.2 Diễn biến trần lãi suất huy động trong năm 2012

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm tra sức chịu đựng thanh khoản các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 60 - 62)

Nguồn: Báo cáo cập nhật ngành ngân hàng 2012 và Q1.2013 của VCBS

2.2.2 Các ngân hàng khó đáp ứng nhu cầu vay vốn.

Cạnh tranh để huy động vốn giữa các NHTM đã làm tăng lãi suất đầu vào, do đó mức lãi suất cho vay mà các NHTM áp dụng đối với các doanh nghiệp cũng tăng lên. Năm 2011 “lãi vay trên thị trƣờng mà Việt Nam phải chịu là 18-20%, thậm chí cao hơn, trong khi Trung Quốc, Philippines, Thái Lan, Malaysia, Singapore chỉ dao động 6-7%”.

Trong khi đó NHNN ban hành Chỉ thị 01/CT-NHNN năm 2011 đã đƣa ra các quy định hạn chế tốc độ tăng trƣởng tín dụng của các ngân hàng đồng thời kiểm sốt dịng vốn vào các lĩnh vực rủi ro cao nhƣ chứng khoán và bất động sản. Hoạt động cho vay của các ngân hàng ngày càng siết chặt, các NHTM đều phải cắt giảm các khoản cho vay mới, đồng thời thu hồi nợ cũ để đƣa tốc độ tăng trƣởng tín dụng xuống 20% vào cuối năm 2011. Theo số liệu điều tra của Cục Thống kê TP.HCM cho thấy, trong số gần 2000 doanh nghiệp đƣợc khảo sát có 41,5% các doanh nghiệp có vốn vay đáp ứng từ 25% - 50% nhu cầu, và 32,5% các doanh nghiệp đƣợc đáp ứng dƣới 25% nhu cầu vay vốn. Các doanh nghiệp khó vay đƣợc vốn từ

hệ thống NH, do đó dẫn đến tình trạng thiếu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, buộc phải ngƣng sản xuất hoặc đóng cửa. Theo điều tra của phòng Thƣơng mại và Cơng nghiệp Việt Nam (VCCI), tính đến cuối năm 2011 đã có đến khoảng 79.000 DN giải thể, tổng số doanh nghiệp thành lập trong năm 2011 là 77.548 DN, nhƣng đã có đến 7.611 DN phải sớm dừng hoạt động . Ngồi ra những vụ đổ vỡ tín dụng cuối năm 2011 đã cho thấy tình trạng khó khăn của các DN trong việc tiếp cận vốn tín dụng từ các NH.

Nhƣ vậy, các DN trong nền kinh tế phải gánh chịu mức chi phí lãi vay cao, thậm chí khơng vay đƣợc vốn NH. Điều đó cho thấy các NHTM đã không đáp ứng đƣợc nhu cầu vốn vay của nền kinh tế.

2.2.3 Lãi suất trên thị trƣờng liên ngân hàng tăng cao.

Thị trƣờng hoạt động giữa các NH đƣợc xem là thƣớc đo thanh khoản của hệ thống. Khi NHNN thực hiện các quy định chặt chẽ đối với hoạt động huy động vốn của các NHTM, một số NHTM thiếu hụt về thanh khoản đã phải tham gia vào thị trƣờng liên ngân hàng vay vốn để bù đắp, làm thị trƣờng tăng cao cả về lãi suất và doanh số hoạt động.

Do căng thẳng về thanh khoản, các NHTM chạy đua tăng lãi suất huy động đã làm cho lãi suất trên thị trƣờng liên ngân hàng tăng cao. Tháng 2/2008, lãi suất vay qua đêm giữa các NHTM lên đến 43%/năm, trong khi đó mức lãi suất cao nhất trong năm 2007 là 17%/năm.

Biểu hiện rõ nhất cho sự khó khăn về thanh khoản là lãi suất thị trƣờng liên ngân hàng, từ tháng 9/2010 lãi suất liên ngân hàng trên thị trƣờng 2 tăng mạnh, thậm chí có thời điểm lên đến hơn 13% và kéo dài đến đầu năm 2012.

Năm 2011, lãi suất thị trƣờng liên ngân hàng đã tăng mạnh trong tháng 10 và 11, sau khi NHNN ban hành quy định áp dụng lái suất huy động tối đa cho tất cả các NHTM là 14%/năm đối với tiền gởi có kỳ hạn và 6% đối với tiền gởi không kỳ hạn. Lãi suất ngày 17/10 có thời điểm đến 30%/năm cho kỳ hạn 1 tháng và ngày 7/11 tăng đến 37%/năm cho kỳ hạn 1 năm. Nguyên nhân là do những NHTM khó thu hút tiền gởi từ khu vực dân cƣ (trên thị trƣờng 1), mặt khác lại không đủ điều kiện vay

NHNN do đó phải huy động, vay vốn từ các NH khác (trên thị trƣờng 2) để bù đắp thiếu hụt thanh khoản. Tình trạng khó khăn về thanh khoản cũng đƣợc biểu hiện thông qua các điều kiện vay vốn liên ngân hàng, một số ngân hàng mất uy tín do khơng trả nợ hoặc khơng thanh tốn đƣợc các khoản trái phiếu đến hạn, nên phải có tài sản bảo đảm cho các khoản vay. Trong khi đó, các ngân hàng có dƣ thanh khoản hạn chế cho vay làm cho dòng vốn liên ngân hàng bị ách tắc, các ngân hàng khó khăn về thanh khoản càng khó tiếp nhận đƣợc vốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm tra sức chịu đựng thanh khoản các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)