Như hầu hết các nước đang phát triển khác, ngành CSGDMN của Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn. Sự tham gia của khu vực tư nhân tại các đơ thị tăng trưởng nhanh chóng trong điều kiện chưa hình thành được cơ chế giám sát và quản lý tốt đã tạo nên sự chênh lệch rất lớn về cung cấp chất lượng giữa nhóm khá giả và nhóm nghèo khó hơn. Việc khơng nhận được đầy đủ những chăm sóc, kích thích đầu đời đã dẫn tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi của trẻ em từ 0 – 6 tuổi tại Việt Nam rất cao11. Chính phủ Việt Nam cũng đã có các chính sách như: dành hàng năm 10% cho CSGDMN từ ngân sách chi cho giáo dục thường xuyên; phát động những chương trình giúp tăng số trẻ đến trường; quan tâm đến các đối tượng thiệt thòi tại các khu vực miền lúi, hẻo lánh; hay chương trình phổ cập MN 5 tuổi… và đã được ghi nhận có hiệu quả, tuy vậy vẫn cịn nhiều những khó khăn. Người nhập cư ở Thủ Đức, ngồi những khó khăn nói chung, họ cịn chịu nhiều những thiệt thịi khác do tình trạng kinh tế xã hội của mình. Vì vậy, những khuyến nghị sau đây tác giả mong muốn hướng đến nhóm đối tượng này.
Tăng cường giám sát, quản lý chặt chẽ hoạt động của các cơ sở CSGDMN
Bộ tiêu chuẩn hiện tại đang được áp dụng về chất lượng (phụ lục 5) dựa trên việc chuẩn hóa đầu vào như diện tích phịng học, tài liệu, số trẻ/giáo viên hay trình độ chun mơn sẽ hiệu quả hơn trong việc đảm bảo chất lượng CSGDMN cung cấp nếu nhà nước
11 Báo cáo Phát triển Việt Nam 2014 của Worldbank cho biết cứ 4 trẻ em dưới 5 tuổi ở Việt Nam thì có 1 trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi.
-34-
thực hiện giám sát chặt chẽ, đảm bảo các điều kiện này được tuân thủ nghiêm ngặt và bình đẳng giữa các cơ sở thuộc bất cứ khu vực nào. Phòng giáo dục các quận nên thực hiện các cuộc kiểm tra đột xuất thay vì theo kế hoạch hay có thơng báo trước; q trình giám sát, đánh giá minh bạch và khách quan; và nhất là loại bỏ tình trạng tham nhũng trong quá trình thanh tra để kết quả đánh giá được chính xác.
Công bố kết quả kiểm tra chất lượng để phụ huynh nắm bắt và tạo cạnh tranh chất lượng giữa các cơ sở MN.
Vệc công khai kết quả kiểm tra của cơ quan quản lý giáo dục về chất lượng của các đơn vị mầm non sẽ làm giảm sự bất cân xứng thông tin giữa phụ huynh với cơ sở gửi trẻ, giúp các phụ huynh an tâm hơn khi chọn trường cho trẻ. Giảm bất cân xứng thông tin bằng kết quả kiểm tra công bằng và cơng khai cũng giúp các trường có động cơ cải tiến để đảm bảo và nâng cao chất lượng.
Thúc đẩy hình thành và tăng đầu tư khối nhà trẻ, đồng thời phối hợp cùng doanh nghiệp thực hiện các chính sách hỗ trợ trong thời gian nghỉ hộ sản.
Hiện nay, chế độ nghỉ thai sản 6 tháng hiện tại của Việt Nam chỉ dành cho những bà mẹ có tham gia bảo hiểm xã hội trước đó, những đối tượng làm các cơng việc tự do và không ký hợp đồng lao động dài hạn thì khơng được hưởng chế độ này. Mất thu nhập trong thời gian hộ sản và sau hộ sản cũng như lo sợ mất việc sau sinh là động cơ để họ sớm tham gia vào thị trường lao động. Thành phố có thể gia tăng cơ hội chăm sóc trẻ nhũ nhi cho người nhập cư bằng các chính sách khuyến khích tham gia bảo hiểm xã hội tại nơi làm việc và tự nguyện, cũng như những quy định ràng buộc các chủ sử dụng lao động để giúp các phụ nữ nhập cư sau sinh có thể an tâm nghỉ hộ sản.
