Quản trị nguồn nhân lực:
Liên quan đến các hoạt động tuyển và đào tạo nhân viên, các chính sách khen thưởng, duy trì năng lực chuyên môn trong nghiên cứu và phát triển. Nhận thức rõ ràng về việc con người là tài sản quan trọng nhất của Ngân hàng, trong năm 2013, Techcombank đã đẩy mạnh đầu tư vào việc xây dựng đội ngũ nhân sự vững mạnh, ln có ý thức trau dồi năng lực bản thân. Ngân hàng cũng triển khai áp dụng Hệ thống quản lý nguồn nhân lực (HRM), cho phép người lao động tự quản lý hồ sơ cá nhân cũng như tham gia vào các khố học trực tuyến bổ ích, đồng thời giảm thiểu
tối đa các thủ tục giấy tờ hành chính khác. Gần 500 chương trình đào tạo chuyên nghiệp và hiệu quả đã được phát triển, với số lượng nhân viên tham dự mỗi khóa tăng hơn nhiều so với các năm trước.Năm 2013 cũng là năm đầu tiên chương trình quản trị viên tập sự được triển khai. Cùng với chương trình phát triển Lãnh đạo tương lai hiện có, chương trình cũng nhằm mục đích bồi dưỡng thế hệ quản lý tiếp theo cho nhiều cấp khác nhau. Tất cả các hoạt động này đã giúp nâng chỉ số gắn kết nhân viên và chỉ số tạo điều kiện làm việc cho nhân viên năm 2013 trong Bảng khảo sát hiệu quả làm việc của nhân viên thực hiện bởi Hay Group, lần lượt tăng lên 12% và 9% so với năm 2012. Tổ chức Employer Branding Institution hàng đầu của khu vực đã trao giải thưởng Nhà tuyển dụng Tốt nhất Châu Á năm 2013 cho Techcombank vì những nỗ lực phát triển nguồn nhân lực (Theo báo cáo thường niên năm 2013 của Techcombank).
Quản trị rủi ro
Song song với các chính sách và chiến lược để liên tục củng cố hệ thống quản trị rủi ro, trong năm 2013, Techcombank đã thực hiện thành công rất nhiều sáng kiến để nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro. Hệ thống giá điều chuyển vốn (FTP) và hệ thống Quản lý nợ & có (ALM) được áp dụng những cơng cụ phân tích tiên tiến nhằm tăng đáng kể khả năng quản trị giữa yếu tố rủi ro thanh khoản và rủi ro lợi nhuận; giữa việc xây dựng kế hoạch nguồn vốn với các chương trình khuyến mại, giúp Techcombank kiểm sốt tốt chi phí và chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Đồng thời có những phân tích hàng ngày về chênh lệch giữa lãi suất và khả năng thanh khoản, từ đó tối đa hóa việc sử dụng nguồn vốn. Sự kết hợp giữa 2 hệ thống công cụ FTP và ALM sẽ gia tăng một cách đáng kể năng lực của ngân hàng trong quản lý rủi ro thanh khoản và rủi ro thị trường, đồng thời đảm bảo các thước đo về rủi ro và lợi nhuận được phản ánh chính xác tại từng đơn vị kinh doanh. Đối với rủi ro hoạt động, Techcombank đã thiết lập hệ thống nhận biết rủi ro tại mỗi đơn vị kinh doanh giúp đơn vị xác định mọi rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động của mình, đồng thời kiểm sốt tốt chi phí và chất lượng dịch vụ. (Theo báo cáo thường niên năm 2013 của Techcombank)
Phát triển, đầu tư công nghệ hiện đại
Thế mạnh về công nghệ tiếp tục giúp Techcombank phát triển sản phẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao cũng như cải thiện tính bảo mật cao cho khách hàng. Để Làm được điều đó, ngân hàng phải có một hệ thống cơng nghệ mạnh, hiện đại, có độ mở rộng cao cũng như an toàn về bảo mật thơng tin, đảm bảo có thể hỗ trợ mức độ tăng trưởng kinh doanh cao trong nhiều năm. Trung bình mỗi năm Techcombank đầu tư khoảng 15 triệu USD cho việc nâng cấp và phát triển hệ thống công nghệ của ngân hàng. Trong năm 2013, hàng loạt các biện pháp an ninh thông tin đã được áp dụng nhằm đảm bảo tính bảo mật và tồn vẹn thơng tin, nổi bật trong số đó là ứng dụng Mật khẩu một lần – One Time Password (OTP) cho Internet Banking và các biện pháp tăng cường an ninh (Xác nhận bởi Visa – Verify by Visa) áp dụng cho các giao dịch trực tuyến của thẻ Visa. Techcombank luôn coi khách hàng là trọng tâm, nên không ngừng đầu tư, đổi mới công nghệ, cũng như thiết kế các giải pháp phù hợp theo nhu cầu của khách hàng. Khối Công nghệ và Vận hành của Techcombank đã luôn đi đầu trong rất nhiều sáng kiến nhằm nâng cao sự tiện dụng cho khách hàng, hiệu quả hoạt động qua các kênh và quy trình sử dụng cơng nghệ tối ưu. Tuy nhiên, yếu tố công nghệ của Techcombank vẫn chưa thể trở thành nguồn lực không thể bắt chước được vì khơng lâu sau đó, các ngân hàng đối thủ cạnh tranh khác như ACB, Sacombank cũng lần lượt đưa ra những cải tiến về công nghệ giống như vậy.
Tóm lại, chuỗi giá trị giúp nhận dạng các nguồn lực trong hệ thống Techcombank để làm cơ sở cho các lợi thế cạnh tranh trong phối thức thị trường. Nhưng các nguồn lực tạo ra giá trị khách hàng này sẽ khác nhau rất nhiều tùy theo mức độ hiếm có của chúng.
Như vậy, dựa vào phân tích chuỗi giá trị của Techcombank, chúng ta xác định các nguồn lực có thể tạo ra giá trị khách hàng, đó là:
- Yếu tố công nghệ - Nguồn nhân lực
- Năng lực sáng tạo và phát triển sản phẩm - Năng lực tiếp thị và bán hàng
- Năng lực kiểm soát rủi ro hoạt động (kiểm sốt chi phí và chất lượng)
Các nguồn lực này sẽ thiết lập nên những lợi thế cạnh tranh ở mức độ nguồn lực nên phải được xây dựng và duy trì, biến chúng trở thành những nguồn lực hiếm có và không thể bắt chước hay thay thế được.