Tổng quan thị trƣờng dịch vụ logistics tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu về kỳ vọng của khách hàng đối với dịch vụ logistics của các công ty giao nhận vận tải trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 38 - 40)

CHƢƠNG 3 : PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Tổng quan thị trƣờng dịch vụ logistics tại Việt Nam

Cùng với sự phát triển không ngừng với tốc độ chóng mặt của hoạt động xuất nhập khẩu, dịch vụ logistics nước ta bắt đầu phát triển từ những năm 1990 trên cơ sở của dịch vụ giao nhận vận tải, kho vận. Với quy mô 20-22 tỷ USD/năm, chiếm 20.9% GDP của cả nước, những năm gần đây, ngành dịch vụ logistics đang đóng vai trị quan trọng trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế ở Việt Nam.

Theo báo cáo khảo sát của Hiệp hội kho vận Việt Nam hiện có khoảng gần 1,200 doanh nghiệp logistics chính thức hoạt động ở Việt Nam, trong đó có khoảng 81% số doanh nghiệp Logistics tập trung tại Tp.HCM, sau đó là Hải Phịng với 9%, Hà Nội 7% và Đà Nẵng 5%. Mặc dù số lượng doanh nghiệp logistics tại Việt Nam nhiều hơn Singapore và Thái Lan nhưng quy mô lại khá nhỏ, có đến 80% doanh nghiệp có vốn đăng ký chỉ từ 1-1.5 tỷ đồng. Ngay cả số doanh nghiệp nhà nước sau khi cổ phần hoá từng bộ phận đã hình thành các cơng ty cổ phần nhưng vốn cũng chỉ khoảng 5 tỷ đồng. (Nguồn: Cổng thông tin Logistics Việt Nam). Trừ các doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa, đa số các doanh nghiệp này có quy mô nhỏ và vừa, vốn điều lệ bình quân hiện nay khoảng 4-6 tỷ đồng (so với 1-1.5 tỉ đồng trước năm 2005) và nguồn nhân lực đào tạo bài bản chuyên ngành logistics còn rất thấp (5-7%). Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics của Việt Nam chủ yếu làm đại lý, hoặc đảm nhận từng công đoạn như là nhà thầu phụ trong dây chuyển logistics cho các nhà cung cấp dịch vụ logistics quốc tế (như dịch vụ giao nhận vận tải, kho bãi, bốc dỡ, đại lý vận tải, đại lý giao nhận, dịch vụ logistics…). Rất ít doanh nghiệp Việt Nam thực sự có đủ sức điều hành tồn bộ q trình logistics, do đó chỉ đáp ứng được khoảng một phần tư nhu cầu nội địa. Có

trên 25 doanh nghiệp logistics đa quốc gia đang hoạt động tại Việt Nam nhưng chiếm trên 70-80% thị phần cung cấp dịch vụ logistics của nước ta.

Theo số liệu thống kê, có đến 80% doanh nghiệp Việt Nam cung ứng dịch vụ Logistics ở cấp độ 1PL và 2PL, số ít cịn lại cung cấp dịch vụ Logistics ở cấp độ 3PL và 4PL, chưa có doanh nghiệp nào cung cấp dịch vụ ở cấp độ cao nhất 5PL. Tuy rằng Việt Nam cũng có một số doanh nghiệp lớn, có bề dày kinh nghiệm hoạt động như Viettrans, Viconship, Vinatrans, Gemadept,... nhưng các công ty này cũng chưa đủ khả năng để hoạt động ở mức toàn cầu. Đây là một điểm yếu lớn đối với các doanh nghiệp logistics bởi đặc điểm của lĩnh vực logistics là một chu trình khép kín, địi hỏi cần phải tích hợp nhiều dịch vụ, có thể được thực hiện ở nhiều quốc gia (Cao Ngọc Thành, 2013).

Trong nền kinh tế, xu hướng thuê ngoài các hoạt động logistics ngày càng cao, đặc biệt là trong mảng quản lý chuỗi cung ứng như quản lý hàng tồn kho, quản lý nguồn cung. Từ xu hướng này, dịch vụ 3PL tất yếu sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai, tương quan với xu hướng thuê ngoài.

Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới (WB), tỷ trọng logistics/GDP Việt Nam tương đối cao: ở mức 25%, gấp 2-2.5 lần so với thế giới (ở Trung Quốc chỉ 17.5%, Singapore 9%). Tuy nhiên, tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics của doanh nghiệp Việt Nam khá thấp, dao động trong khoảng 25-30%, trong khi của Trung Quốc khoảng 63.3%, còn Nhật, châu Âu và Mỹ thì trên 40%. Theo kết quả khảo sát của bộ phận nghiên cứu và tư vấn của công ty SCM trong năm 2008 thì các doanh nghiệp có xu hướng th ngồi các công đoạn logistics (chiếm 92% số công ty tham gia và phản hồi cuộc khảo sát). Cũng theo kết quả cuộc khảo sát này thì các cơng ty thực hiện thuê ngoài phần lớn đối với các dịch vụ có vai trị quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như vận tải, giao nhận, kho bãi. Thống kê cho thấy có 100% cơng ty th dịch vụ vận tải nội địa, 77% công ty thuê dịch vụ giao nhận, 73% thuê dịch vụ kho bãi, 68% công ty thuê khai quan và 59% công ty thuê vận tải quốc tế. Các dịch vụ logistics khác và phức tạp hơn như quản lí đơn hàng, gom hàng, quản lí cước vận tải... thì khơng được các doanh nghiệp lựa chọn để thuê ngoài bởi hai nguyên nhân bao gồm: (1) các doanh nghiệp không muốn chia sẻ các thông tin nhạy cảm và (2) năng lực và kinh nghiệm của các nhà cung cấp còn yếu và chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp. Các vấn đề nhà cung cấp dịch vụ đang gặp phải hiện nay vẫn là chất lượng dịch vụ của các nhà cung ứng Việt Nam khiến cho doanh nghiệp e dè trong việc th ngồi. Qua đó có thể thấy rằng chất lượng dịch vụ là vấn đề cần được quan tâm trong các nhà cung cấp dịch vụ logistics tại Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu về kỳ vọng của khách hàng đối với dịch vụ logistics của các công ty giao nhận vận tải trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)