Bên cạnh đó, chính quyền thành phố cũng xem xét việc tăng đầu tư vào cung cấp chăm sóc trẻ từ 0 – 2 tuổi12
và có chính sách khuyến khích các cơ sở MN nhận trẻ ở độ tuổi sớm hơn, đặc biệt từ độ tuổi trẻ biết đi (trung bình khoảng 12 tháng tuổi), đồng thời thúc
12 Ở Việt Nam, tại các khu vực nông thôn, hầu hết các trẻ nhỏ trong độ 0 – 3 tuổi được gửi ở các nhà trẻ công, tuy vậy tại thành phố, các nhà trẻ cơng lập lại rất ít (UNESO, 2007).
-35-
đẩy hơn nữa việc thành lập các nhà trẻ cho con em công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất để giải tỏa áp lực về nhu cầu gửi trẻ.
Tăng cường hiểu biết về CSGDMN cho cha mẹ trẻ.
Nhận thức không đúng hay khơng đầy đủ của cha mẹ trẻ về vai trị của CSGNMN
là rào cản lớn để trẻ nhận được những chăm sóc và kích thích tốt tại gia đình cũng như tiếp cận với MN chất lượng tốt. Vì vậy, phịng giáo dục MN quận nên phối hợp ban công tác xã hội của phường thực hiện giáo dục bằng các tài liệu tuyên truyền, phổ biến kiến thức nuôi con và tác dụng của CSGDMN thông qua chủ nhà trọ đến hộ gia đình, hay những buổi sinh hoạt cơng đồn tại nhà máy, xí nghiệp nơi cha mẹ trẻ làm việc có thể giúp các phụ huynh tăng thêm hiểu biết để chăm sóc con mình tốt hơn và cân nhắc nhiều hơn khi lựa chọn nơi gửi trẻ.
Công bằng cơ hội cho trẻ nhập cư tiếp cận hệ thống MN công lập.
Việc cho phép trẻ tạm trú diện KT3 học mầm non cơng lập là một chính sách tốt, tuy vậy, vướng mắc nằm ở việc họ không thể đăng ký được KT3. Thành phố nên xem xét một chính sách chỉ phân biệt trẻ thường trú và tạm trú mà không cần đến KT3, để gia tăng cơ hội cho các trẻ gia đình đình nhập cư tiếp cận MN công lập.
Tăng cường chun mơn, khơi dậy lịng nhiệt tình, u trẻ và gắn bó với nghề của giáo viên MN bằng những chính sách lao động – tiền lương thích hợp.
Phịng giáo dục nên thường xuyên cập nhật những kiến thức mới và phổ biến xuống các cơ sở MN, yêu cầu các giáo viên tham gia các đợt đào tạo bổ sung kiến thức và bồi dưỡng lòng yêu trẻ, thực hiện những đợt kiểm tra chuyên môn và cấp chứng nhận định kỳ cho các giáo viên cũng là một biện pháp giúp các giáo viên có động cơ nâng cao chuyên mơn. Đồng thời, thành phố cũng cần có những quy định riêng về chính sách lao động tiền lương đối với nhóm đối tượng này, ràng buộc các chủ cơ sở mầm non ngồi cơng lập thực hiện đầy đủ các quy định lao động tiền lương cho giáo viên. Sự an tồn cơng việc sẽ giúp các giáo viên an tâm để chuyên tâm với cơng việc và gắn bó với nghề hơn.
-36-
Việc tham gia vào chăm sóc và giáo dục mầm non phải được xem là một quyền cơ bản của trẻ.
Mặc dù đã ký công ước về quyền trẻ em của Liên Hợp Quốc, trong đó có bao gồm quyền được học tập, nhà nước nên xem xét đưa việc đưa quyền được học mầm non như là một quyền của trẻ và ban hành những quy định cụ thể để đưa GDMN trở thành mối ưu tiên tiếp cận cho tất cả các trẻ em, đặc biệt là trẻ em thiệt thòi.
4.3 Hạn chế của đề tài
Việc phỏng vấn chuyên gia không đạt được kết quả như mong đợi do hầu hết các chuyên gia lảng tránh hoặc trả lời chiếu lệ khi đưa ra quan điểm cá nhân cho một vấn đề chung. Điều này làm cho bài viết này thiếu đi góc nhìn của các nhà quản lý, các nhân vật hữu quan trong lĩnh vực CSGDMN đối với vấn đề và vì thế mà vấn đề chưa được phản ánh đầy đủ.
-37-
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT “Điều lệ trường MN”.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Thông tư số 07/2011/TT-BGDĐT “Ban hành Quy
định về Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường MN”.
3. Chính phủ (2011), Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg “Quy định một số chính sách phát triển CSGDMN giai đoạn 2011-2015”.
4. Chính phủ (2010), Quyết định 239/2010/QĐ-TTg “Phê duyệt đề án phổ cập CSGDMN cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2010 – 2015”.
