Yếu tố cơ hội được ghi nhận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện công tác đãi ngộ phi tài chính tại viện công nghệ châu á việt nam (Trang 56 - 61)

6. Kết cấu của luận văn

2.2 Thực trạng đãi ngộ phi tài chính tại Viện Cơng nghệ Châ uÁ tại Việt Nam

2.2.2 Yếu tố cơ hội được ghi nhận

Đề tài sử dụng 3 thang đo để khảo sát về cơ hội được ghi nhận của người lao động: người lao động được cấp trên đánh giá cao năng lực; được ghi nhận đóng góp; và thường được cấp trên khen ngợi khi hồn thành tốt cơng việc.

1- Hồn tồn khơng đồng ý 0 0% 2- Không đồng ý 2 3% 3- Bình thường 23 31%

4- Đồng ý 40 54%

5- Hoàn toàn đồng ý 9 12%

Hình 2.10: Kết quả khảo sát về năng lực được cấp trên đánh giá cao

Có 66% ý kiến đồng ý rằng năng lực làm việc của họ được cấp trên đánh giá cao, 31% ý kiến trung lập và chỉ có 3% khơng đồng ý. Tỷ lệ này cho chúng ta thấy được sự đánh giá khả quan của đa số người lao động về năng lực của mình và tự tin với năng lực đó. Tại AIT-VN, người lao động được khuyến khích làm việc độc lập và sáng tạo, mọi đóng góp cơng sức cũng như ý kiến luôn được lắng nghe và tôn trọng, đặc biệt sự nỗ lực và thành quả trong công việc luôn được đền đáp xứng đáng.

1- Hồn tồn khơng đồng ý 2 3% 2- Không đồng ý 12 16% 3- Bình thường 37 50%

4- Đồng ý 21 28%

5- Hồn tồn đồng ý 2 3%

Hình 2.11: Kết quả khảo sát về sự ghi nhận đóng góp vào sự phát triển của tổ chức Thang đo này được dùng để đánh giá trong phạm vi mối quan hệ của người lao động và tất cả mọi người trong tổ chức. Kết quả khảo sát cho thấy có 31% người lao động

đồng ý với ý kiến rằng mình được mọi người ghi nhận đóng góp vào sự phát triển của tổ chức, 50% cho ý kiến trung lập và tỷ lệ thấp hơn là 19% người lao động không đồng ý với ý kiến trên, vậy nhóm có tỷ lệ chiếm nhiều hơn là tỷ lệ 50% ý kiến trung lập. Trong khi đa số người lao động tự tin rằng mình được cấp trên đánh giá cao năng lực nhưng lại có một bộ phận người lao động phân vân khơng biết mình có được những người xung quanh công nhận hay không. Nguyên nhân do người lao động không quan tâm hay do người lao động không biết.

Đề tài đã tiến hành quan sát về vấn đề này và thấy rằng nguyên nhân là do họ khơng thể theo dõi được q trình làm việc của nhau, những vấn đề gặp phải trong công việc hay cách giải quyết vấn đề của từng người là khác nhau. Do cách tổ chức của AIT-VN là hoạt động và phát triển theo từng chương trình học khác nhau, cơng việc của những người phụ trách không liên quan nhau, thêm nữa, lĩnh vực hoạt động và mối quan hệ khác nhau nên cách họ không đánh giá được năng lực của nhau một cách tường tận. Tuy nhiên, không phải tất cả người lao động đều gặp phải nguyên nhân giống nhau. Số lượng người lao động gặp vấn đề này tuy nhiều nhưng ở mức 50%. 50% cịn lại người lao động vẫn có thể đánh giá được sự đóng góp của đồng nghiệp. Sự hiểu biết này tùy thuộc vào kinh nghiệm, vốn sống, cách cảm nhận, cách thấu hiểu khác nhau của mỗi người, và vì thế đánh giá cũng là cảm nhận riêng của mỗi người và khơng có câu trả lời đúng hay sai. 1- Hồn tồn khơng đồng ý 4 5% 2- Không đồng ý 17 23% 3- Bình thường 32 43% 4- Đồng ý 12 16% 5- Hoàn toàn đồng ý 9 12%

