Rất tiếc trong quá trình thực hiện nghiên cứu, tác giả khơng tìm được những bài học trực tiếp dành riêng cho nhóm đối tượng này, vì vậy các bài học kinh nghiệm quốc tế được nêu dưới đây là không liên quan trực tiếp đến nhóm trẻ nhập cư. Tuy vậy, tác giả nhận thấy nó vẫn rất hữu ích vì đây là những kinh nghiệm về giải quyết các khía cạnh khó khăn trong tiếp cận GDMN mà nhóm trẻ nhập cư ở Thủ Đức đang gặp phải.
Nhà nước phải có trách nhiệm giám sát hoạt động CSGDMN của tất cả các bên cung cấp, đặc biệt là khối tư nhân.
Tư nhân hóa CSGDMN là cần thiết và đem lại nhiều lợi ích nhưng điều này dễ dẫn đến gia tăng bất bình đẳng trong tiếp cận, tạo nên chênh lệch chất lượng cung cấp cho các nhóm đối tượng có điều kiện kinh tế xã hội khác nhau. Tư nhân hóa CSGDMN là biện pháp giúp giảm áp lực chi tiêu ngân sách của chính phủ cho CSGDMN vốn rất tốn kém, cung cấp số lượng và khuyến khích đổi mới giúp gia tăng cơ hội tiếp cận CSGDMN cho trẻ. Báo cáo của Liên Hợp Quốc (2007) cho thấy tại đa số các nước thuộc Tây Âu và Mỹ, vai trò của khối tư nhân trong cung cấp CSGDMN là nổi trội hơn so với khu vực nhà nước, tỷ phần của khối tư nhân cao hơn và chất lượng cũng tốt hơn. Tuy vậy, tại Thuy Điển, vào những năm 1990, việc cho phép các cơ sở MN tự quyết định mức học phí phù hợp dịch vụ mà họ cung cấp đã dẫn đến tình trạng chênh lệch rất lớn giữa phí và chất lượng (Skolverket, 2004). Nghiên cứu của McLean (2006) cho biết tại các nước đang chuyển đổi, các yêu cầu đầu vào cùng với mức học phí cao do các nhà cung cấp tư nhân đặt ra đã loại trừ nhiều trẻ em thiệt thịi và dễ bị tổn thương.
Các quốc gia có thể lựa chọn chính sách một hay nhiều bên cung cấp CSGDMN9,
tuy vậy phải đảm bảo tất cả các bên đều chịu sự kiểm soát của các quy định như nhau. Việc khác nhau về mức độ nhà nước giám sát khu vực tư nhân có ảnh hưởng lớn đến việc tiếp cận và chất lượng (Liên Hợp Quốc, 2007). Tại Thụy Điển, vào những năm 90, sau khi xảy
9 Báo cáo Liên Hợp Quốc 2007 cho thấy tỷ lệ nguồn vốn giữa công và tư giữa các nước là rất khác nhau, khơng có xu hướng chung theo nhóm mà tùy thuộc vào chính sách mỗi quốc gia.
-31-
ra tình trạng chênh lệch mức phí và chất lượng giữa các nhà cung cấp tư nhân, chính phủ nước này đã chỉ định một mức phí tối đa áp dụng cho tất cả các chương trình giáo dục trước tiểu học(Skolverket, 2004). Nước Anh cũng trải qua giai đoạn phải nâng cao chất lượng CSGDMN trong khi bị giới hạn về nguồn lực để đầu tư cơ sở vật chất cũng như chất lượng chuyên môn của đội ngũ giảng dạy; họ đã đưa ra một bộ tiêu chuẩn chất lượng phù hợp với khả năng nguồn lực có thể đáp ứng, có thể nâng cấp theo thời gian và cơ quan quản lý giáo dục thường xuyên tiến hành kiểm tra chất lượng (Sue Roggers, 2014).
Trợ cấp cho các đối tượng thiệt thòi để gia tăng tiếp cận CSGDMN
Một số quốc gia quan tâm đến các đối tượng thiệt thịi bằng những hình thức trợ cấp, tuy vậy, trợ cấp bằng việc tài trợ cho các cơ sở CSGDMN thường đem lại lợi ích cho trẻ có điều kiện kinh tế khá giả hơn trẻ có điều kiện kinh tế khó khăn (Liên Hợp Quốc, 2007) và tài trợ bằng tiền cho các gia đình cũng khơng đảm bảo trẻ được tiếp cận tốt hơn10. Một số quốc gia lựa chọn tài trợ đến gia đình thay vì bao cấp tại các cơ sở. Như tại Đài Loan, biên lai trả trước do nhà nước tài trợ được phát đến các gia đình nhằm bao cấp học phí cho các gia đình, đặc biệt là gia đình khó khăn để các gia đình có thể trả học phí tại bất kỳ trường mầm non nào phù hợp (Ho, 2006, trích từ báo cáo Liên Hợp Quốc, 2007). Hình thức tài trợ bằng biên lai trả trước cũng được áp dụng tại Mỹ cho các gia đình đủ tiêu chuẩn (Weiser, 1999). Năm 2005, Luật chăm sóc trẻ em của Hà Lan bắt đầu thực hiện trợ cấp cho các gia đình để mua các dịch vụ CSGDMN, tuy vậy nếu các biên lai không đủ chi trả cho một dịch vụ CSGDMN tốt, các gia đình có thu nhập thấp sẽ bị giới hạn ở các dịch vụ chất lượng thấp hơn (Liên Hợp Quốc, 2007). Vì vậy, chính sách trợ cấp cần được sử dụng một cách thận trọng.