5. Ngô Thị Kim Dung (2011), “Tham gia hoạt động kinh tế của người nhập cư tại TpHCM”, Tạp chí Xã hội học, (Số 4/2011), tr. 80 – 87.Vũ Hoàng Ngân (2006),
“Khó khăn của người nhập cư đến Hà Nội và TpHCM”, Tạp chí Kinh tế và Phát
triển, (Số 103/2006), tr. 35 – 36.
6. Vũ Hoàng Ngân (2006), “Việc làm và thu nhập của người nhập cư ở Hà Nội và TpHCM”, Tạp chí Lao động và Xã hội, (Số 299/2006), tr. 29 – 30.
7. Lê Văn Thành (2006), “Di dân và vấn đề đăng ký hộ khẩu tại TpHCM”, Tổng cục
dân số - Kế hoạch hóa gia đình, (Mục số 3 – 2006).
8. Nguyễn Thị Thiềng và Vũ Hồng Ngân (2006), “Khó khăn của người nhập cư đến
Hà Nội và TpHCM”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, (Số 103/2006), tr. 35-36. 9. Ngân hàng thế giới (2013), Báo cáo Phát triển Việt Nam 2014.
10. Phòng thống kê (2012), Niên giám thống kê quận Thủ Đức năm 2013. 11. Tổng cục thống kê (2009), Niên giám thống kê Việt Nam năm 2008. 12. Tổng cục thống kê (2010), Niên giám thống kê Việt Nam năm 2009. 13. Tổng cục thống kê (2013), Niên giám thống kê Việt Nam năm 2012. 14. Cục thống kê TpHCM (2013), Niên giám thống kê TpHCM năm 2012. 15. Tổng cục thống kê (2013), Điều tra mức sống hộ gia đình 2012.
16. UNESCO (2007), Báo cáo giám sát Toàn cầu về giáo dục cho mọi người: Nền tảng
vững chắc CSGDMN.
-38-
17. UNESCO (2010), Nhập cư trong nước: Cơ hội và thách thức đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội ở Việt Nam.
18. UNICEF (2010), Báo cáo phân tích tình hình trẻ em tại Việt Nam 2010.
Tiếng Anh
19. Barnett, W. Steven and Yarosz, Donald J. (2010), Why go to preschool and why does it matter?, America.
20. Baxter, Jennifer and Hand, Kelly (2013), Access to early childhood education in Australia, Australia Institute of Family Studies, Australia.
21. Jane, S. Chaw (2010), “Education – a bad pubic good”, The Independent Review,
truy cập ngày 18/04/2014 tại địa chỉ:
http://www.independent.org/publications/tir/article.asp?a=804.
22. Knowles, Jame C. (2005), Economic Analysis of Early childhood Investments in Vietnam.
23. Lero, Donna S. and partners (2003), Research on Parental Leave Policies and Children’s Development Implications for Policy Makers and Service Providers,
University of Guelph, Canada.
24. Love, John M. (1996), Are they in any real danger? What research does – and doesn’t – tell us about child care quality and children’s well-being, New York,
America.
25. Otero, Manuel Souto and McCoshan, Andrew (2005), Study on Access to
Education and Training – Tender No EAC/38/04, Lot 1, Final Report for the
European Commission.
26. Press, Frances and Hayes, Alan (2011), OECD thematic review of early childhood
education and care policy, Australia.
27. Skolverket (Swedish National Agancy for Education) (2004), Pre-school in Transition: A National Evaluation of the Swedish Pre-school, Stockholm,
Skolverket, Swedish.
28. Schweinhart, L. J. and partners (2005), Using preschool research to facilitate change, Michigan, America.
-39-
29. UNESCO (2004), Early Childhood Care and Education in South-East Asia: Working for Access, Quality and Inclusion in Thailand, the Philipines and Vietnam.
30. Waldfogel, Jane (2003), “International Policies toward Parental Leave”, The Future
of Children, Vol. 1, (No. 1), pp. 99-111.
