CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Thực trạng về lãi cơ bản trên cổ phiếu, thông tin trên báo cáo tài chính tạ
trường chứng khoán Việt Nam
4.1.1 Báo cáo tài chính của cơng ty niêm ́t
CTNY là cơng ty cở phần có chứng khốn được niêm yết trên thị trường giao dịch tập trung sau khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn niêm yết. Các CTNY trên thị trường chứng khoán Việt Nam phải đáp ứng được các điều kiện quy định tại Điều 53, mục 1, chương V, Nghị định 58/2012–NĐ–CP, ngày 20/07/2012 và theo đó là các thông tư hướng dẫn chi tiết (thông tư 73 năm 2013 của Bộ Tài chính).
Riêng cơ sở pháp lý cho việc soạn thảo, trình bày BCTC của CTNY hay hệ thống BCTC của CTNY thì khơng khác biệt nhiều so với các doanh nghiệp khác và cũng khơng phải là đối tượng chính của đề tài nên khơng bàn tới trong bài.
4.1.2 Sử dụng lãi cơ bản trên cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Khi ứng dụng chỉ số EPS trong đầu tư chứng khoán ở Việt Nam các nhà đầu tư khơng nên sử dụng chỉ số được tính tốn trong báo cáo tài chính của các cơng ty. Bởi lẽ chế độ kế tốn ở Việt Nam có sự khác biệt so với chế độ kế toán của Mỹ do đó chỉ số EPS được nêu trong báo cáo tài chính của các cơng ty chưa phản ánh chính xác và đầy đủ khả năng sinh lời của cổ phiếu.
Một khía cạnh rất quan trọng khi ứng dụng chỉ số EPS trong đầu tư nhưng các nhà đầu tư thường hay bỏ qua là lượng vốn cần thiết để tạo ra thu nhập ròng (net income) trong cơng thức tính trên. Hai doanh nghiệp có thể có cùng tỉ lệ EPS nhưng một trong hai có thể có ít số lượng cở phiếu lưu hành hơn tức là doanh nghiệp này sử dụng vốn hiệu quả hơn. Nếu như các yếu tố khác là cân bằng thì rõ ràng doanh nghiệp này tốt hơn doanh nghiệp còn lại. Vì doanh nghiệp có thể lợi dụng các kĩ tḥt tính tốn để đưa ra con số EPS hấp dẫn nên các nhà đầu tư cũng cần hiểu rõ cách tính EPS và tiến hành tự tính tốn để đảm bảo "chất lượng" của tỉ lệ này. Tốt hơn hết là khơng nên dựa vào một thước đo tài chính duy nhất là chỉ số EPS mà nên kết hợp với các chỉ số khác.
EPS pha loãng (diluted EPS)
Các nhà đầu tư thơng thường ít khi chú ý đến EPS pha loãng do chế độ kế toán ở Việt Nam khơng bắt buộc trình bày EPS pha loãng trong báo cáo tài chính nhưng nó lại rất quan trọng trong đầu tư chứng khoán. Nhà đầu tư giá trị vĩ đại nhất trong mọi thời đại là Warren Buffet cũng khuyên các nhà đầu tư nên chú trọng nhiều hơn vào EPS pha loãng trong hoạt động đầu tư. Bởi lẽ trong kì kế tốn, các cơng ty có thể phát hành những các cơng cụ tài chính chưa có quyền được đòi chia lãi như cở phiếu phổ thông như trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi, các quyền mua mà nó sẽ chuyển đởi thành cở phiếu phở thơng trong tương lai. Khi đó, EPS của cơng ty sẽ thay đởi rất lớn do công ty tăng một lượng lớn cở phiếu phở thơng nhưng khơng có thêm dòng tiền vào. Trong những trường hợp như vậy, nếu NĐT dùng EPS cơ bản để dự đốn EPS cho tương lai có thể sẽ dẫn đến những sai lầm. EPS pha loãng sẽ chỉ cho các nhà đầu tư những ảnh hưởng có thể có của việc pha loãng EPS trong tương lai, rất cần thiết cho quyết định đầu tư.
Cách tính EPS pha loãng cũng khá đơn giản, tuy nhiên đòi hỏi nhà đầu tư phải đồng thời điều chỉnh cả hai thông số là lợi nhuận phân bố cho cổ phiếu phổ thông và số lượng cở phiếu bình qn lưu hành trong kì.
Thứ nhất, lợi nḥn phân bố cho cở phiếu phở thơng dùng để tính EPS cơ bản được điều chỉnh bởi các ảnh hưởng sau thuế của các khoản: lãi suất tiền vay trong kỳ của trái phiếu chuyển đổi tiềm năng; cổ tức của cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi tương lai mà chúng đã được trừ ra khỏi khi tính lãi cho EPS cơ bản; các khoản thay đởi khác trong thu nhập và chi phí (phí, chiết khấu, tiền thưởng) mà chúng là kết quả của việc chuyển đổi các trái phiếu chuyển đổi hay cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông.
Thứ hai, số lượng cở phiếu bình qn lưu hành trong kì là số bình quân gia quyền của số cở phiếu phở thơng dùng để tính EPS cơ bản cộng với bình qn gia quyền của các cở phiếu phổ thông mà chúng sẽ được phát hành từ việc chuyển đổi tất cả các trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi thành các cổ phiếu phổ thông.
Chúng ta giả định các cổ phiếu tiềm năng này sẽ được chuyển đổi thành các cổ phiếu phổ thông vào ngày đầu tiên của kỳ báo cáo.
Đối với các CTNY, hiện nay, trong thuyết minh BCTC mục Lãi cơ bản trên cổ phiếu thì một số cơng ty có trình bày về khoản mục Lãi suy giảm trên cổ phiếu bên cạnh Lãi cơ bản. Ví dụ điển hình là trong BCTC của REE, HAG, FPT... Tuy nhiên, do không bắt buộc nên đa số các công ty đều khơng trình bày khoản mục lãi suy giảm trên cổ phiếu.