Gia tăng hiểu biết cho gia đình về lợi ích và chăm sóc giáo dục mầm non và tăng cường chuyên môn giáo viên dạy trẻ.
Hỗ trợ để tăng cường hiểu biết của cha mẹ trẻ về chăm sóc và giáo dục trẻ trong độ tuổi này được thực hiện ở nhiều quốc gia và cho kết quả tích cực. Chile, Columbia, Costa Rica, Cuba và Mexico đã thành công trong việc gia tăng tỷ lệ nhập học của CSGDMN toàn
10 Nghiên cứu của W. Steven Barnett và Donald J. Yarosz, 2010 cho thấy rằng, việc quyết định cho trẻ đến trường bị ảnh hưởng lớn bởi trình độ giáo dục của người mẹ, vì vậy những tài trợ tài chính sẽ khơng hiệu quả đối với các gia đình mà người mẹ có học vấn thấp.
-32-
diện nhờ nâng cao nhận thức của người dân về CSGDMN (Liên Hợp Quốc, 2004). UNICEF ở Maldives cũng phát triển một chiến dịch tuyên truyền từ phương tiện truyền thông qua radio và truyền hình về lợi ích và cách thức chăm sóc giáo dục trẻ mầm non và kết quả cho thấy có tác động rõ rệt đến nhận thức gia đình (UNICEF, 2004, trích trong Liên Hợp Quốc, 2007).
Tăng cường chun mơn và lịng u trẻ cho giáo viên dạy trẻ là đặc biệt quan trọng và có tác động lớn đến chất lượng giáo dục mầm non. Tương tác của người lớn (cha mẹ, giáo viên, hay người trơng trẻ) và trẻ có liên quan chặt chẽ đến việc nâng cao các lợi ích mà trẻ được thụ hưởng, và chất lượng giáo viên là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc và giáo dục tại Mỹ (Love và cộng sự, 1996). Trung Quốc cũng thiết lập một hệ thống đào tạo chuyên môn từ năm 1989 để cải cách đào tạo giáo viên mầm non, đặt ra các yêu cầu về trình độ và chứng chỉ giảng dạy mầm non nhằm thúc đẩy các hình thức giáo dục mẫu giáo tiên tiến (Liên Hợp Quốc, 2007).
Gia tăng cung cấp cơ sở chăm sóc trẻ đồng thời với gia tăng chăm sóc tại nhà cho trẻ từ 0 – 3 tuổi.
Gia tăng khả năng chăm sóc tại nhà của các cha mẹ trẻ có trẻ từ 0 – 3 tuổi là khuyến nghị chung toàn cầu của Liên Hợp Quốc (2007), khuyến khích các gia đình chăm sóc và giáo dục trẻ tại gia đình trong độ tuổi từ 0 – 3 tuổi để đảm bảo trẻ được thụ hưởng dinh dưỡng, sự chăm sóc và yêu thương đầy đủ nhất.
Những chính sách như gia tăng thời gian nghỉ hộ sản, gia tăng thời gian nghỉ phép cho cha mẹ trẻ trong thời gian này, hay giảm áp lực thu nhập và mất việc làm của cha mẹ trẻ sẽ giúp cha mẹ có nhiều thời gian chăm sóc trẻ hơn. Các quốc gia phát triển như hầu hết các nước thuộc OECD có thời gian nghỉ hộ sản kéo dài trung bình là 10 tháng, thậm chí tại Đức, Pháp, Na Uy và Phần Lan, thời gian nghỉ hộ sản cùng thời gian gia tăng nghỉ phép của bố mẹ lên đến trên 3 năm, được chi trả tiền trợ cấp và hưởng lương một phần trong thời gian nghỉ (Waldfogel, 2003; Lero, 2003). Các chính sách gia tăng thời gian nghỉ cho các cha mẹ mới có con nhỏ được bắt đầu tại các quốc gia này vào những năm 80 như là một cách thức bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em (Waldfogel, 2003).
-33-
Tuy vậy, việc kéo dài thời gian nghỉ hộ sản và nghỉ phép cũng hạn chế, vì vậy nên kết hợp thời gian nghỉ phép của cha mẹ và gia tăng cung cấp dịch vụ chăm sóc trẻ. Việc cha mẹ có thể trơng nom trẻ khi trẻ cịn nhỏ là có lợi cho cả bà mẹ và trẻ, nhưng việc thời gian nghỉ kéo dài, xa rời thị trường lao động khiến các bà mẹ mất đi các kỹ năng, giảm cơ hội được làm việc cố định, được đào tạo và được thăng tiến, cũng như nguy cơ bị “tẩy chay” khỏi thị trường lao động. Các quốc gia như Pháp và rất nhiều các nước Bắc Âu kết hợp vừa cung cấp một hệ thống chăm sóc trẻ tốt vừa có chính sách các ngày nghỉ kéo dài, giúp cha mẹ trẻ có thể lựa chọn giữa việc ở nhà chăm sóc trẻ hay gửi trẻ để đi làm tùy theo nhu cầu của họ (Waldfogel, 2003).