Lựa chọn và đo lường biến nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm tra ảnh hưởng của tín hiệu gian lận và hành vi điều chỉnh lợi nhuận đến lãi cơ bản trên cổ phiếu các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 40)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2 Mô hình nghiên cứu

3.2.1 Lựa chọn và đo lường biến nghiên cứu

3.2.1.1 Biến phụ thuộc – Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS)

EPS đóng vai trò như một chỉ số về hiệu quả hoạt động của cơng ty. Khi tính EPS, người ta thường dùng khối lượng cở phiếu lưu hành bình qn trong suốt kỳ báo cáo

để có kết quả chính xác hơn, bởi vì số lượng cở phiếu lưu hành có thể thay đởi theo thời gian. Tuy nhiên, các nguồn dữ liệu đơi khi sẽ đơn giản hóa q trình tính tốn bằng cách dùng số lượng cổ phiếu đang lưu hành vào cuối kỳ. Hầu hết các nghiên cứu trước đây đều nhận định hành vi điều chỉnh lợi nhuận có tác động đến lãi cơ bản trên cổ phiếu.

Đối với các công ty cổ phần đang niêm yết cổ phiếu phổ thông (gọi tắt là CP) trên Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE), thời điểm công bố các BCTC định kỳ là cuối các quý 1, 2, 3 và cuối năm. Do đó HOSE sẽ sử dụng số liệu tởng cộng của 4 BCTC quý liên tiếp gần nhất để tính chỉ số EPS cơ bản, tiếp theo sẽ tính EPS điều chỉnh (nếu có phát sinh biến động về vốn cở phần sau thời điểm đó). Trường hợp 4 quý gần nhất trùng với thời điểm cuối năm, HOSE sẽ lấy số liệu của BCTC năm. Trên cơ sở đó, biến độc lập EPS được đưa vào mơ hình và tác giả lựa chọn cách đo lường:

EPS =

Lợi nhuận sau thuế - Lợi nhuận sau thuế cổ tức cổ phiếu ưu đãi được hưởng

Tổng số cổ phiếu thường phát hành Trong đó EPS được lấy từ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. 3.2.1.2 Biến độc lập – Tỷ số hàng tồn kho/ Doanh thu (INV/SALES)

Persons (1995), Schilit (1993) và Stice (1991) cho rằng quản lý hàng tồn kho có thể thao túng thu nhập. Cơng ty có thể khơng thỏa mãn nguyên tắc phù hợp giữa doanh số bán hàng với chi phí tương ứng của hàng hố bán ra, do đó tăng lợi nḥn, thu nhập ròng. Tỷ số này dựa trên khảo sát từ một số nhà quản lý, cho kết quả việc điều chỉnh bao gồm hàng tồn kho trên báo cáo tài chính theo giá thấp hơn giá gốc hoặc giá thị trường. Cơng ty có thể khơng đánh giá đúng về hàng tồn kho bị lỗi thời. Do đó, tỷ lệ hàng tồn kho trên doanh thu được xem xét (INV/SALES).

INV/SALES =

Hàng tồn kho Doanh thu Trong đó:

Hàng tồn kho lấy từ mục hàng tồn kho ròng từ Bảng cân đối kế toán.

Doanh thu lấy từ mục doanh thu thuần từ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.  Giả thuyết H1: Tỷ sớ hàng tồn kho/doanh thu có ảnh hưởng thuận chiều đến lãi

cơ bản trên cổ phiếu.

3.2.1.3 Biến độc lập – Tỷ số nợ phải trả/ tổng tài sản (TD/TA)

Efstathios Kirkos và cộng sự (2007) xác định rằng các cơng ty có gian lận báo cáo tài chính có giá trị trung bình của tỷ lệ nợ phải trả trên tởng tài sản là 0,629, trong khi tỷ lệ này chỉ là 0,437 cho các cơng ty mà khơng có gian lận.

