian mua chịu. Một lựa chọn khác để cải thiện vốn luân chuyển và thu được tiền mặt sớm là bán hàng và chuyển khoản phải thu cho một công ty bao thanh tốn. Cơng ty bao thanh toán sẽ chiết khấu 1 phần trong khoản phải thu để kiếm lợi nhuận và sẽ trả tiền cho cơng ty. Điều này có thể có một chút rủi ro vì nếu thống nhất điều khoản lỏng lẻo với các công ty bao thanh tốn thì các cơng ty này sẽ đối xử “hung hãn” với các khách hàng nợ khi họ không trả tiền đúng hạn và điều này làm xấu đi mối quan hệ giữa cơng ty mình và khách hàng (Brealey và cộng sự, 2006).
Khoản phải thu là số tiền công ty cần thu từ khách hàng của họ, mục đích chính của việc hỗ trợ tín dụng cho khách hàng là nhằm tăng doanh thu. Việc thu hồi nợ hiệu quả hay không được đo lường thông qua số ngày phải thu. Số ngày phải thu càng cao nghĩa là chính sách thu nợ khơng tốt và có khả năng khơng thu
được nợ.
Kỳ tồn kho (DSI)
Hàng tồn kho là một thành phần quan trọng nhất của tài sản ngắn hạn. Ở công ty sản xuất, hàng tồn kho bao gồm nguyên vật liệu thô, nguyên vật liệu dở dang hoặc thành phẩm. Trái lại, một công ty trong lĩnh vực tư vấn thì khơng có hàng tồn kho. Hàng tồn kho nhiều hay ít cũng tùy thuộc vào lĩnh vực mà công ty hoạt động. Trong phần lớn trường hợp, cần làm cân bằng để giữ đủ hàng tồn kho để bán và giảm hàng tồn kho để cải thiện vốn luân chuyển. Khi khách hàng có nhu cầu ngay lập tức, công ty sẽ mất doanh thu khi không đủ hàng trong kho để bán và có thể mất lịng tin từ khách hàng. Mặt khác, giữ quá nhiều hàng tồn kho sẽ tốn chi phí cơ hội và có thể tăng khả năng hư hại theo thời gian. Xu hướng giữ cho hàng tồn kho ở mức thấp hơn đã có từ vài thập niên trước. Ví dụ, các cơng ty Mỹ 30 năm trước đã có xấp xỉ 12% trong tổng tài sản là hàng tồn kho, trái với ngày nay là khoảng 6%. Quan niệm rằng quản trị hàng tồn kho tinh gọn, đúng lúc đã bắt nguồn từ Nhật Bản. Điều này giúp các nhà cung cấp giữ mức hàng tồn kho thấp nhưng vẫn ln có hàng cung cấp khi nhu cầu thị trường tăng, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu, làm khách hàng hài lịng. Theo cách đó, hàng tồn kho được giữ ở mức không hoặc mức rất thấp (Brealey và cộng sự, 2006). Hàng tồn kho tồn tại ở nhiều dạng như nguyên vật liệu thô, nguyên vật liệu dở dang hay thành phẩm và là một phần quan trọng của tài sản công ty. Tuy nhiên số ngày tồn kho cao không phải lúc nào cũng là dấu hiệu tốt cho cơng ty vì sẽ có thể làm tăng chi phí tồn trữ và lỗi thời hàng tồn kho.
Kỳ phải trả (DPO)
Khoản phải trả là số nợ đến từ phần doanh thu bán chịu của các nhà cung cấp. Ở phần lớn công ty, đặc biệt là các công ty bán lẻ và sản xuất mua hàng hóa chịu và ghi nhận như một khoản nợ phải trả. Thời gian trả nợ ngắn hay dài tùy thuộc vào giá trị khoản nợ và chính sách bán chịu của người bán. Một cơng ty có thể kéo dài thời gian trả nợ tùy thuộc vào mối quan hệ với các nhà cung cấp. Tuy
nhiên cần chú ý rằng khoản phải trả là một dạng của nợ ngắn hạn, quản lý hiệu quả các khoản phải trả là quan trọng và công ty nên chi trả các khoản này đúng hạn để đem lại lòng tin cho người cung cấp.
