KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy luật phát sinh và biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cao su trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (Trang 77)

III Đối tượng khác

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

d. Sản lượng mủ của các công thức

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Trong thời gian tiến hành đề tài từ tháng 8/2011 đến tháng 6 /2012 chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

- Thành phần sâu bệnh hại cao su trong thời gian tiến hành đề tài rất đa

dạng, phong phú và khác nhau giữa các huyện. Có 17 đối tượng bao gồm 12 đối

tượng bệnh hại , 03 đối tượng sâu hại v à 2 đối tượng khác được bắt gặp với tần

suất khác nhau. Trong đó các đối tượng như bệnh loét sọc mặt cạo, nứt thân xì

mủ, phấn trắng gây hại rất phổ biến ở cả 3 huyện, bệnh héo đen đầu lá gây hại

rất phổ biến ở 2 huyện Vĩnh Linh và Gio Linh, phổ biến ở huy ện Cam Lộ. Mối

xuất hiện rất phổ biến ở Cam Lộ. Bệnh nứt vỏ, cháy nắng, sâu ăn lá và ốc sên

xuất hiện phổ biến ở Cam Lộ, ít phổ biến ở 2 huyện Gio Linh và Vĩnh Linh.Các

đối tượng còn lại bắt gặp ở mức ít phổ biến

- Quá trình phát sinh, phát triển của các đối tượng dịch hại chính có liên quan chặt chẽ với điều kiện thời tiết, khí hậu, kỹ thuật chăm sóc, giai đoạn sinh trưởng của cây cao su và các bịên pháp phòng trừ. Bệnh phấn trắng bệnh,héo

đen đầu lá gây hại nặng ở cả 3 huyện Vĩnh Linh, Gio Linh và Cam Lộ. Bệnh gây

hại nặng nhất ở thời kỳ cây cao su ra lá mới, thời điểm cây cao su ổn định các

tầng lá tỉ lệ bệnh giảm.

- Bệnh loét sọc mặt cạo, bệnh nứt thân xì mủ xuất hiện ở tất cả các kỳ

điều tra. Bệnh gây hại ở cả cao su kinh doanh và cao su kiến thiết cơ bản, tỉ lệ

bệnh nặng nhất ở các tháng trong mùa mưa.

- Các loại thuốc khảo nghiệm đều có hiệu lực tốt phòng trừ bệnh phấn

trắng hại cao su trong đó thuốc Anvil 50SC xử lý 2 lần cách nhau 7 ngày có hiệu

lực cao nhất, tiếp đến là thuốc Vixazol và Carbendazim, thuốc Funguran OH có

hiệu lực thấp nhất, công thức không xử lý tỉ lệ bệnh tăng dần qua các kỳ điều tra.

- Cả 4 loại thuốc Anvil 50SC, Vixazol 275SC, Carbendasuper 50SC và Funguran OH xử lý 2 lần cách nhau 7 ngày đều có hiệu lực tốt trừ bệnh héo đen

đầu lá. Trong đó thuốc Vixazol 275SC có hiệu lực cao nhất, các loại thuốc còn

lại có hiệu lực tương đương, công thức không xử lý tỉ lệ bệnh tăng dần qua các

kỳ điều tra.

- Trong 3 loại thuốc Ridomil gold 72WP, Agrifos 400 và Fungal 80WP,

thuốc Agrifos 400 có hiệu lực trừ bệnh loét sọc mặt cạo cao nhất. Thuốc Fungal

2. Kiến nghị

- Cần tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn, phổ biến khoa học kỹ thuật, bón phân, canh tác và phòng trừ sâu bệnh cho người dân ở tất cả những vùng trồng cao su trong toàn tỉnh, giúp cho nông dân có kiến thức cần thiết để tạo được những vườn cao su phát triển tốt,ổn định và thu được hiệuquảkinh tế cao.

- Trong điều kiện thực tế sản xuất cao su củatỉnhQuảngTrị cóthểsử dụng các loại thuốc Anvil 50SC, Vixazol 275SC, Carbendasuper 50SC phun 2 lần cách nhau 7 ngày ngay sau khi cây cao su ra lá mới (lá chân chim) để trừ bệnh phấn trắng, héo đen đầu lá hại cao su. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đối với bệnh loét sọc mặt cạo nên sử dụng các loại thuốc như Ridomil gold 72WP, Agrifos 400 quét 2 lần cách nhau 7 ngày lên miệng cạo và lớp vỏ tái sinh để phòng trừ bệnh.

Đơn vị chủ trì Quảng Trị, ngày tháng 6 năm 2012

PHỤ LỤC

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy luật phát sinh và biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cao su trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (Trang 77)