2.1. Bệnh phấn trắng cao su (Oidium heveae Steinm)
Bệnh phấn trắng đã gây hại trên cao su nguyên nhân do nấm Oidium heveae
Steinm gây ra. Bệnh gây hại đầu tiên và nghiêm trọng ở các nước: Trung Quốc, Côte d’voire, Srilanca, sau đó lan sang các nước Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam... và gây thành những dịch lớn ở các nước này.
Ngày nay bệnh này đã xuất hiện ở tất cả các quốc gia trồng cao su làm giảm 30-56% sản lượng vườn cao su khai thác. Ở Bahia (Brazil) bệnh này có
mức độ tàn phá tương đương với bệnh cháy lá Nam Mỹ. Ở Ấn Độ, Srilanka và
Malaysia các nhà khoa học đã sử dụng 1% Bordaeux (3000- 4000l/ha) hỗn hợp với dầu (30-40l/ha) có kết quả tốt.
2.2. Bệnh héo đen đầu lá (Collectotrichum Leaf Fall)
Bệnh héo đen đầu lá do nấm Collectotrichum gloeosporioides gây ra,
nấm phát triển mạnh ở 280C, ẩm độ 80-100%. Bệnh xuất hiện đầu tiên ở Malaysia (1905), sau đó xuất hiện ở Châu Phi (1920), Châu Mỹ (1926). Ngày nay bệnh đã xuất hiện tại tất cả các quốc gia trồng cao su. Gây hại trong mọi giai
đoạn phát triển của cây và phổ biến vào mùa mưa. Bệnh gây hại nặng khi lá ở
giai đoạn 1-10 ngày tuổi. Ngoài cây cao su, nấm còn ký sinh nhiều cây khác: Ca
cao, cam chanh, sầu riêng, xoài, một số cỏ dại.
2.3. Bệnh đốm mắt chim (Bird's Eye Spot)
Bệnh xuất hiện đầu tiên tại Sri Lanka (1905), hiện nay đã lan rộng trên tất
cả các nước trồng cao su. Bệnh do nấm Drechslera heveae (Petch) M.B. Ellis.
Bệnh xuất hiện nhiều trong các vườn ươm do mật độ cao và gây hại nặng trong
mùa mưa do nấm cần độ ẩm cao. Vết bệnh đặc trưng như mắt kim, có kích thước 1-3mm với màu trắng ở trung tâm và viền màu nâu rõ rệt bên ngoài, trên lá non gây biến dạng và rụng từng lá chét một.
1.4. Bệnh rụng lá mùa mưa (Phytophthora Leaf Fall)
Bệnh xuất hiện đầu tiên vào đầu thế kỷ 20 tại Ấn Độ, Sri Lanka và Myanmar (1905), Malaysia (1966). Ngày nay nó đã xuất hiện ở tất cả các quốc gia trồng cao su làm giảm 30-56% sản lượng vườn cao su khai thác. Tác nhân gây bệnh là do nấm Phytophthora. Triệu chứng đặc trưng là trên cuống lá có cục
mủ màu đen hoặc trắng, tại trung tâm vết bệnh màu nâu hoặc xám và rụng còn
xanh gồm cả 3 lá chét và cuống lá.
2.5. Bệnh loét sọc mặt cạo (Phytophthora palmivora.)
Bệnh được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1909 tại Srilanka. Thân cây cao su nhất là mặt cạo bị ung thối, lở loét, là tác hại chung của loài nấm bệnh
Phytophthora. Bệnh phổ biếnở các nước trồng cao su trên thế giới nhất là Đông Nam Á. Nếu không được điều trị, bệnh có thể làm chết cây nhất là khi bệnh tấn côngở vùng vỏ gần gốc cây.
Sản lượng cây bị bệnh từ nhẹ đến trung bình mất từ 15-30% so với sản lượng bình thường. Trong trường hợp cây bị nặng và quá nặng, sản lượng mất trên 50% và đôi khi làm hại cả lớp vỏ phải huỷ bỏ vườn cây trước niên hạn kinh tế.
2.6. Bệnh rụng lá Corynespora (Corynespora Leaf Fall)
Đây là bệnh mới và có tác hại lớn chưa có từ trước tới nay tại các nước
Đông và Nam Á. Xuất hiện đầu tiên trên cây cao su thực sinh tại Sierra Leone
(1949), tiếp theo lần lượt ghi nhận tại Ấn Độ (1958), Malaysia (1961), Nigeria
(1968),… Bệnh gây thiệt hại nặng nhất ở Srilanka, nơi phải nhổ bỏ và trồng lại
5.000 ha. Tại Malaysia, Thái Lan và Indonesia nhiều ngàn ha cao su bị hại nặng
làmảnh hưởng lớn đến sản lượng.
Bệnh do nấm Corynespora cassiicola (Berk. & Curt.) Wei gây ra. Ngoài
cây cao su nấm còn ký sinh trên 150 loại cây thuộc nhiều họ khác n hau, hơn 80 nước trên nhiều vùng khí hậu từ nhiệt đới đến ôn đới và gây hại trên tất cả bộ phận từ lá tới rễ.