QUY TRÌNH PHÒNG TRỪ BỆNH PHẤN TRẮNG

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy luật phát sinh và biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cao su trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (Trang 79)

Bệnh phấn trắng (Oidium hevea) * Triu chng bnh :

Bệnh thườngchỉtấn công các lá non dưới 2 tuần tuổi và các chồi nonmọc lại sau khi qua đông. Nấm tấn công lá, hình thành các đốm phấn trắng bên ngoài lá, nhất là ở mặt dưới lá. Lá bị thiệt hại nhiều nhất là các lá non còn màu nâu nhạt hoặc vàngnhạt khiếnlá bị xoắnlại, khô héo, trở màu đen và rụng, cuống lá còn dính trên cành một thời gian. Nếu lá đã trưởng thành lá trở màu xanh nhạt lớp Cutin dày lên, các đốm bệnh phát triển và rụng lá. Nếu lá không rụng lá bị biếndạng và đốm bệnh có màu vàngnhạt.

Khi một phầnlá bịnhiễm bệnh và rụng, việc mọc lá non kéo dài thêm 2-4 tuần lễ, nếu chồi non còn sống được cây ít bịthiệthại,nhưng thông thường bệnh tấn công mạnh gây nhiều đợt rụng lá có thể đưa đến chết cành. Hoa cùng dễ bị nhiễm bệnh khiến thất thu hạt cao su.

* Sựlây lan :

Bệnh phấn trắng lây lan do các bào tử nấm bệnh bay theo gió. Các bào tử nấm bệnh tồntại suốt năm trên các cây con trong vườn ươnm, các chồi nonmọc dưới tán cây già và khi gặp điều kiện thuận lợi nó sẽ sinh sản ra các bào tử để phát triển và gây bệnh. Nấm Oidium chịuảnh hưởng nặng môi trường. Nếu thời tiết vào cuối mùa rụng lá qua đông gặp lúc nhiệt độ thấp, đêm lạnh đặc biệt có sươngmùgây độ ẩm cao và kéo dài làđiều kiện thuận lợi cho nấm bệnh.

* Phòng bệnh:

- Chọn các ít mẫn cảm với bệnh như AV 2037, RRIC 100, 102, PB 86 để

trồng, không nên chọn các giống nhiễm nặng đối với bệnh như GT1. PB 255, PB 235...

- Quy hoạch trồng vành đai chắn gió cho lô cao su để hạn chế sự lây lan của bệnh.

- Thăm vườn cao su thường xuyên để phát hiện bệnh sớm, từ đó có biện pháp phòng trị thích hợp và kịp thời. Vệ sin h lô cao su ngay khi cây đã rụng lá xong, quét, thu gom tàn dư lá bị bệnh đưa đi chôn hoặc đốt.

- Nếu vườn cây đang khai thác bị bệnh nặng phải ngừng khai thác hoặc

chuyển sang chu kỳ cạo d/3 không được cạo chu kỳ d/2, không bôi chất kích

thích

- Bón phân cân đối và đầy đủ, Tăng lượng phân đạm và kali vào giai đoạn cao su bắt đầu ra lá mới để giúp tầng lá sớm ổn định lượng bón cho 1ha như sau:

Đạm Lân Kali Năm cạo N 2 (kg/ha) Urê (kg/ha) P2O5 (kg/ha) Lân * (kg/ha) K2O (kg/ha) KCl (kg/ha) 1– 10 80 174 68 450 80 133 11– 20 100 217 75 500 100 167 Thikỳ bón:

Chia lượng phân ra bón làm 2 lần/năm, lần đầu nón hai phần ba sốlượng phân N, K và toàn bộphân lân vào tháng 7, 8 (đầu mùa mưa) khi đủ ẩm, lần hai bón sốlượng phân cònlại vào tháng 1,2 (khi cây bắt đầu ra lá non).

Vị trí bón phân cho cao su khai thác.

Cách bón:

Trộnkỹ, chia, rãiđều lượng phân theo quy định thành băng rộng 1 - 1,5m giữa luồng cao su.

Đối với đất có độdốc trên 15% khi bón vào hệthống hốgiữa.

*Trừ bệnh:

Sử dụng các loại thuốc hóa học như Anvil 5SC, Carbenda super 50SC, Vixazole 275SC hoặc Funguran OH phun trừ bệnh.

Thời điểm phun thuốc: Khi cây cao su ra lá chân chim (lá non có màu tím

nhạt) chưa hoàn chỉnh về hì nh thái.

Dụng cụ phun: Đối với vườn cao su kiến thiết cơ bản có thể sử dụng bình

bơm tay đeo vai hoặc bình phunđộng cơ, riêng đối với vườn cao su kinh doanh

nên sử dụng máy bơm cao áp để phun,.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy luật phát sinh và biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cao su trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (Trang 79)