Bệnh loét sọc mặt cạo (Phytophthora palmivora)
* Triệu chứng bệnh: Lúc mới nhiễm bệnh, miệng cạo hơi đen, lõm vào, bên dưới lớp vỏ có các sọc màu đen xám, thẳng đứng. Các sọc này phát triển rộng và sâuđến 5mm bên trong lớp gỗ. Nếu không điềutrị kịp thời, cácsọc đen phát triển mạnh liên kết nhau khiến vết bệnh phát triển trên chiều rộng chiếm một phần chiều dài hoặc cả miệng cạo. Sau đó vỏ phòng dộp bên ngoài, sẽ gặp ngay một đệm cao su màu đen xám hoặc đem thẩm, lớp gỗbên dưới đã bị thâm đen có mùi hôi. Khi bệnh đã đến giai đoạn này, lớpvỏ bị bệnh đã hư hại, không còn chữa trị được nữa và vết thương đã làm hư hại một khoảngvỏ lớn. Vết bệnh phát triển cảphần trên và dưới miệng cạo. ở những giống mẫncảm với bệnh và điều trị khôngkịp thời đôi khi bệnh làm hư hại cả mặt cạo từ gốc đến nơi phân cành chính làm chết cây.
* Sựlây lan :
Bào tử bệnh thường sống rất lâu trên các vết bệnh, trên câycỏ trong vườn và khi gặp điều kiện thuận lợi thì lây lan theo nước mưa, theo gió và nhất là qua dao cạo đã truyền mầm bệnh liêntục từ cây bệnh sang các cây lân cận.
*Phòng bệnh:
- Thường xuyên kiểm tra vườn cao su để phát hiện cây bị bệnh.
- Thông thoáng vườn cây, loại bỏ tất cả cây bụi, cỏ dại trong vườn. Trường hợp vườn cây rậm rạp, có thể tỉa bớt một số cành ngang tuy nhiên phải
cẩn thậnđể không làmảnh hưởng đếnsản lượng cây. Khơi mương thoát nước ở những nơi bị úng cục bộ để làm giảm độ ẩm của vườn cây. Ngăn không cho nước mưa từ vườn khác chảy vào vườn cao su
- Khi vườn cây đã bịbệnh, để hạn chế sự lây lan vào mùa bệnh nặng, nên nhúng dao cạo vào một dung dịch thuốc trị đặc trị bệnh trước khi cạo cây kế tiếp.
- Không cạo khi cây còn ướt, không cạo phạm, không cạo quá thấp (quá
gần mặt đất) vì như vậy dễ làm đất văng lên miệng cạo lúc mưa. Định kỳ vệ sinh
mặt cạo, miệng cạo và bôi thuốc phòng trừ 2 tháng 1 lần trong mùa mưa
Sử dụng máng che mưa bằng nhựa gắn phía trên phần thân cạo để hạn chế
nấm bệnh lây lan từ trên xuống.
*Trị bệnh:
- Trên các cây đã bị bệnh, nếu ở giai đoạn có các sọc đen dọc theo thân, quét các loại thuốc đặc trị như Ridomil gold 72WP, Fungal 80WP, Agrifos 400 lên mặtcạo 3-10 ngày/lầntuỳtheo mức độbệnh.
- Trên các cây bị bệnh nặng, nơi vỏ bị phồng rộp, xì mủ, phải nạo bỏ lớp vỏ bị phồng, lấy mủ đệm bên dưới, nạo nhẹ lớp gỗ bị thâm đen và bôi thuốc Ridomil gold 72WP, Fungal 80WP, Agrifos 400 lên vết nạo và lớp vỏ bên trong.Lưu ý khi nạo vết bệnh, bờvết nạophải thoai thoải nghiêng ra phía ngoài đểlớpvỏ tái sinh vết sau ít gây u bướu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TỪ CÁC WEBSITE
[55]http://www.nongnghiep.vn [56]http://agriviet.com/ [57]http://vi.wikipedia.org/ [58]http://www.agroviet.gov.vn/ [59]http://www.nongthon.net/ [60]http://niengiamnongnghiep.vn/ [61]http://chonongnghiep.com/ [62] http://www.kinhtenongthon.com.vn/