Tình hình phát triển của cây cao su ở Việt nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy luật phát sinh và biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cao su trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (Trang 28)

3.1. Tình hình chung

Cây cao su du nhập vào Việt Nam từ năm 1897 và đến đầu thế kỷ 20 được trồng thành đồn điền tại Đông Nam Bộ, sau đó được trồng ở vùng Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung do nhu cầu kinh tế và giá trị xuất khẩu cao của mủ cao su. Theo sốliệucủa Cục trồng trọtđến năm 2010cả nước có 715.000 ha, trong đó các tỉnh Đông Nam Bộ chiếm 64% , các tỉnh Tây nguyên 24,5%, các tỉnh Trung bộ 10%, vùng Tây bắc 1,5%. Với việc tăng diện tích và sản lượng cao su, Việt Nam hy vọng sẽ vượtẤnĐộvề sản xuất cao su.

Năng suất cao su trung bình trong cả nước khoảng 1,73 tấn/ha, tương đương với năng suất cao nhất của Ấn Độ. Nhiều công ty cao su như công ty cao su Lộc Ninh năng suất trung bình lên tới: 2,1 tấn/ha, công ty cao su Tây Ninh đạt 2,3 tấn/ha....

Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp thâm canh để tăng năng suất nên nhiều sâu bệnh nguy hiểm đã bùng phát thành dịch hại nguy hiểm gây giảm

năng suất mủ đáng kể ở các vùng trồng cao su chính trong cả nước. Một trong

các đối tượng gây hại phổ biến và làm giảm năng suất phải kể đến một số bệnh

sọc miệng cạo, bệnh thối mốc và thối khô mặt cạo. Đặc biệt các bệnh hại lá làm

giảm năng suất mủ từ 30 - 45% vàảnh hưởng rất lớn tới năng suất cao su.

3.2. Một số kết quả nghiên cứu về bệnh hại cao suở Việt Nam

3.2.1. Bệnh phấn trắng (Oidium heveae Steinm)

Tại Việt Nam, mùa bệnh phấn trắng phổ biến vào giai đoạn cây cao su ra lá

mới từ tháng 1-3 hàng năm. Vùng có độ cao trên 300m so với mặt nước biển trở

lên thì bệnh trở nên nặng hơn do nhiệt độ thấp và thường xuyên có sương mù (Tây Nguyên xảy ra từ tháng 11-4 hàng năm). Bệnh gây rụng lá nhiều lần làm

chậm thời gian khai thác và giảm sản lượng 10-50% ở vườn cao su kinh doanh,

chậm sinh trưởng và làm chết cây ở vườn cao su kiến thiết cơ b ản (KTCB) cũng

như ở vườn nhân và ươm giống cao su.

Đa số dòng vô tính (dvt) cao su cao sản đang được khuyến cáo trong nước

đều mẫn cảm với bệnh phấn trắng, trong khi các dvt kháng bệnh thường có sản

lượng thấp. Cho nên, biện pháp kỹ thuật phòng trị bệnh phấn trắng được các nhà

trồng cao su đặc biệt quan tâm. Cùng với việc mở rộng diện tích cây cao su

trong nước và phát triển sang Lào và Campuchia, nơi có điều kiện thời tiết tương

tự như Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, thì biện pháp phòng trị bệnh phấn trắng

cần được quan tâm cũng như đáp ứng lại sự mong đợi của các nước thành viên

trồng cao su.

3.2.2. Bệnh héo đen đầu lá (Collectotrichum Leaf Fall)

Tại Việt Nam bệnh chỉ xuất hiện vào mùa mưa và gây hại cho vườn nhân,

ươm và kiến thiết cơ bản, nhất là tại các vùng trồng cao su ở Tây Nguyên. Tuy

nhiên, do xảy ra vào mùa mưa (tháng 6 - 10) khi lá đã ổn định nên ít có tác hại cho cây cao su khai thác. Bệnh gây hại chồi và lá non, làm rụng lá và chết chồi

dẫn đến chậm sinh trưởng, giảm chất lượng gỗ ghép và tỷ lệ ghép sống thấp.

3.2.3. Bệnh rụng láCorynespora (Corynespora Leaf Fall)

Bệnh xuất hiện tại Việt Nam vào tháng 8 năm 1999, gây hại nặng cho các dòng vô tính RRIC 103, RRIC 104 và LH 88/372. Hiện nay số lượng dvt bị nhiễm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

bệnh tăng lên nhiều và cũng đã xuất hiện ở một số công ty cao su tại Đông Nam

Bộ.

Triệu chứng xuất hiện trên cuống lá và chồi với nhiều triệu chứng khác nhau. Trên lá có vết bệnh màu đen có hình dạng xương cá dọc theo gân. Trên lá non có vết bệnh hình tròn màu xám đến màu nâu với vòng vàng xung quanh. Nếu

cuống lá bị bệnh thì toàn bộ lá chét bị rụng khi còn xanh dù không có triệu chứng nào xuất hiện.

3.2.4. Bệnh loét sọc mặt cạo (Phytopthora Panmivora)

Ở Việt Nam, do điều kiện khí hậu thuận lợi cho nấm bệnh, mùa mưa kéo dài 6 tháng nên cây cao su bị loét sọc mặt cạo nặng.

3.3. Tình hình cao suở QuảngTrị

3.3.1. Tình hình phát triển cao suở QuảngTrị

Cao su là một trong những cây công nghiệp dài ngày chủ lực có nhiều lợi thế của tỉnh Quảng Trị. Tiềm năng đất đai và khí hậu thời tiết Quảng Trị rất thích hợp cho việc phát triển cây cao su với quy mô lớn, tỷ suất hàng hoá cao.

Diện tích cao su của tỉnh đến năm 2011 là 16.288,9 ha, trong đó diện tích cho

sản phẩm là 8.620 ha, năng suất 16,64 tạ/ha.

Cao su là cây có lợi ích tổng hợp cả về nông nghiệp, lâm nghiệp và hiệu quả kinh tế, là cây tạo việc làm ổn định, xoá đói giảm nghèo và làm giàu cho nông dân.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy luật phát sinh và biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cao su trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (Trang 28)