Kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và hiệu quả tài chính của doanh nghiệp bằng chứng thực nghiệm tại việt nam (Trang 57 - 63)

PHẦN 4 NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.5. Kết quả nghiên cứu

Bảng 4.7: Kết quả hồi quy các mơ hình bằng phương pháp GLS

TQ ROA ROIC

Mơ hình 1 Mơ hình 2 Mơ hình 3 Mơ hình 4 Mơ hình 5 Mơ hình 6

DSI -0.886x10-4** (0.087) -0.229x10-4*** (0.002) -0.272x10-4*** (0.008) DSO -0.1722x10-3* (0.100) -0.815x10-4*** (0.000) -0.952x10-4*** (0.000) DPO 0.4432x10-2** (0.063) -0.128x10-4 (0.743) 0.792x10-6 (0.896) CCC -0.0000866 ** (0.032) -0.0000367*** (0.000) -0.0000451*** (0.000) CACLR 0.0106385 (0.369) 0.0112 (0.336) -0.0011939 (0.521) -0.0011 (0.524) -0.0003927 (0.806) -0.5237x103 (0.710) CATAR -0.0452373 (0.538) -0.04 (0.591) 0.0257924* (0.052) 0.0278** (0.032) 0.0521947*** (0.002) 0.0517*** (0.002) CLTAR 0.0584038 (0.606) 0.0687 (0.61) -0.0098673 (0.602) -0.0141 (0.452) 0.1581152*** (0.000) 0.1531*** (0.000) DTAR -0.1300251 (0.149) -0.1521 (0.101) -0.1765798*** (0.000) -0.1641*** (0.000) -0.2540022*** (0.000) -0.248*** (0.000) Cons 1.058785*** (0.000) 1.0542*** (0.000) 0.2049239*** (0.000) 0.2035*** (0.000) 0.1674693*** (0.000) 0.1709*** (0.000)

*, **, và *** tương ứng với các mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%

So với kết quả hồi quy bằng mơ hình Fixed effects và Random effects ở trên, GLS cũng đưa ra kết quả với dấu tương tự, dấu của các biến trong mơ hình khơng có gì thay đổi so với kết quả ở phần trước, do đó mối quan hệ giữa các thành phần của vốn luân chuyển và lợi nhuận của công ty một lần nữa được khẳng định.

Hệ số hồi quy đứng trước DSI (kỳ luân chuyển hàng tồn kho) trong 3 mơ hình là âm và có ý nghĩa thống kê, điều này cũng giống với phân tích Pearson là DSI có tác động ngược chiều lên tỷ suất sinh lợi. Kết quả này phù hợp với kết quả của Dong (2010), Neab & Noriza (2010), V.Taghizadeh (2012), Wang (2002); Deloof (2003); Lazaridis và Tryfonidis (2006); Raheman và Nasr (2007),

nhưng lại có kết quả ngược lại với bài nghiên cứu của Ganesan (2007); Sharma và Kumar (2011) cho thấy mối quan hệ ngược chiều nhưng khơng có ý nghĩa. Mối quan hệ ngược chiều, có ý nghĩa ngụ ý rằng nếu gia tăng hàng tồn kho quá mức có thể làm mất đi lợi ích từ việc giữ tiền như lãi suất cho vay, lãi suất gửi tiết kiệm, làm gia tăng chi phí lưu kho, chi phí quản lí, phí bảo hiểm. Mặt khác hàng hóa sẽ mất dần giá trị vì đã lỗi thời, hoặc có thể làm hỏng hàng hóa do tồn trữ lâu nên việc để hàng tồn càng lâu thì sẽ càng làm giảm khả năng sinh lời của cơng ty. Vì vậy, doanh nghiệp phải quyết định mức độ hàng tồn kho nào là hợp lí để hướng tới mục tiêu của doanh nghiệp, điều này phụ thuộc vào chính sách mà cơng ty đang sử dụng.

