Kết hợp kiểm tra sức chịu đựng khảnăng thanhkhoản và mức đủ vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm tra sức chịu đựng thanh khoản các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 85 - 87)

2 .3Thực trạng kiểm tra sức chịu đựngthanh khoản tại Việt Nam

3.1 Giải pháp cụ thể đốivới ngân hàng thƣơng mại

3.1.2 Kết hợp kiểm tra sức chịu đựng khảnăng thanhkhoản và mức đủ vốn

Với tầm quan trọng của thanh khoản và mức đủ vốn đối với an toàn của NHTM, NHTM cần phải thực hiện theo định kỳ thƣờng xuyên việc đánh giá sức chịu đựng về khả năng thanh khoản và mức đủ vốn.

Việc đánh giá sức chịu đựng đối với mức đủ vốn và thanh khoản đƣợc thực hiện cùng với các chiến lƣợc tổng thể và kế hoạch kinh doanh hàng năm của các

NHTM. Kết quả phải đƣợc sử dụng trong trƣờng hợp đƣa ra các quyết định có tính chiến lƣợc lớn hoặc các quyết định khác mà có thể tác động đáng kể đến mức đủ vốn và thanh khoản.

Đánh giá sức chịu đựng về mức đủ vốn phải hỗ trợ cho việc phân tích mức độ đủ vốn của NHTM thơng qua việc đƣa ra những đánh giá mang tính dự báo về mức độ đủ vốn, thông thƣờng là khoảng thời gian tối thiểu là hai năm và chỉ rõ các nguy cơ tiềm ẩn đối với mức đủ vốn và các tỷ lệ rủi ro mà không đƣợc nhận diện đầy đủ trong quy định an toàn vốn tối thiểu. Việc đánh giá sức chịu đựng sẽ hỗ trợ cho việc xây dựng kế hoạch dự phịng (contingency planning) thơng qua việc giúp ban điều hành xác định trạng thái rủi ro hoặc các rủi ro cần phải đƣợc giảm thiểu và các giải pháp cần phải tiến hành để nâng cao mức đủ vốn hay nói cách khác là duy trì mức độ đủ vốn, cũng nhƣ các giải pháp mà không thể thực hiện đƣợc trong thời gian cú sốc xảy ra (ví dụ nhƣ tăng vốn).

Đánh giá sức chịu đựng về thanh khoản giúp cho NHTM nhận diện khả năng dễ bị tổn thƣơng liên quan đến mức đủ thanh khoản trong trƣờng hợp cócú sốc trong NHTM cũng nhƣ trên thị trƣờng. NHTM thực hiện hiệu quả việc đánh giá sức chịu đựng về thanh khoản sẽ nhận diện đầy đủ và lƣợng hóa đƣợc độ sâu, nguồn và mức độ thiếu thanh khoản để phân tích các tác động có thể lên dòng tiền, trạng thái thanh khoản, khả năng sinh lời và các mặt hoạt động khác của NHTM trong các khoảng thời gian khác nhau.Việc đánh giá sức chịu đựng còn hỗ trợ cho NHTM xác định khả năng đáp ứng các nhu cầu khác nhau về thanh khoản trong tƣơng lai.Việc đánh giá sức chịu đựng về thanh khoản là một phần không tách rời trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch dự phòng về nguồn vốn của NHTM.

Một hệ thống đánh giá sức chịu đựng về mức độ đủ vốn và thanh khoản đƣợc coi là hiệu quả nếu xác định đƣợc khả năng phát sinh các vấn đề về mức đủ vốn và thanh khoản trong cùng một thời điểm hoặc khả năng làm trầm trọng lẫn nhau. Trong việc đánh giá sức chịu đựng về mức độ đủ vốn và thanh khoản, NHTM phải quy định cụ thể và rõ ràng mục tiêu đối với các kết quả sau khi đánh giá sức chịu đựng, để ngay sau đó phải duy trì việc tham gia trên thị trƣờng tài chính để

NHTM có thể đáp ứng đƣợc các nghĩa vụ và cam kết hiện tại và trong tƣơng lai của NHTM.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm tra sức chịu đựng thanh khoản các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)