Tình hình sâu bệnh hại cao su ở Quảng Trị

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy luật phát sinh và biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cao su trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (Trang 31)

- Về nông nghiệp: Cao su là cây công nghiệp dài ngày có nhiều ưu thế

3.3.2.Tình hình sâu bệnh hại cao su ở Quảng Trị

Tình hìnhdịch bệnh gây hại khá phức tạp, hàng năm bệnh phấn trắng, héo

đen đầu lá, loét sọc miệng cạo, xì mủ phát sinh gây hại nhiều vùng. Năm 2011

bệnh phấn trắng hại hầu hết diện tích cao su khai thác và kiến thiết cơ bản vớitỷ lệbệnh rất cao. Bệnh héo đen đầu lá gâyhại nặng trên cao su kiến thiết cơ bản .

Nhận xét: Hiện nay các nhà khoa học đã nghiên cứu về bệnh phấn trắng,

bệnh héo đen đầu lá hại cao su và các biện pháp phòng trừ song mới chỉ dừng ở

mức qui mô nhỏ, tập trung chủ yếu ở vùng các công ty, viện nghiên cứu cao su. Ở các vườn cao su tiểu điền, vùng núi xa xôi thì chưa có điều kiện và kinh phí triển khai.

- Khó khăn: Các bệnh trên rất khó khăn cho phòng trừ vì cây cao su rất cao (>7,0m). Yêu cầu có máy phun công suất lớn, vòi phun cao >7m. Hơn nữa rừng

cao su đa số trồng vùng cao, khô cằn nên rất khó khăn cho việc sử dụng nước phun

thuốc để phòng trừ. Do vậy c ần nghiên cứu, sử dụng một số chất bám dính để kết

hợp thuốc hoá học để phòng trừ là lý do của việc thực hiện đề tài này.

- Về bệnh hại lá: Chủ yếu là bệnh phấn trắng gây hại nhưng thuốc hóa BVTV phòng trừ thì luôn thayđổi vì bệnh dễ thích nghi với thuốc cũ. Bệnh loét sọc miệng cạo nấm Phytophthora gây ra vẫn chưa có biện pháp phòng trừ hữu hiệu.

-Đối vớitỉnh QuảngTrị: Mặc dùđã trồng cao su khá lâu, hiệuquảkinh tế mang lại rất lớn nhưng hiểu biết về dịch hại cũng như biện pháp phòng trừ còn rất nhiều hạn chế, người dân chưa có thói quen sử dụng thuốc để phòng hoặc phun thuốc khi bệnh mới chớm phát sinh, mà hầu hết người dân chỉ sử dụng thuốc khi đã bịbệnh nặng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy luật phát sinh và biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cao su trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (Trang 31)