Một cấu trúc nợ cao có liên quan với gian lận báo cáo tài chính (Persons, 1995) vì sự chuyển giao rủi ro từ các chủ sở hữu và người quản lý cho các chủ nợ. Nghiên cứu cho thấy rằng việc chuyển giao tài sản tiềm tàng từ các chủ nợ tới nhà quản lý sẽ làm tăng đòn bẩy tài chính (Chow và Rice, 1982). Điều này được đo lường thông qua sự khác biệt trong tỷ lệ nợ phải trả trên tổng tài sản (TD/TA).

Như vậy, tỷ số nợ phải trả/tổng tài sản theo tỷ lệ:

TD/TA =

Nợ phải trả Tởng tài sản Trong đó:

Nợ phải trả và tởng tài sản đều lấy từ Bảng cân đối kế tốn.

 Giả thút H2: Tỷ sớ nợ phải trả/tởng tài sản có ảnh hưởng nghịch chiều đến lãi

Tỷ lệ vốn lưu động trên tổng tài sản đã được tìm thấy có một mối tương quan với gian lận báo cáo tài chính. Khi tài sản ngắn hạn thực tế ít khi xuất hiện trong gian lận báo cáo tài chính, các gian lận thường xuất hiện trên bảng cân đối kế toán trong các loại tài sản khác. Như vậy, tỷ lệ vốn lưu động trên tổng tài sản giảm.

Efstathios Kirkos và cộng sự (2007) thấy rằng giá trị trung bình tỷ lệ vốn lưu động trên tởng tài sản ở cơng ty khơng có gian lận báo cáo tài chính là 0,253. Tuy nhiên, trong các công ty báo cáo đã gian lận báo cáo tài chính, trung bình chỉ là 0,054. Vì vậy, giảm đột ngột tỷ số này cần được xem xét. Tác giả đo lường sự ảnh hưởng của biến WC/TA như sau:

WC/TA =

Vốn lưu động Tổng tài sản Trong đó:

Vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn – Nợ phải trả ngắn hạn và tổng tài sản đều lấy từ Bảng cân đối kế toán.

 Giả thuyết H3: Tỷ số vốn lưu động/ tổng tài sản có mới tương quan nghịch đới

với lãi cơ bản trên cổ phiếu.

3.2.1.5 Biến độc lập – Tỷ số lợi nhuận sau thuế/ tổng tài sản (NP/TA)

Loebbecke và cộng sự (1989) đưa ra một số tín hiệu nguy cơ, gian lận khác đã được kiểm tra, chẳng hạn như tỷ lệ doanh thu trên tổng tài sản (SALES/TA), lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (NP /SALES), lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (NP/TA) và vốn lưu động trên tổng tài sản (WC/TA), cho khả năng dự đốn được gian lận báo cáo tài chính

NP/TA =

Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản

Trong đó:

Tởng tài sản đều lấy từ Bảng cân đối kế toán.

Lợi nhuận sau thuế lấy từ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

 Giả thuyết H4: Tỷ số lợi nhuận sau thuế/ tổng tài sản lãi cơ bản trên cở phiếu có

mới tương quan thuận đối với lãi cơ bản trên cổ phiếu.

3.2.1.6 Biến độc lập – Tỷ số lợi nhuận sau thuế / doanh thu (NP/SALES) Tác giả đo lường sự ảnh hưởng của biến NP/SALES như sau:

NP/SALES =

Lợi nhuận sau thuế Doanh thu

Trong đó:

Lợi nhuận sau thuế lấy từ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Doanh thu lấy từ mục doanh thu thuần từ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.  Giả thuyết H5: Tỷ số lợi nhuận sau thuế / doanh thu có mới tương quan thuận đới

với lãi cơ bản trên cổ phiếu.

3.2.1.7 Biến độc lập – Tỷ số doanh thu / tổng tài sản (SALES/TA)

Tỷ lệ doanh thu trên tổng tài sản là một yếu tố dự báo quan trọng trong nghiên cứu trước đó (Persons 1995; Fanning và Cogger, 1998).

Tác giả đo lường sự ảnh hưởng của biến SALES/TA như sau:

SALES/TA =

Doanh thu Tởng tài sản

Trong đó:

Tởng tài sản lấy từ Bảng cân đối kế toán.

