Đặc điểm của thị trường dược phẩm Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing cho công ty TNHH servier đến năm 2020 (Trang 26 - 27)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MARKETING DỊCH VỤ

1.5.1.Đặc điểm của thị trường dược phẩm Việt Nam

1.5. Đặc điểm của kinh doanh dược phẩm

1.5.1.Đặc điểm của thị trường dược phẩm Việt Nam

Theo thống kê của BMI, tăng trưởng GDP thực tế của Việt Nam sẽ đạt 6,0% vào năm 2014, và tiếp tục xu hướng đi lên với mức tăng trưởng đạt 7% vào năm 2017. Ngành công nghiệp Dược hiện nay chiếm 1,5% GDP. Doanh thu của tồn ngành theo ước tính của Cục quản lý Dược liệu Bộ y tế đạt 1,11 tỷ USD, chiếm 1,59% GDP. Tuy chỉ có quy mơ nhỏ so với các ngành khác trong nền kinh tế nhưng ngành Dược là ngành ln có tốc độ tăng trưởng cao trong thời gian gần đây, trung bình là khoảng 15%. Ngành Dược Việt Nam đang hội tụ rất nhiều tiềm năng hấp dẫn. Tốc độ tăng trưởng dân số ổn định, sự nhận thức về sức khỏe của tầng lớp trung lưu và khả năng tiếp cận thuốc ngày càng được cải thiện là những yếu tố giúp ngành dược Việt Nam giữ vững tốc độ tăng trưởng cao trong thời gian tới. Từ năm 2013 đến năm 2017, BMI dự đoán doanh thu ngành Dược sẽ đạt tốc độ CAGR là 17,1%.

Ngành Dược Việt Nam đang hội tụ rất nhiều tiềm năng hấp dẫn nhưng cũng đang gặp nhiều khó khăn và tiêu cực, nổi bật nhất là :

Khả năng chi trả cho thuốc còn thấp: chi tiêu cho dược phẩm trên đầu người của Việt Nam còn ở mức thấp (chiếm 1,9% trong tổng GDP bình quân đầu người trong năm 2013). Điều này thể hiện khả năng tiếp cận thuốc vẫn còn hạn chế do mức giá thuốc nhập khẩu tương đối cao.

Thiếu cơ chế kiểm soát giá: giá thuốc thay đổi mạnh trong chuỗi cung ứng do việc tăng giá tùy tiện của các đại lý phân phối thuốc và hiệu thuốc bán lẻ. Theo nhận định của Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam, tình trạng cùng một loại thuốc được bán với giá khác nhau đã xảy ra tương đối thường xuyên tại các tỉnh trên toàn quốc

Sự thống nhất giữa các nhà sản xuất thuốc nước ngoài và các nhà phân phối trong nước nhằm giữa giá thuốc ở mức cao, và tình trạng bác sĩ được nhận hoa hồng khi kê toa cho một số loại thuốc là chủ đề chính của những cáo buộc đối với ngành Dược Việt Nam. Thực trạng này dẫn đến giá thuốc tăng cao và vượt quá khả năng chi trả của người dân.

Nhiều thiếu sót trong cơ chế bảo hộ sở hữu trí tuệ: từ năm 2004, Văn phòng Đại diện thương mại Mỹ đã liệt kê Viêt Nam vào nhóm nước cần theo dõi vì cơ chế bảo hộ sở hữu trí tuệ trong nước vẫn cịn nhiều thiếu sót. Theo, BMI, một phần lớn thị trường thuốc generic của Việt Nam là các loại thuốc chất lượng thấp và chưa được thử nghiệm tương đương sinh học.

Thuốc giả: Thuốc giả là một vấn đề nan giải tại Việt Nam do quá trình phân phối sản phẩm Dược chủ yếu được thực hiện qua các đại lý tư nhân. Thêm vào đó, việc đường biên giới dài với các nước láng giềng như Lào, Trung Quốc và Campuchia khơng được kiểm sốt tốt đã dẫn đến các hoạt động mua bán kinh doanh thuốc giả diễn ra tràn lan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing cho công ty TNHH servier đến năm 2020 (Trang 26 - 27)