Hệ số hồi quy đứng trước DSO (kỳ thu tiền bình quân) là âm, thể hiện mối tương quan giữa DSO với khả năng sinh lời là ngược chiều nhau, điều này phù hợp với phân tích tương quan Pearson và các nghiên cứu trước như: V.Taghizadeh (2012), Wang (2002); Deloof (2003); Lazaridis và Tryfonidis (2006); Raheman và Nasr (2007). Khi công ty gia tăng khoản phải thu có nghĩa rằng cơng ty đang cho phép khách hàng sử dụng những sản phẩm của mình trước khi trả tiền. Tuy nhiên, công ty gặp phải rủi ro là khách hàng có thể sẽ không trả nợ khi đến hạn. Điều này hàm ý rằng nhà quản trị có thể gia tăng khả năng sinh lời bằng cách cố gắng làm giảm số ngày thu được tiền từ khách hàng. Lúc này nguồn tiền mặt của công ty dồi dào, đủ sức tài trợ cho các dự án khác hoặc đầu tư cho các dây chuyền sản xuất mới và đảm bảo được khả năng thanh tốn của cơng ty được tăng lên từ đó làm gia tăng uy tín và khả năng sinh lời của cơng ty. Chính sách này cũng giúp cơng ty hạn chế rủi ro tín dụng mà các doanh nghiệp hay gặp phải khi khách hàng của mình phá sản. Trái ngược với kết quả của tác giả (Raheman et. Al, 2010) cho thấy mối quan hệ cùng chiều và có ý nghĩa giữa DSO và lợi nhuận gộp.

Trong mơ hình 2, DPO có hệ số tương quan dương với giá trị thị trường của công ty với mức ý nghĩa thống kê 5% cho thấy đối với khoản phải trả, đây là những khoản nợ phi lãi suất, khi gia tăng thời gian phải trả đối với nhà cung cấp doanh nghiệp sẽ có được những lợi ích như giảm thiểu việc sử dụng các nguồn tài

sản ngắn hạn như tiền mặt, tiền gửi ngân hàng làm gia tăng tính thanh khoản cho doanh nghiệp.

Có thể thấy rằng hệ số hồi quy đứng trước CCC (chu kỳ luân chuyển tiền mặt) đều âm ở cả 3 mơ hình, thể hiện mối tương quan giữa quản trị vốn luân chuyển với giá trị thị trường và khả năng sinh lời của công ty là ngược chiều nhau, điều này phù hợp với phân tích tương quan Pearson.

Kết quả nghiên cứu một lần nữa cho thấy quản trị vốn luân chuyển là một vấn đề rất được quan tâm trong tài chính doanh nghiệp vì nó có mối liên hệ mật thiết với khả năng sinh lợi, rủi ro và giá trị công ty. Quản trị vốn luân chuyển là quản trị các tài sản ngắn hạn chủ yếu của công ty, bao gồm các khoản mục phải thu khách hàng, hàng tồn kho và tiền mặt. Các nghiên cứu trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào các quyết định tài chính dài hạn như cấu trúc vốn, chính sách cổ tức hoặc định giá công ty. Tuy nhiên, các khoản đầu tư vào tài sản ngắn hạn lại chiếm phần lớn các khoản mục trên bảng cân đối kế tốn của cơng ty. Do đó, quản trị vốn luân chuyển là một vấn đề rất quan trọng đối với hầu hết các công ty, đặc biệt là ở các cơng ty vừa và nhỏ vì phần lớn tài sản của các cơng ty này là tài sản ngắn hạn. Vấn đề chính trong quản trị vốn luân chuyển là các hoạt động kinh doanh và tài trợ ngắn hạn của công ty, những hoạt động ngắn hạn này liên quan đến việc trả tiền mua nguyên vật liệu thô, sản xuất, bán sản phẩm và thu tiền từ việc bán sản phẩm đó. Một nguyên tắc của quản trị vốn luân chuyển là thu tiền càng nhanh càng tốt và trì hỗn các khoản phải trả cho nhà cung cấp càng lâu càng tốt, nguyên tắc này dựa trên khái niệm chu kỳ chuyển đổi tiền mặt. Cách quản trị vốn luân chuyển có thể tác động đáng kể lên cả dòng tiền và hiệu quả hoạt động của công ty. Rút ngắn chu kỳ chuyển đổi tiền mặt làm tăng khả năng sinh lợi của cơng ty bởi vì chu kỳ chuyển đổi tiền mặt càng dài thì nhu cầu tài trợ từ bên ngồi với chi phí cao càng lớn. Do đó, bằng cách giảm thời gian tiền mặt bị ứ đọng trong vốn ln chuyển, cơng ty có thể hoạt động hiệu quả hơn vì giảm được chi phí trong điều kiện doanh số của công ty không đổi. Như vậy, một chu kỳ chuyển đổi

