Xây dựng hệthống đánh giá sức chịu đựng nói chung và đánh giá sức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm tra sức chịu đựng thanh khoản các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 83 - 85)

2 .3Thực trạng kiểm tra sức chịu đựngthanh khoản tại Việt Nam

3.1 Giải pháp cụ thể đốivới ngân hàng thƣơng mại

3.1.1 Xây dựng hệthống đánh giá sức chịu đựng nói chung và đánh giá sức

Để xây dựng đƣợc một hệ thống đánh giá sức chịu đựng, các NHTM cần thực hiện các nội dung sau. Đầu tiên các NHTM cần nghiên cứu ban hành các quy định thực hiện ST và đảm bảo ST đƣợc gắn kết với hoạt động quản lý rủi ro đặc biệt trong việc phân bổ vốn, xác định giới hạn rủi ro và xây dựng kế hoạch dự phòng, khắc phục sự cố. Tiếp theo là việc xây dựng các mơ hình, phƣơng pháp kiểm tra sức chịu đựng đối với từng loại rủi ro, đặc biệt là rủi ro thanh khoản và các hoạt động kinh doanh trọng yếu. Một bƣớc quan trọng không thể thiếu là xác định các kịch bản phù hợp với đặc thù hoạt động kinh doanh và định kỳ rà sốt tính hợp lý của các kịch bản này. Đồng thời cần tăng cƣờng thu thập số liệu phục vụ công tác ST.

Các yêu cầu đối với hệ thống đánh giá sức chịu đựng của NHTM:

Hệ thống đánh giá sức chịu đựng của NHTM phải bao gồm các nội dung và các bước thực hiện được xây dựng để bao quát đầy đủ các rủi ro, nguy cơ tiềm ẩn và các hoạt động kinh doanh của NHTM.

- Phải bao trùm đầy đủ các hoạt động kinh doanh, các trạng thái rủi ro và các rủi ro trọng yếu của NHTM, bao gồm cả trong và ngồi bảng cân đối kế tốn.

- Phải đƣợc sử dụng ở tất cả các cấp trong NHTM nhƣ các mảng nghiệp vụ kinh doanh, danh mục tài sản và các loại rủi ro cũng nhƣ đối với toàn hàng của NHTM.

- Mỗi công cụ đánh giá sức chịu đựng phải đƣợc thiết kế phù hợp, tƣơng thích với mức độ tổng thể, bao quát đƣợc các yếu tố rủi ro trọng yếu, các ảnh hƣởng

bên trong và bên ngoài và các mặt quan trọng khác. Việc đánh giá sức chịu đựng phải bao quát đƣợc các mối tƣơng tác giữa các hoạt động, trạng thái rủi ro và các rủi ro khác nhau và các tác động tổng hợp của chúng.

- Các kịch bản đƣợc sử dụng trong đánh giá sức chịu đựng của NHTM phải tƣơng ứng với các chỉ đạo và chiến lƣợc do Hội đồng quản trị NHTM đƣa ra.

Hệ thống đánh giá sức chịu đựng của NHTM phải ứng dụng các phương pháp và quy trình đánh giá sức chịu đựng khác nhau và đảm bảo rằng từng phương pháp, quy trình sử dụng phù hợp.

Hệ thống đánh giá sức chịu đựng thông thƣờng khác nhau về thiết kế và mức độ phức tạp, gồm một số các chỉ tiêu và mức độ sốc của kịch bản đƣợc sử dụng. Một hệ thống đánh giá sức chịu đựng cần dựa trên số liệu và thông tin đầu vào có chất lƣợng cao để có kết quả đánh giá đủ tin cậy. NHTM phải quy định bằng văn bản các giả định đƣợc áp dụng trong đánh giá sức chịu đựng và có tài liệu ghi nhận các hạn chế của các công cụ đƣợc sử dụng trong đánh giá sức chịu đựng. Hơn nữa, hầu hết các đánh giá sức chịu đựng, bao gồm cả kiểm tra định lƣợng đƣợc hỗ trợ bằng số liệu chất lƣợng cao, đều sử dụng một số lƣợng nhất định các đánh giá của chuyên gia cần phải đƣợc làm rõ đối với ngƣời sử dụng kết quả đánh giá sức chịu đựng.

Hệ thống đánh giá sức chịu đựng của NHTM phải linh hoạt và nhìn trước được các rủi ro, sự kiện và các cú sốc tiềm ẩn và mức độ tác động của chúng.

- Hệ thống đánh giá sức chịu đựng phải đủ tính động và linh hoạt để phù hợp với những thay đổi về hoạt động kinh doanh nội bảng và ngoại bảng, cấu phần danh mục tài sản, chất lƣợng tài sản, môi trƣờng kinh doanh, chiến lƣợc hoạt động của NHTM và các rủi ro khác có thể phát sinh. Trƣờng hợp đánh giá sức chịu đựng sử dụng các thông tin lịch sử sẵn có, NHTM phải có đánh giá xa hơn các giả định chỉ dựa trên các dữ liệu lịch sử và không thừa nhận các giả định ƣớc lệ.

- NHTM phải xem xét một cách thận trọng các hiệu ứng tích lũy và tăng lên của các điều kiện về sự kiện khó khăn. Ngồi các đánh giá sức chịu đựng thƣờng xuyên và chính thức, NHTM phải linh hoạt trong việc thực hiện các đánh giá sức

chịu đựng mới và đột xuất một cách kịp thời để xử lý các rủi ro xuất hiện nhanh chóng.

- NHTM phải liên tục cập nhật và duy trì hệ thống đánh giá sức chịu đựng đối với các rủi ro mới, hiểu rõ hơn các hoạt động và trạng thái rủi ro và các thay đổi bất kỳ trong môi trƣờng kinh doanh và cơ cấu hoạt động của NHTM.

Kết quả đánh giá sức chịu đựng phải rõ ràng, có tính khả thi và hỗ trợ tích cực cũng như cung cấp thơng tin cho việc ra quyết định của NHTM.

- Hệ thống đánh giá sức chịu đựng phải quy định các biện pháp truyền tải một cách đầy đủ và hiệu quả kết quả đánh giá sức chịu đựng. Ngoài ra, kết quả đánh giá sức chịu đựng phải đƣợc đính kèm các thơng tin mơ tả định tính (ví dụ các giả định chính và các hạn chế) để cho phép ngƣời sử dụng hiểu đƣợc bối cảnh thực hiện.

- NHTM phải thƣờng định kỳ thông tin về kết quả đánh giá sức chịu đựng với mức độ phù hợp trong nội bộ NHTM để tăng cƣờng việc thảo luận đối với việc đánh giá sức chịu đựng, thông tin về phƣơng pháp, kết quả và các quyết định liên quan đánh giá sức chịu đựng cho các khối khác trong NHTM. Ngoài ra, ban điều hành phải đánh giá lại các quy trình đánh giá sức chịu đựng theo định kỳ để xác định tính giá trị áp dụng của các giả định, mức độ nghiêm trọng của các kịch bản và các kiểm tra độ nhạy, mức độ chắc chắn của các ƣớc tính, tình hình hoạt động của các mơ hình ứng dụng và tính ổn định và hợp lý của kết quả đánh giá sức chịu đựng.

- Kết quả đánh giá sức chịu đựng phải thông tin về việc ra quyết định và phân tích của NHTM.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm tra sức chịu đựng thanh khoản các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)