Doanh thu lấy từ mục doanh thu thuần từ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.  Giả thuyết H6: Tỷ số doanh thu / tổng tài sản tại thời điểm lãi cơ bản trên cở

phiếu có mới tương quan thuận đới với giá cổ phiếu.

3.2.1.8 Biến độc lập – Tỷ số nợ phải trả / vốn chủ sở hữu (DEBT/EQ)

Nhà quản trị có thể thao túng thu nhập, chấp nhận các giao ước nợ một cách dễ dàng. Điều này cho thấy mức độ rủi ro cao trong các khoản nợ có thể làm tăng khả năng xảy ra gian lận báo cáo tài chính (Chow và Rice, 1982). Efstathios Kirkos và cộng sự (2007) xác định rằng giá trị trung bình của tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của các cơng ty có gian lận báo cáo tài chính là 2,706, trong khi các công ty khơng gian lận có giá trị trung bình chỉ 1.075.

Tác giả đo lường sự ảnh hưởng của biến DEBT/EQ như sau:

DEBT/EQ =

Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu Trong đó:

Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu lấy từ Bảng cân đối kế tốn.

 Giả thút H7: Tỷ sớ nợ phải trả / vớn chủ sở hữu có mới tương quan nghịch đới

với lãi cơ bản trên cổ phiếu.

3.2.1.9 Biến độc lập – Tỷ số khoản phải thu / doanh thu (REC/SALES)

Persons (1995), Schilit (1993), Stice (1991), Green (1991) và Feroz và cộng sự (1991) cho rằng nhà quản lý có thể thao túng các khoản phải thu. Các nghiên cứu khác đã thử nghiệm bằng cách xem xét tỷ lệ của các khoản phải thu trên doanh thu

(REC/SALES; Fanning và Cogger, 1998; Green, 1991; Daroca và Holder, 1985). Loebbecke và cộng sự (1989) thấy rằng các khoản phải thu chiếm 14% trong hành vi gian lận trong mẫu quan sát.

Tác giả đo lường sự ảnh hưởng của biến REC/SALES như sau:

REC/SALES =

Khoản phải thu Doanh thu Trong đó:

Khoản phải thu lấy từ Bảng cân đối kế toán.

Doanh thu lấy từ mục doanh thu thuần từ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.  Giả thuyết H8: Tỷ sớ khoản phải thu / doanh thu có mới tương quan thuận đối với

lãi cơ bản trên cổ phiếu.

3.2.1.10 Biến độc lập – Tỷ số lợi nhuận trước thuế/ tổng tài sản (GP/TA)

Vanasco (1998), Persons (1995), Schilit (1993) và Stice (1991) cho rằng lợi nhuận cao hơn hoặc thấp hơn có liên quan đến hành vi gian lận. Với mục đích này, tỷ suất lợi nḥn trên tởng tài sản được sử dụng (GP/TA).

Tác giả đo lường sự ảnh hưởng của biến GP/TA như sau:

GP/TA =

Lợi nḥn trước thuế Tởng tài sản Trong đó:

Tởng tài sản lấy từ Bảng cân đối kế toán.

Lợi nhuận trước thuế từ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

 Giả thuyết H9: Tỷ số lợi nhn trước th́/ tởng tài sản có mới tương quan thuận

3.2.1.11 Biến độc lập – Biến kế tốn dồn tích có thể điều chỉnh (DA); Biến kế tốn dồn tích khơng thể thể điều chỉnh (NDA)

Somnath Das và cộng sự (2003), Ahsan Habib (2004), Panagiotis E. Dimitropoulos và Dimitrios Asteriou (2009) cho thấy hành vi điều chỉnh lợi nhuận có tác động đến lãi cơ bản trên phiếu.

Tác giả sử dụng mơ hình Jones (1991); Dechow (Jones modified) (1995); Kothari và cộng sự (2005); Phạm Thị Bích Vân (2012) để đo lường hành vi điều chỉnh lợi nhuận cho tổng thể 100 công ty qua 3 năm từ năm 2012 đến 2014.