-40-
PHỤ LỤC
Phụ lục 1 Người nhập cư và hệ thống quản lý hộ khẩu tại TpHCM
Việt Nam là một trong số ít những nước vẫn sử dụng hộ khẩu để kiểm soát và giám sát các thay đổi trong hoạt động cư trú của người dân. Hệ thống phân loại này chia tình trạng cư trú của người dân thành những loại khác nhau mà mỗi loại gắn với các quyền và nghĩa vụ khác nhau. Trước năm 2007, việc quản lý dân cư dựa trên hệ thống hộ khẩu với 4 loại gồm KT1, KT2, KT3, KT41. Để tiếp cận được tồn diện các dịch vụ của chính phủ tại nơi đang sinh sống, người dân cần phải được đăng ký diện thường trú KT1, nếu không họ sẽ phải trả tiền cho các dịch vụ đó hoặc khơng được thụ hưởng các dịch vụ này (Priya, 2006, trích trong Báo cáo Liên Hợp Quốc, 2010). Sau 2007, luật cư trú mới đã có hiệu lực thì việc phân loại này bỏ đi, chỉ cịn phân biệt giữa người thường trú và người tạm trú. Tuy vậy, hiện tại TpHCM vẫn tiếp tục sử dụng hệ thống đăng ký KT1-KT4, và hệ thống này tạo ra một mơi trường sống khó khăn và bất lợi đối với nhóm người nhập cư vốn đã dễ bị tổn thương, khiến họ phải tiếp cận dịch vụ do tư nhân cung cấp với chi phí cao và điều này càng làm gia tăng sự bất bình đẳng (Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, 2010).
Kết quả thống kê từ cuộc tổng điều tra nhập cư năm 2004 cho thấy có đến 85,6% người nhập cư đến TpHCM thuộc diện KT4. Những nguyên nhân cơ bản nhất mà người nhập cư đến thành phố chưa tiến hành đăng ký hộ khẩu vì họ khơng thuộc diện được đăng ký, vì thấy khơng cần thiết phải đăng ký và thủ tục phức tạp hay không biết đăng ký bằng cách nào (Nguyễn Thị Thiềng và Vũ Hoàng Ngân, 2006). Việc không được đăng ký hộ khẩu thường trú tại nơi đến, nhất là tại các thành phố đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người nhập cư, gây nên các trở ngại đối với họ trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ cơ bản của cơng dân. Các khó khăn họ phải đối diện chủ yếu là việc tiếp cận các dịch vụ do nhà nước cung cấp và các thủ tục hành chính vì những dịch vụ này gắn liền với hệ thống hộ khẩu. Trong đó có 12.55% người nhập cư trong nhóm tuổi 25 đến 40 tại TpHCM gặp khó khăn về việc học hành cho con (Nguyễn Thị Thiềng và Vũ Hoàng Ngân, 2006). Hiện tại, theo quy định về quyền tiếp cận CSGDMN đối với các loại tình trạng cư trú khác nhau, các trẻ diện KT3 và KT4 chỉ được tiếp nhận vào trường công lập nếu các trường này vẫn còn chỗ (sau khi đã tiếp nhận hết các nhu cầu của diện KT1 và KT2).
-41-
Phụ lục 2 Chính sách giáo dục hịa nhập cho trẻ khuyết tật và tổn thương tinh thần.
Rất nhiều những trẻ sinh ra không may mắn phải mang những khuyết tật, hay cuộc sống vội vã khiến cha mẹ trẻ ít quan tâm con cái, cùng sự kích thích khơng thích hợp, có thể dẫn đến những tổn thương tinh thần cho trẻ. Trong những năm gần đây, các trẻ mắc các chứng bệnh như tự kỷ, rối loạn hành vi tăng lên rất nhanh tại các đô thị mà phần nhiều do các phụ huynh khơng có đủ thời gian và sự chăm sóc con cái hợp lý.
Ngành giáo dục mầm non có chính sách hỗ trợ cho các trẻ bị các tổn thương tinh thần và thể chất. Tất cả các trường mầm non cơng lập đều phải nhận chăm sóc các trẻ mắc các tổn thương ở mức độ theo quy định và thực hiện giáo dục hịa nhập. Mức chi phí cho các trẻ này hồn tồn giống như những trẻ em bình thường khác. Báo cáo sơ kết và báo cáo tổng kết hàng năm đều có phần báo cáo về kết quả chăm sóc và giáo dục hịa nhập cho trẻ khuyết tật và tổn thương tâm thần.
Tuy vậy, các trường mầm non ngồi cơng lập hồn tồn khơng phải chịu quy định này. Tự chủ hồn tồn chi phí, các cơ sở có thể phân biệt trẻ, và địi hỏi mức học phí tương thích với mức độ chăm sóc họ cung ứng. Thêm vào đó, giáo dục hịa nhập đòi hỏi giáo viên phải có chun mơn chăm sóc và dạy dỗ, cũng trở thành một “gánh nặng” cho trường. Vì vậy, các cơ sở tư thục thường không mặn mà với việc tiếp nhận các trẻ cần giáo dục hòa nhập.
Ghi nhận từ khảo sát:
Chị Trịnh Thị Hiên năm nay 35 tuổi, quê ở Thanh Hóa, vào Sài Gịn sinh sống từ năm 2005, lập gia