Arnold (2008 pp.479-482) nói rằng mua nợ hàng hóa rồi bán chịu lại cho khách hàng thì rẻ hơn là một doanh nghiệp rút vượt mức số tiền gửi trong ngân hàng để xoay sở cho phần doanh thu bán chịu. Hàng hóa mua nợ thường được trả vào một ngày trong tương lai, thời hạn trả tùy thuộc vào người bán. Kinh doanh gắn liền với khoản bn bán tín dụng đã trở thành một quy tắc. Bn bán tín dụng mang đến nhiều lợi ích, ví dụ như những người mắc nợ khơng có khả năng tài chính để chi trả trong ngắn hạn, nếu thời hạn trả nợ dài thì tiền có thể được sử dụng đầu tư vào hàng tồn kho để bán ra thu lại lợi nhuận để trả đúng hạn. Cơng ty cần quản lý dịng tiền dự kiến thật tốt để có thể tận dụng được tối đa lượng tiền nhàn rỗi cũng như có sẵn tiền để trả nhà cung cấp đúng hạn. Chi trả đúng hạn sẽ giúp công ty kiếm được nhiều khoản tín dụng hơn từ người cung cấp và các nhà cung cấp khác cũng sẽ cho cơng ty nợ bởi vì danh tiếng và uy tín của cơng ty đã được nâng cao. Hơn nữa, trả nợ đúng hạn sẽ cải thiện hình ảnh cơng ty và vì thế sẽ ngăn ngừa được các hành động kiện tụng do từ phía chủ nợ. Một phương pháp để xác định khi nào các khoản nợ đến hạn trả, đó là phân tích các giao dịch trong quá khứ để biết được khi nào và tốn bao nhiêu để trả cho các chủ nợ. Một phương pháp nữa là lấy các khoản phải trả nổi bật chia cho doanh thu bán nợ và nhân với số ngày. Phép tính này đưa ra một chỉ số về bao lâu phải thanh toán các khoản nợ.
Số tiền phải trả cho các nhà cung cấp về hàng hóa hay dịch vụ đã mua được đại diện bởi khoản phải trả. Khi nhà cung cấp cho phép một khoảng thời gian tín dụng chưa cần trả tiền thì số tiền tiết kiệm được sẽ được linh hoạt để bù đắp các khoản chi phí khác. Hơn nữa khoảng thời gian tín dụng này cũng cho phép công ty đánh giá được chất lượng và dịch vụ của nhà cung cấp.
Kỳ luân chuyển tiền mặt (CCC)
Vòng quay tiền mặt là khoảng thời gian giữa lúc thanh toán các khoản nguyên vật liệu sản xuất, chuyển đổi chúng thành thành phẩm rồi bán đi và thu lại tiền mặt. (Arnold 2008) đề cập rằng công ty thực hiện một kỳ luân chuyển tiền mặt bắt đầu từ lúc cơng ty thanh tốn tiền mua hàng tồn kho, sản xuất, bán chịu hàng hóa đến lúc thu được tiền nợ. Đối với các công ty sản xuất phổ biến, kỳ luân chuyển tiền mặt có dạng: thời gian nắm giữ nguyên vật liệu sản xuất trừ cho kỳ thanh tốn cộng với kì sản xuất cộng kì nắm giữ thành phẩm cộng kỳ thu tiền khách hàng. Điều này chỉ ra rằng kỳ luân chuyển tiền mặt càng dài thì nhu cầu tài trợ cho tài sản ngắn hạn càng nhiều. Vòng quay tiền mặt càng ngắn thì cơng ty sẽ càng sẵn sàng hơn để chi trả các khoản nợ của họ khi đến hạn. Ngược lại, vòng quay tiền mặt càng dài sẽ đặt cơng ty vào những khó khăn trong trả nợ đến hạn, điều này sẽ làm tổn hại đến danh tiếng của công ty. Kỳ ln chuyển tiền mặt có thể được tính như sau:
Kỳ luân chuyển tiền mặt = Kỳ phải thu + Kỳ tồn kho – Kỳ phải trả
Hệ số thanh toán ngắn hạn CACLR
Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn dùng để đo lường khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp như nợ và các khoản phải trả) bằng các tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp, như tiền mặt, các khoản phải thu, hàng tồn kho.
Hệ số này càng cao, khả năng trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng lớn. Nếu hệ số này nhỏ hơn 1 thì doanh nghiệp có khả năng khơng hoàn thành được nghĩa vụ trả nợ của mình khi tới hạn. Mặc dù với tỷ lệ nhỏ hơn 1, có khả năng khơng đạt được tình hình tài chính tốt, nhưng điều đó khơng có nghĩa là cơng ty sẽ bị phá sản vì có rất nhiều cách để huy động thêm vốn.
Tỷ lệ này cho phép hình dung ra chu kì hoạt động của cơng ty xem có hiệu quả không, hoặc khả năng biến sản phẩm thành tiền mặt có tốt khơng. Nếu cơng ty gặp phải rắc rối trong vấn đề đòi các khoản phải thu hoặc thời gian thu hồi tiền mặt
Tỷ số tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản CATAR
Tỷ số tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản cho biết tỷ lệ tài sản ngắn hạn chiếm bao nhiêu trong tổng tài sản. Chúng ta cũng mong đợi biến này có tín hiệu dương với khả năng sinh lời của cơng ty vì tỷ số này càng lớn thì cơng ty có thể đáp ứng