Tởng biến kế tốn dồn tích (TA) = Lợi nhuận sau thuế (năm t) – Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh (năm t)

Sau khi thực hiện hồi quy OLS 100 công ty từ năm 2012 đến năm 2014 (giả định rằng số liệu hồi quy không bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời gian trong khoảng từ 2012 đến 2014) tương ứng với 300 quan sát ta được α1 α2 α3 α4 . Thay vào phương trình tính được NDA (Biến kế tốn dồn tích khơng thể điều chỉnh)

Suy ra:

Biến kế tốn dồn tích có thể điều chỉnht (DAt)

= Tởng biến kế tốn dồn tícht (TAt) -

Biến kế toán dồn tích không thể điều chỉnh (NDAt)

- Các chỉ số về Lợi nhuận sau thuế, doanh thu được lấy trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

- Các khoản phải thu, nguyên giá tài sản cố định hữu hình được lấy từ bảng cân đối kế toán.

- Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh được lấy từ báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

 Giả thút H11: Biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh có mới tương quan nghịch

 Giả thuyết H12: Biến kế toán dồn tích khơng thể điều chỉnh có mới tương quan

thuận đới với lãi cơ bản trên cổ phiếu.

3.2.1.12 Biến kiểm sốt – Biến cơng ty kiểm tốn (BIG4)

Panagiotis E. Dimitropoulos và Dimitrios Asteriou (2009), Mehdi Moradi và cộng sự (2011) cho rằng BIG4 có thể có ảnh hưởng đến lãi cơ bản trên cổ phiếu.

Tác giả đo lường BIG4 là biến nhị phân, biến này sẽ nhận giá trị =1 nếu công ty kiểm tốn là BIG4 và nếu khơng sẽ nhận giá trị =0. Biến được quan sát từ báo cáo kiểm tốn của cơng ty niêm yết.

 Giả thuyết H13: Biến cơng ty kiểm toán có mới tương quan thuận đới với lãi cơ

bản trên cở phiếu.

3.2.2 Mơ hình nghiên cứu

Các nghiên cứu được thực hiện trên thế giới các ảnh hưởng đến lãi cơ bản trên cổ phiếu đều sử dụng mơ hình hồi quy tuyến tính. Cho thấy rằng mơ hình hồi quy tuyến tính cho kết quả khá tốt trong các nghiên cứu về ảnh hưởng đến lãi cơ bản trên cở phiếu. Vì vậy, tác giả sử dụng mơ hình hồi quy tuyến tính để phân tích ảnh hưởng của tín hiệu gian lận và hành vi điều chỉnh lợi nhuận đến lãi cơ bản trên cổ phiếu tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam.

Tác giả đưa ra mơ hình nghiên cứu như sau:

Mơ hình đo lường ảnh hưởng tín hiệu nguy cơ, gian lận đến lãi cơ bản trên cổ phiếu; đo lường tác động của hành vi điều chỉnh lợi nhuận (DA, NDA) đến lãi cơ bản trên cổ phiếu và so sánh mức độ ảnh hưởng biến kế tốn dồn tích có thể điều chỉnh và biến kế tốn dồn tích khơng thể điều chỉnh.

EPSi,t = β0 + β1 INV/SALESi,t+ β2TD/TAi,t+ β3WC/TAi,t + β4NP/TAi,t + β5NP/ SALESi,t + β6SALES/TAi,t + β7DEBT/EQi,t + β8 REC/SALESi,t + β9GP/TAi,t + β10DAi,t+ β11NDAi, + β12BIG4i,t + ui,t

i = 1,2,...,100 (với i là thể hiện cho 100 công ty niêm yết) t = 1,2,3 ( với t là khoảng thời gian 3 năm từ 2012 đến 2014)

EPS là biến phụ thuộc, thể hiện lãi cơ bản trên cổ phiếu của công ty i tại thời điểm t INV/SALES là biến độc lập, tỷ số hàng tồn kho/ Doanh thu của công ty i tại thời điểm t

TD/TA là biến độc lập, tỷ số nợ phải trả/ tổng tài sản thu của công ty i tại thời điểm t WC/TA là biến độc lập, tỷ số vốn lưu động/ tổng tài sản của công ty i tại thời điểm t NP/TA là biến độc lập, tỷ số lợi nhuận sau thuế/ tổng tài sản của công ty i tại thời điểm t

