CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU
6. Kết cấu luận văn:
3.1. Phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng
3.1.1. Quy mô vốn điều lệ
Là một thành phần chủ yếu của vốn chủ sở hữu, vốn điều lệ trong hệ thống ngân hàng đã tăng nhanh theo quy định của Nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ ban hành danh mục mức vốn pháp định đối với các TCTD thành lập và hoạt động tại Việt Nam. Theo đó, các TCTD thực hiện lộ trình tăng vốn điều lệ lên 1.000 tỷ vào cuối năm 2008, 2.000 tỷ cuối năm 2009 và 3.000 tỷ vào ngày 31/12/2010. Chính vì vậy giai đoạn 2005 -2010 chứng kiến làn sóng mua lại cổ phần để trở thành các cổ đông chiến lƣợc của các ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam từ các tập đồn ngân hàng, tài chính lớn trên thế giới. Tính đến nay, các NHTM gần nhƣ đã đạt đƣợc mức vốn tối thiểu theo quy định. Trong bốn NHTM có số vốn điều lệ lớn nhất thì có ba ngân hàng là NHTMNN, trong đó CTG giữ vị trí thứ nhất với số vốn điều lệ đến cuối năm 2013 trị giá 37.234 tỷ đồng, tiếp theo là BIDV với 28.112 tỷ đồng, VCB là 23.174 tỷ đồng.
Nhóm NHTMCP có quy mơ vừa có vốn điều lệ dao động từ 4.000 tỷ đồng đến 12.000 tỷ đồng nhƣ STB, EIB, MB, ACB, TCB. Nhóm các NHTM có quy mơ vốn điều lệ nhỏ duy trì ở mức 3.000 tỷ đồng nhƣ PGBank, NamAbank, Kienlongbank.
Vai trò của vốn điều lệ trong một ngân hàng là rất quan trọng. Tính đến những tháng đầu năm 2015, một số ngân hàng yếu kém trong hoạt động kinh doanh, với tỷ lệ nợ xấu cao, vốn dự trữ bị âm và không đáp ứng yêu cầu về vốn điều lệ nhƣ Ngân hàng Đại Dƣơng (Oceanbank), Ngân hàng xây dựng Việt Nam (VNCB), Ngân hàng Dầu khí tồn cầu (GPBank) nên đã đƣợc NHNN có kế hoạch mua lại theo Đề án tái cơ cấu nhằm tăng hiệu quả hoạt động cho hệ thống ngân hàng.