quả của việc sử dụng vốn luân chuyển. Kết quả của đề tài nghiên cứu đồng nhất với Wang (2002); Deloof (2003).

Tỷ số tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản CATAR có tác động tích cực lên khả năng sinh lời của công ty, hệ số này càng lớn cho thấy công ty sử dụng càng hiệu quả các tài sản ngắn vào quá trình hoạt động kinh doanh. Việc duy trì tài sản ngắn hạn ở một mức thích hợp sẽ giúp đảm bảo khả năng thanh toán và đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, việc tăng tài sản ngắn hạn vượt mức tối ưu sẽ làm cho khả năng sinh lời trên tổng tài sản giảm, nên nếu khi lợi ích từ việc gia tăng tài sản ngắn hạn vẫn lớn hơn sự sụt giảm trong khả năng sinh lời trên tổng tài sản thì vẫn làm gia tăng khả năng sinh lời cho công ty.

Kết quả của mơ hình 5 và 6 cho thấy tồn tại mối tương quan dương giữa tỷ số nợ ngắn hạn trên tổng tài sản (CLTAR) và khả năng sinh lời của công ty, dấu dương ở kết quả cho thấy trong cơ cấu nợ khi công ty sử dụng nợ ngắn hạn tăng, tức chi phí sử dụng vốn thấp tương đương như các khoản tạm ứng của khách hàng, khoản phải trả người bán…, bên cạnh đó các khoản vay ngắn hạn cũng có chi phí lãi vay thấp hơn các khoản đầu tư dài hạn. Điều này làm giảm các chi phí tài chính và khả năng kiệt quệ tài chính cho cơng ty dẫn đến gia tăng lợi nhuận hoạt động cho công ty. Tương tự như CATAR , nếu dùng nợ ngắn hạn tài trợ không đúng mức vào tài sản ngắn hạn giả sử trong trường hợp tài trợ quá mức vào hàng tồn kho hay các khoản phải thu vượt trên mức tối ưu sẽ làm cho cơng ty có thể rơi vào tình trạng mất khả năng thanh tốn, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh vì vậy sẽ làm giảm khả năng sinh lời của công ty.

Kết quả mơ hình cũng chỉ ra có tồn tại mối quan hệ nghịch biến giữa lợi nhuận của công ty với tỷ lệ nợ. Mối tương quan ngược chiều giữa ROA, ROIC và DTAR có ý nghĩa ở mức 1% này có nghĩa là cơng ty có tỷ lệ nợ cao hơn thì sẽ có lợi nhuận thấp hơn, vì khi vay nợ quá nhiều thì cơng ty sẽ khơng tận dụng được lợi ích của nợ vay mà thay vào đó phải chịu chi phí vay nợ cao, đồng thời tốn một khoản để trả lãi vay định kì, cùng với đó việc vay nợ q nhiều làm ảnh hưởng tiêu

cực tới hình ảnh cơng ty và sẽ trở thành rảo càn của công ty đối với các nhà cung cấp hoặc khách hàng của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và hiệu quả tài chính của doanh nghiệp bằng chứng thực nghiệm tại việt nam (Trang 57 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)