NP/SALES là biến độc lập, tỷ số lợi nhuận sau thuế / doanh thu thu của công ty i tại thời điểm t

SALES/TA là biến độc lập, tỷ số doanh thu / tổng tài sản thu của công ty i tại thời điểm t

DEBT/EQi,t là biến độc lập, tỷ số nợ phải trả / vốn chủ sở hữu của công ty i tại thời điểm t

REC/SALESi,t là biến độc lập, tỷ số khoản phải thu/doanh thu của công ty i tại thời điểm t

GP/TAi,t là biến độc lập, tỷ số lợi nhuận trước thuế/ tổng tài sản của công ty i tại thời điểm t

DA là biến kế tốn dồn tích có thể điều chỉnh của cơng ty i tại thời điểm t NDA là biến kế tốn dồn tích khơng thể điều chỉnh của cơng ty i tại thời điểm t BIG4 là Biến giả (dummy variable) mang giá trị bằng 0 nếu công ty kiểm toán là một trong các Big 4, bằng 0 nếu được kiểm toán bởi các cơng ty kiểm tốn khác.

β1,…, β12 là hệ số hồi quy đo lường mức thay đổi của EPS trên một đơn vị thay đổi của biến độc lập khi mà giá trị của các biến độc lập khác là không đổi.

ui,t : sai số ngẫu nhiên

Tởng hợp dự đốn về mối tương quan giữa các nhân tố và lãi cơ bản trên cổ phiếu các cơng ty niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam.

Bảng 23.1: Tổng hợp các nhân tố nghiên cứu Biến độc lập

Nghiên cứu đã được báo cáo

Kỳ vọng tương

quan Tên biến Ký hiệu

Tỷ số hàng tồn

kho/ Doanh thu INV/SALES

Panagiotis E. Dimitropoulos và Dimitrios Asteriou (2009), Spathis (2002), Spathis và cộng sự (2010), Persons (1995), Schilit (1993) và Stice (1991) (+) Tỷ số nợ phải

trả/ tổng tài sản TD/TA

Panagiotis E. Dimitropoulos và Dimitrios Asteriou (2009),

Spathis (2002), Spathis và cộng sự (2010), Chow và Rice

(1982)

Biến độc lập

Nghiên cứu đã được báo cáo

Kỳ vọng tương

quan Tên biến Ký hiệu

Tỷ số vốn lưu động/ tổng tài sản WC/TA Panagiotis E. Dimitropoulos và Dimitrios Asteriou (2009), Spathis (2002), Spathis và cộng sự (2010), Loebbecke và cộng sự (1989) (-)

Tỷ số lợi nhuận sau thuế/ tổng

tài sản NP/TA Panagiotis E. Dimitropoulos và Dimitrios Asteriou (2009), Spathis (2002), Spathis và cộng sự (2010), Loebbecke và cộng sự (1989) (+)

Tỷ số lợi nhuận sau thuế / doanh

thu NP/SALES Panagiotis E. Dimitropoulos và Dimitrios Asteriou (2009), Spathis (2002), Spathis và cộng sự (2010), Persons (1995) , Loebbecke và cộng sự (1989) (+)

Tỷ số doanh thu

/ tổng tài sản SALES/TA

Panagiotis E. Dimitropoulos và Dimitrios Asteriou (2009), Spathis (2002), Spathis và cộng sự (2010), Persons (1995) , Loebbecke và cộng sự (1989), Fanning và Cogger (1998) (+) Tỷ số nợ phải trả / vốn chủ sở hữu

DEBT/EQ Panagiotis E. Dimitropoulos

Biến độc lập

Nghiên cứu đã được báo cáo

Kỳ vọng tương

quan Tên biến Ký hiệu

Spathis (2002), Chow và Rice

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm tra ảnh hưởng của tín hiệu gian lận và hành vi điều chỉnh lợi nhuận đến lãi cơ bản trên cổ phiếu các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)