Nếu thang đo trên là cách nhìn nhận cảm tính từ phía người lao động, thì thang đo này có sự việc cụ thể hơn. Tuy sự đánh giá vẫn là nhìn nhận của người lao động nhưng có thêm thước đo cụ thể hơn thể hiện qua việc được nhận lời khen ngợi hay hành động biểu thị tương đương. Lời khen hay sự khích lệ có thể được nói bằng lời hoặc bằng hành động ngầm hiểu. Vì vậy sự nhìn nhận của người lao động đối với khích lệ của quản lý tùy thuộc vào sự trải nghiệm, vốn sống của mỗi người. Tỷ lệ số người nhận được lời khen và không nhận được lời khen là bằng nhau, ở mức 28%, và tỷ lệ nhóm chiếm đa số hơn là 43% ý kiến trung lập. Thực tế có những đối tượng khơng cịn nhận được lời khen của cấp trên nữa, vì khi vị trí của họ ở mức quản lý thì họ có mục tiêu làm việc và chỉ số đánh giá, kết quả làm việc sẽ thể hiện ở bảng đánh giá cuối kỳ.

2.2.2.1 Yếu tố cơ hội được ghi nhận theo thời gian làm việc

Hình 2.13 cho thấy yếu tố “cơ hội được ghi nhận” được tất cả nhân viên có thâm niên khác nhau đánh giá trung bình từ khoảng 3 điểm trở lên, và khơng có sự chênh lệch nhiều ở các mức thâm niên khác nhau. Nhóm nhân viên có thâm niên làm việc dưới 1 năm chưa được mọi người ghi nhận vì với nhiều người, việc hồn thành nhiệm vụ đúng yêu cầu đã là một thử thách, người xuất sắc sẽ làm tốt hơn nhưng khó có kết quả thật sự vượt trội và ấn tượng, tuy nhiên, các nỗ lực của từng cá nhân vẫn luôn được cấp trên trực tiếp nhận biết.

Nhóm nhân viên trên 5 năm làm việc lại không được cấp trên khen ngợi nhiều. Nguyên nhân chủ yếu là với các cá nhân thâm niên này thường thuộc 2 nhóm: nhóm vượt trội và nhóm bình thường, nhóm vượt trội thì với số năm gắn bó với cơng ty càng dài thì sẽ giữ các vị trí càng cao, nhóm bình thường thì kết quả cơng việc sẽ khơng ấn tượng đủ mức, cả 2 nhóm đều khơng được ghi nhận.

2.2.2.2 Yếu tố cơ hội được ghi nhận theo độ tuổi

Hình 2.14: Phân tích yếu tố cơ hội được ghi nhận theo độ tuổi

Tương tự đối với nghiên cứu khi xét về độ tuổi, “cơ hội được ghi nhận” là tương đương nhau giữa các độ tuổi, và có mức đánh giá tốt từ mức trung bình (3) trở lên.

2.2.2.3 Yếu tố cơ hội được ghi nhận theo thu nhập

Điểm trung bình của các nhóm đánh giá về yếu tố được ghi nhận theo thu nhập đa số đều từ khoảng 3 trở lên như hình 2.15. Chỉ có nhóm nhân viên có thu nhập trên 900 USD đánh giá thấp về sự khen ngợi của cấp trên vì bản thân họ đã giữ những vị trí rất cao và năng lực của họ đã được tổ chức thừa nhận bằng hình thức thu nhập nên sự khen ngợi của cấp trên hầu như khơng có với nhóm này. Quan sát này cũng ảnh hưởng đến yếu tố cơ hội được ghi nhận theo vị trí ở mục 2.2.2.4.

Hình 2.15: Phân tích yếu tố cơ hội được ghi nhận theo thu nhập

2.2.2.4 Yếu tố cơ hội được ghi nhận theo vị trí

Hình 2.16: Phân tích yếu tố cơ hội được ghi nhận theo vị trí

Nghiên cứu đánh giá theo vị trí cũng cho kết quả tương tự như theo mức thu nhập, người có vị trí cao hơn (27%) được cấp trên đánh giá cao năng lực hơn người có thu nhập thấp hơn (73%), nhưng không nhận được nhận lời khen trực tiếp. Mức đánh giá trung bình cũng khá tốt (>3).

Kết luận: Yếu tố “Cơ hội được ghi nhận” được mọi người đánh giá tương đối khá tốt, có 66% trả lời rằng được cấp trên đánh giá cao năng lực, 31% được mọi người ghi nhận những đóng góp, 28% thường xuyên được cấp trên khen ngợi khi hoàn thành tốt cơng việc. Yếu tố này cũng khơng có sự khác biệt lớn giữa những nhân viên có thâm niên cơng tác, độ tuổi, mức lương hay vị trí khác nhau trong tổ chức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện công tác đãi ngộ phi tài chính tại viện công nghệ châu á việt nam (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)