Bệnh héo đen đầu lá (Collectotrichum loeosporioides Benz)
* Triệu chứng bệnh :
Lá non nhỏ hơn hai tuần tuổi rất dễ nhiễm bệnh. Các lá bị bệnh tấn công sẽ trở màu đen, héo và rụng đi, cuống lá vẫn còn lại trên cành một thời gian và sau đó cũngrụng. Nếu bệnh tấn công lúc lá đã trưởng thành thì táchại của bệnh ít phần trầm trọng, lábị bệnh méo mó nhưng vẫn còn tồntại trên cành.
Các đốm bệnh thường xuất hiện ở đầu lá, hình tròn có kích thước nhỏ
khoảng hơn 2mm đường kính, bên trong có màu vàng khô và có thể rơi rụng và
tạo nên một vết như lổ đạn. Nếu gặp thời tiết thuận lợi, nấm bệnh sẽ tấn công cành non gây chết cành. Bệnh thường gây thiệt hại nặng cho vườn ươm cây non.
* Cách lây lan:
Nấm bệnh sản sinh ra nang bào tử cóchất nhầy và khó bay trong gió. Các nang bào tử được nước mưa bắn tung lên để gây bệnh. Nang bào tử tồn tại lâu trong môi trườngẩm ướtđể phát triển bệnh.
Tương tự như bệnh phấn trắng bệnh héo đen đầu lá cũng phát sinh gây hại
mạnh ngay sau khi cây cao su ra lá mới.
* Phòng bệnh:
Trên địa bàn Quảng Trị nên chọn các giống tương đối kháng bệnh như PB
217, PR255 để trồng
Tránh trồng các giống mẫncảm với bệnh trên các vùng ổbệnh như giống
PB 86, RRIM 527, RRIM 728, RRIM 712, Không độc canh một dòng vô tính
trên diện tích lớn.
Tăng cường chăm sóc bón phân đầy đủ, hợp lý để cây sinh trưởng phát triển khỏe. Bón tăng lượng phân kali lên so với quy trình khoảng 25% để cây tăng sức chống chịu sự xâm nhiễm gây hại của nấm bệnh.
Vệ sinh toàn bộ vườn cao su đã bị bệnh, thu gom các lá, cuống lá, cành,
chồi non bị bệnh đã rụng dưới đất để tiêu hủy nhằm làm giảm nguồn nấm bệnh
Thường xuyên kiểm tra vườn cây, đặc biệt khi thời tiết chuyển từ mưa sang nắng hạn, vìđây là điều kiện thuận lợi để bệnh bùng phát trở lại.
* Trừ bệnh:
Sử dụng các loại thuốc hóa học như Anvil 5SC, Carbenda super 50SC, Vixazole 275SC hoặc Funguran OH phun trừ bệnh.
Thời điểm phun thuốc: Khi phát hiện tỉ lệ bệnh trên vườn từ 3-5%. Ngoài
ra trên những vườn bị bệnh nặng trong năm trước có thể phun phòng khi cây cao su ra lá chân chim (lá non có màu tím nhạt) chưa hoàn chỉnh về hình thái.
Số lần phun: Thuốc được phun 2 lần cách nhau 7-10 ngày.
Dụng cụ phun: Đối với vườn cao su kiến thiết cơ bản có thể sử dụng bình
bơm tay đeo vai hoặc bình phunđộng cơ, riêng đối với vườn cao su kinh doanh
nên sử dụng máy bơm cao áp để phun.